Công nghệ IMAX

Thảo luận trong 'Máy chiếu' bắt đầu bởi Son Kevin, 17/6/15.

Lượt xem: 4,307

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    Nếu bạn từng đến một rạp chiếu IMAX hay xem một bộ phim IMAX thì bạn có thể biết được IMAX là một trải nghiệm hoàn toán khác với những gì bạn được xem một rạp chiếu phim thông thường. IMAX hoàn toàn khác biệt và là duy nhất.

    [​IMG]

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cả công nghệ và quá trình tạo nên IMAX. Công nghệ ở đây là các rạp chiếu và máy chiếu, còn quá trình chính là các bước mà một công ty sản xuất phim tạo nên một bộ phim IMAX. Chúng tôi sẽ phỏng vấn Micheal Lewis để tìm hiểu thêm về những thử thách khó khăn mà các nhà làm phim gặp phải khi sản xuất những siêu phẩm tuyệt vời. Micheal Lewis là nhà đồng sản xuất phim IMAX "T-REX: Back to the Cretaceous” và là nhà sản xuất cũng như tài trợ cho phim "Siegfried and Roy: The Magic Box” – đây là 2 trong số những bộ phim phổ biến nhất dùng công nghệ IMAX

    Trải nghiệm IMAX

    Ngay khi bước chân vào rạp IMAX, sự khác biệt rõ ràng nhất so với các rạp thông thường chính là: một màn hình khổng lồ. Có 2 loại rạp chiếu phim IMAX:

    [​IMG]
    - Rạp IMAX: là loại rạp chiếu IMAX thông thường, gồm 1 màn hình chiếu lớn hình chữ nhật. Màn hình của rạp IMAX thường cao 16m và rộng 22m hoặc có thể lớn hơn. Màn hình IMAX lớn nhất cao đến 30m. Thử tưởng tượng bạn đứng gần một toàn chung cư 8 tầng và nó còn rộng hơn thế nữa. Đó chính là màn hình chiếu khổng lồ của IMAX, lớn hơn rất nhiều lần so với màn hình của rạp phim thông thường


    [​IMG]

    [​IMG]
    - Rạp IMAX mái vòm (IMAX dome): Rạp IMAX mái vòm gồm 1 màn hình hình bán cầu bao quanh toàn bộ rạp. Mái vòm có đường kính lên tới 30m.

    Dù bạn xem phim ở rạp IMAX thông thường hay mái vòm thì hiệu ứng của phim cũng rất tuyệt vời. Màn hình đủ lớn để bao quát hết tầm nhìn chính vì vậy ban có thể thể đắm chìm trong không khí của một bộ phim (không gì có thể làm ảnh hưởng đến bạn ngoài bộ phim) và nó còn mang đến cảm giác chuyển động thực sự. Trên thực tế, cảm giác chuyển động còn khiến một số người mệt mỏi hay ốm.

    Để chiếu được những thước phim trên màn hình lớn như vậy, những bộ phim IMAX được quay và in trên một tấm phim lớn và đặc biệt.

    Hầu hết các bộ phim mà bạn xem ở 1 rạp chiếu thông thường có định dạng 35mm, gần như là hình vuông. Nhưng màn hình phim chiếu rạp không phải hình vuông vì bề dọc sẽ dài hơn. Vì vậy mà hình ảnh phải được nén trong khung phim 35mm và được phóng to lên màn hình nhờ máy chiếu.


    [​IMG]

    Một vài rạp phim thường dùng định dạng 70mm. Định dạng này mang đến độ phân giải gần như gấp đôi và khung phim chính là bề rộng của màn hình nên không cần phải nén.

    Phim IMAX thì được làm dưới định dạng khác: 15/70. Mỗi khung phim cao 70mm và rộng 15 lỗ. Nói cách khác, kích cỡ phim to hơn khoảng 10 lần so với phim 35mm. Kích cỡ lớn làm cho những bộ phim IMAX trông rõ nét hơn dù được chiếu trên màn hình lớn.

    Máy chiếu cho tấm phim 15/70 của IMAX cũng rất đặc biệt. Cơ chế cơ bản của máy chiếu 35mm là:

    - Tấm phim được đặt từ trên đầu máy chiếu

    - Các tấm phim sẽ được sắp xếp và giữ bởi một bánh răng để đưa ra trước đèn

    - Lá chắn sáng mở ra để đèn chiếu qua các tấm phim và ống kính rồi chiếu lên màn hình chỉ trong một phần nhỏ của một giây

    Đối với máy chiếu của IMAX, thì các tấm phim quá nặng và to nên không thể dùng răng cưa để giữ và di chuyển trước ống kính. Vì vậy, máy chiếu IMAX được tạo ra hoàn toàn khác với máy chiếu thông thường.

    - Các tấm phim di chuyển theo chiều chiều ngang thay vì chiều dọc

    - Một hệ thống máy hút chân không hút từng hình ảnh vào một tấm kính ở trước ống kính để hình ảnh được định hình chính xác trước ống kính.

    - Lá chắn sắng mở ra lâu hơn so với máy chiếu thông thường để lấy nhiều ánh sáng hơn. Bóng đèn của máy chiếu có công suất 15000W với máy làm mát đèn xenon.

    Với các công nghệ tiên tiến nói trên thì máy chiếu IMAX phải nặng hơn 2 tấn tương đương với một ô tô con. Đó là những công cụ cần thiết để tạo ra được một hình ảnh sáng nét như vậy trên một màn hình lớn.

    Những kiến tạo IMAX

    Từ khi được ra đời, IMAX đã mở ra một trang mới mang đến những trải nghiệm phim thực tế nhất. Những sáng kiến mới được đưa ra khi lựa chọn rạp IMAX bao gồm:

    - Công nghệ mái vòm: cho phép hình ảnh bao quanh tầm nhìn

    - Công nghệ 3D: IMAX sử dụng cả kính phân cực và cộng nghệ chắn sắng LCD để mang đến các bộ phim 3D sống động

    - 48 khung mỗi giây: gấp đôi khung hình tiêu chuẩn và gia tăng đáng kể chi tiết hình ảnh

    -Hệ thống âm thanh tiên tiến: các rạp IMAX thường dùng hệ thống âm thanh 6 kênh, ở một vài rạp bạn cũng có thể đeo tai nghe với 2 kênh âm thanh đặc biệt cho từng người xem.

    - Digital Remastering: IMAX DMR chuyển đổi định dạng 35mm sang định dạng kỹ thuật số với độ phân giải cao, tách những yếu tố quan trọng trong ảnh để làm hình ảnh gốc rõ nét hơn.

    Bằng việc kết hợp các tính năng tiên tiến trên, rạp IMAX sẽ mang đến những trải nghiệm phim thực tế nhất, sống động nhất.

    Quá trình làm một bộ phim IMAX

    Xem một bộ phim IMAX là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng quá trình làm ra một bộ phim IMAX còn tuyệt vời hơn thế. Vì nhiều lý do mà sản xuất một bộ phim IMAX phức tạp hơn bộ phim thông thường rất nhiều. Để hiểu thêm về quá trình làm phim, chúng tôi đã có buổi nói chuyện với ông Michael Lewis thuộc hãng phim L-Squared Entertainment, ông là nhà đồng sản xuất phim T-REX và Siegfried and Roy, 2 phim nổi tiếng của dòng IMAX 3D.

    [​IMG]
    T-REX

    Từ khâu sản xuất thì 2 bộ phim đã thật sự rất thú vị. Không chỉ được quay với khung phim 15/70 của IMAX mà chúng còn được quay theo định dạng 3D và sử dụng hiệu ứng đặc biệt do máy tính tạo ra.

    Vì kích cỡ màn hình cũng như những chi tiết đặc biệt trên hình ảnh phim IMAX, chất lượng hiệu ứng đặc biệt trên máy tính cũng phải được tạo ra cho phù hợp với màn hình IMAX. Ví dụ như con khủng long trong T-REX có độ chi tiết gấp 5 lần so với những con khủng long trong phim Công viên kỷ Jura. Có nghĩa là cần có máy tính có sức mạnh lớn hơn 5 lần để tạo ra 1 hình ảnh T-REX và bộ lưu trữ cũng phải lớn hơn 5 lần.

    Theo Lewis, thử thách khó khăn nhất khi làm bất kỳ một bộ phim IMAX nào chính là kích thước phim. Có 3 điều về kích thước hình ảnh mà một đạo diễn cần lưu ý đó là:

    [​IMG]
    - Chiếc máy quay rất lơn. Nó thường nặng 109kg vì vậy cần điểm tựa và dây treo để chuyển động xung quanh. Một máy quay phim thông thường chỉ năng khoảng 18kg

    - Kích thước của cuộn phim khiến nó chỉ quay được 3 phút và mất 20 phút để nạp lại

    - Độ chi tiết phi thường: có nghĩa là mỗi cảnh quay phải hoàn hảo và từng hình ảnh phải thật lung linh. Khàn giả có thể thấy từng khiếm khuyết, chỉ một hình ảnh mờ có thể làm hỏng cả một siêu phẩm IMAX.

    Theo Lewis: “Chi phí và độ phức tạp trong từng phân đoạn sản xuất IMAX là rất lớn”. Ông cho biết thêm “Trên thế giới chỉ có 2 chiếc máy quay IMAX 3D, vì vậy gặp sự cố, chi phí sản xuất phải trả mỗi ngày có thể lên tới 100.000USD”

    Đối với phim thông thường, cần 10 ngày để chuẩn bị. Còn với IMAX, Lewis cho biết “Mất 3-4 ngày để chuyển máy quay”. Máy quay phim này cũng rất ồn ào giống như tiếng của một chiếc máy cưa đang chạy. Cả diễn viên và nhân viên đều bị tiếng ồn làm phiền. Trong phim Siegfried and Roy, một số động vật đã phản ứng lại tiếng ồn. Tiếng động phải chuyển sang làm ở phần hậu kỳ do tiếng ồn của máy quay trên trường quay.

    Kích thước và độ nét của màn hình trên mỗi khung phim phải thật hoàn hảo. Theo Lewis “Đối với loại phim thường, các nhà làm phim có thể sử dụng nhiều mánh khóe cho các hiệu ứng hình ảnh như mưa và bóng tối, còn với IMAX thì khán giả có thể thấy tất cả, tất cả đều là những hình ảnh thật. Có hơn 100 hình ảnh IMAX trong viện bảo tàng, vì mọi thứ phải càng rõ ràng càng tốt. 1 con khủng long có thể bị lệch mũi hay răng chính vì vậy mà khi xuất hiện có thể thấy được điều gì không hợp lý”

    Những thách thức về phần kỹ thuật khiến một bộ phim IMAX với độ dài 40-50 phút tốn nhiều thời gian và chi phí hơn so với phim thường. Ví dụ như phim T-REX mất 5 tháng để nghiên cứu các phương án quay, 40 ngày để quay và 12-13 tháng để làm phần hậu kỳ. Hiệu ứng hình ảnh cho các con khủng long tốn khoảng 4 terabytes để lưu trữ.

    Chi phí sản xuất thông thường cho 1 bộ phim IMAX là khoảng 3-8 triệu USD cho định dạng 2D, 8-15 triệu USD cho định dạng 3D, với chèn hiệu ứng hình ảnh cho phim 3D. Các phim có thể được tài trợ bởi IMAX hoặc các hãng phim như L-Squared Entertainment.

    Dù gặp nhiều thách thức trong quá trình quay phim song IMAX vẫn là dòng phim hấp dẫn đối với các nhà làm phim. Với sự gia tăng của các rạp chiếu IMAX trên thế giới cũng như nhu cầu trải nghiệm IMAX của khán giả, có khả năng hàng loạt phim mới dưới định dạng IMAX sẽ được phát hành trong những năm tới.
    @hinh.vn​