10 bộ phim hay nhất về chiến tranh Việt Nam

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Son Kevin, 14/8/15.

Lượt xem: 49,511

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]

    Với bộ phim đình đám thắng giải Oscar - The Deer Hunter của Michael Cimino tại các rạp chiếu bóng tại Anh Quốc, chúng ta sẽ điểm qua 10 trong số các bộ phim hay nhất về chiến tranh Việt Nam.
    Cùng với bộ phim Coming Home của Hal Ashby ra mắt cùng năm, bộ phim lớn về đề tài chiến tranh Việt Nam – The Deer Hunter của Michael Cimino ra rạp năm 1978 đã đánh dấu nỗ lực nghiêm túc đầu tiên của một công ty làm phim Hollywood khai thác những hậu quả dai dẳng từ góc nhìn của một cựu chiến binh sống sót. Cả hai bộ phim đều thể hiện tinh thần chống chiến tranh một cách rõ ràng, phản ánh sự đồng lòng ngày càng lớn mạnh tại Hoa Kỳ khi sự tham gia của quốc gia này vào Việt Nam bị xem là không chính đáng.

    Cả hai bộ phim đều là các bộ phim hit về cả tính phê phán và tính thương mại, phân tranh quyết liệt tại giải Oscar 1979, và cùng nhau mang về những giải thưởng ở các hạng mục lớn: The Deer Hunter mang về 5 giải Oscar, bao gồm giải thưởng cho bộ phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất, trong khi Coming Home được công nhận về kịch bản phim và diễn xuất hay nhất của Jon Voight và Jane Fonda.

    Đến thập niên sau, các nhà làm phim Hoa Kỳ đều tập trung khai thác cuộc chiến tranh và những hậu quả của nó, với sự ra đời của những bộ phim như Apocalypse Now (1979) đầy tham vọng của Francis Ford Coppola đến bộ phim hài nổi tiếng Good Morning, Vietnam (1987) của Barry Levinson. Cuộc chiến như là nguồn cảm hứng cho những bộ phim không mấy giá trị, từ những thằng hề hiếu chiến của Rambo đến bộ phim kinh dị rác rưởi House (1986). Và, dĩ nhiên, cuộc chiến 19 năm cũng đã cung cấp nhiều tư liệu cho những nhà làm phim tài liệu, gồm những tác phẩm tiên phong của những nhà làm phim đình đám như Errol Morris và Werner Herzog.

    Dưới đây là 10 bộ phim tuyệt vời về chiến tranh Việt Nam đáng được nêu danh cùng với bộ phim The Deer Hunter. Trong danh sách này không bao gồm những bộ phim của Việt Nam. Tuy những bộ phim như Bao giờ cho đến tháng 10 (1948) của Đặng Nhật Minh và Con thú tật nguyền (tựa đề tiếng Anh và Pháp Karma) của Hồ Quang Minh đã được công chiếu trên thế giới và được đón nhận rộng rãi, cung cấp cái nhìn đáng giá về cuộc chiến từ quan điểm của người Việt Nam, nhưng cả hai bộ phim đều không được chuyển ra DVD tại Anh quốc.

    1. Deathdream (cũng được biết đến với cái tên Dead of Night, 1972)
    Đạo diễn Bob Clark

    [​IMG]
    Dead of Night/Deathdream (1972)
    Bộ phim gây sốt vớ vẩn này là một cách suy ngẫm vô cùng sáng tạo về hội chứng trầm cảm sau chấn thương do cuộc chiến gây ra và được nhìn nhận trong những năm sau đó. Lấy cảm hứng từ câu chuyện ngắn “The Monkey’s Paw” của W.W.Jacobs năm 1902, bộ phim phác họa một gia đình trong thị trấn nhỏ đang phải vật lộn vì những hành động bất thường của đứa con trai là một binh sĩ Andy (Richard Backus), người trở về từ Việt Nam không lâu sau khi bị tuyên bố mất tích khi thi hành nhiệm vụ và bị cho là đã tử trận. Andy sớm lộ ra rằng anh không đơn thuần chỉ là chán ghét chiến tranh – thực tế thì anh chỉ có thể giữ hình hài con người của mình bằng cách ăn thịt và uống máu người.

    Có thể Deathdream có vẻ giả tạo và lộn xộn bởi các tình tiết khó hiểu và vô lý, nhưng ngày nay nó lại trở thành một lời tiên tri chuẩn xác. Bộ phim được hoàn thành 5 năm trước khi vấn đề những cựu binh Hoa Kỳ hòa nhập lại vào cộng đồng được thể hiện trực tiếp hơn trong The Deer Hunter và Coming Home. Phương thức sáng tạo mà đạo diễn Bob Clark sử dụng đề tài thần thoại ma cà rồng cũng thể hiện trước tác phẩm lớn Martin (1976) của George A.Romero.


    2. Hearts and Minds (1974)
    Đạo diễn Peter Davis


    [​IMG]
    Hearts and Minds (1974)
    Bộ phim tài liệu thắng giải Oscar của Peter Davis là một lời biện hộ đau đớn nhưng vô cùng hợp lý cho việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, bộ phim hoàn thành và được công chiếu không lâu trước khi Sài Gòn sụp đổ vào năm 1975. Lúc ấy, bộ phim bị nhận vài lời chỉ trích vì cái nhìn phiến diện một chiều, nhưng sau này người ta nhận ra cách tiếp cận như thế là hợp lý, vì bộ phim mang một thông điệp lớn và thể hiện được tính chất nghiêm trọng của vấn đề lúc bấy giờ. Michael Moore đã khẳng định rằng đây là bộ phim có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp của ông, và sự tương quan giữa bộ phim này với bộ phim luận thuyết chống-Bush Fahrenheit 9/11 (2004) là vô cùng lớn.

    Tuy rằng có thể kỹ thuật của Davis đôi khi làm lu mờ đi sức mạnh lý lẽ của ông, nhưng nhìn chung mọi người sẽ hiểu những điều ông muốn nói thông qua chính những thước phim của ông. Trong cảnh quay cựu Đại tướng William Westmoreland liều lĩnh khẳng định rằng “người phương Đông không coi trọng tính mạng con người như người phương Tây” vừa mang tính giải trí cao, lại vừa khiến người xem ớn lạnh. Trong khi đó, các cảnh quay về những nông trại gia đình bị tàn phá, những đứa bé Việt Nam sợ hãi vì bom đạn khiến người ta khó mà hình dung được làm sao một người có thể cự tuyệt một nhà làm phim như thế.

    3. Coming Home (1978)
    Đạo diễn Hal Ashby


    [​IMG]
    Coming Home (1978)
    Rất dễ để cười khinh câu chuyện cường điệu, đôi lúc nghiêm túc của một phụ nữ (sự hoạt động gây tranh cãi của Jane Fonda khiến cô trở thành nhân vật cánh hữu bị căm ghét trong suốt cuộc chiến) đang bị giằng xé giữa lòng trung thành với người chồng đại tá bảo thủ (Bruce Dern) và tình yêu đang lớn dần cho một binh sĩ bị liệt hai chân Việt Nam (Jon Voight). Dù tính chất tuyên truyền chống chiến tranh mạnh mẽ bị chỉ trích kịch liệt tại nước nhà với những lời độc thoại đôi khi quá mức cần thiết và việc sử dụng quá đà yếu tố pop những năm 60, nhưng bộ phim cũng có nhiều điểm đáng học hỏi.

    Thủ pháp thường thấy của Ashby về “cuộc gặp gỡ thú vị” cũng tinh quái và ranh mãnh như trong bộ phim hài kịch đen trắng trước đây của ông – Harold and Maude (1971): Luke (Voight) bị bó trên băng ca làm ầm ĩ trên đường xuống hành lang bệnh viện, mắng nhiếc vì không được các nhân viên tại đây đối xử công bằng. Anh ta đâm thẳng vào Sally (Fonda) và khiến túi nước tiểu của anh văng ra, tóe lên khắp bộ đồ mới tinh của cô. Tình huống này như là một phép ẩn dụ một cách mới lạ cho những cảm xúc cặp đôi này sẽ dành cho nhau trong tương lai. Thậm chí đến ngày nay, cảnh sex trần trụi của cặp đôi vẫn có vẻ mãnh liệt, cảnh phim tập trung hoàn toàn vào những khó khăn của Luke khi phải ngồi xe lăn, và lần khoái lạc đầu tiên của Sally. Phong cách đạo diễn kín đáo và ung dung của Ashby đem đến cho câu chuyện nhiều khoảng lắng, nhờ đó tình tiết được phát triển một cách chậm rãi đến cao trào của dục vọng và sự lên đỉnh thèm khát bấy lâu.

    4. Apocalypse Now (1979)
    Đạo diễn Francis Ford Coppola


    [​IMG]
    Apocalypse Now (1979)
    “Tôi không làm phim về Việt Nam. Đó chính là Việt Nam…Chúng tôi đã ở trong rừng và đội ngũ chúng tôi rất đông đảo, với nguồn kinh phí quá lớn, quá nhiều thiết bị, dần dần chúng tôi muốn phát điên lên”.

    Bản tóm tắt về quá trình làm phim Apocalypse Now của Francis Ford Coppola được công bố với báo giới tại Liên hoan phim Cannes 1979 không lâu sau buổi chiếu thử đầu tiên đã được đi vào lịch sử điện ảnh, cũng như chính bộ phim của ông. Sự tái hiện một cách phóng túng tiểu thuyết Heart of Darkness của Joseph Conrad này như là một trong những thành tựu vĩ đại cuối cùng của thời đại “những nhà làm phim trẻ với tư tưởng đột phá”, một thời đại quá ngắn ngủi mà những bộ phim điện ảnh người lớn với kinh phí khủng cũng xuất hiện ở Hollywood nhiều như các bộ phim franchise dành cho trẻ em vậy.

    Apocalypse Now được sản xuất bởi chính studio của Coppola, American Zoetrope, nên nhà làm phim được hoàn toàn tự do sáng tạo và tự do tài chính. Sự tự do hoàn toàn được minh chứng ở việc Coppola cho phép gã béo Marlon Brando không diễn theo kịch bản và cải tiến thành vai gã sắp tâm thần Colonel Kurtz, trong khi nhóm sản xuất phải chao đảo vì thuốc và những lộn xộn vì sự say sưa túy lúy và kinh phí đã tăng lên đến gấp 3 lần con số của Star War (1977). Sản phẩm sau cùng đáng lẽ phải là một mớ hỗn độn về đam mê lạc thú. Thế nhưng bộ phim lại là một thông điệp rõ ràng và hùng hồn về sự điên rồ của chiến tranh, đồng thời là một trong những bộ phim điên rồ nhất từng được sản xuất tại Hollywood.

    5. Platoon (1986)
    Đạo diễn Oliver Stone


    [​IMG]
    Platoon (1986)
    Bộ phim đầu tiên trong tác phẩm bộ ba của Oliver Stone về chủ đề chiến tranh, tái hiện gần với trải nghiệm thực của một binh sĩ của chính ông vẫn là bộ phim có sức thuyết phục lớn và sức ảnh hưởng đến khán giả lớn nhất. Trong khi cái nhìn về Việt Nam được thể hiện trong Apocalypse Now như một cơn ác mộng, thì Coppola không ngần ngại cho chúng ta đắm chìm trong sự say sưa trác táng – những dựng cảnh xuất sắc của bộ phim, những nhân vật huênh hoang trác táng, và điệu nhạc rock nền chói tai góp phần khiến hành trình khám phá mặt trái của chúng ta trở nên khá thú vị. Nhưng Platoon thì không như thế. Từ giây phút chàng lính mới Chris Taylor (Charlie Sheen) bắt đầu lên đường thi hành nhiệm vụ, điều anh phải đối mặt không phải là sự buồn chán, mà là hậu quả của những khó khăn dồn dập mỗi ngày – cái nóng của vùng khí hậu nhiệt đới, mất nước, lũ muỗi, lũ kiến lớn luôn bò lên khắp người anh. Khi anh viết thư cho bà để nói rằng Việt Nam chẳng khác nào địa ngục, anh không hề nói quá.

    Trong khi hầu hết các bộ phim viễn tưởng trong danh sách này luôn cố gắng lột tả hình ảnh quân đội Hoa Kỳ như là nạn nhân của cuộc chiến thì Stone không muốn thể hiện điều ấy cho khán giả của mình. Trong một cảnh phim khủng khiếp lấy cảm hứng từ cuộc hảm sát thôn Mỹ Lai, chúng ta thấy một lính Mỹ trẻ dùng dùi cui đánh chết một người đàn ông khuyết tật Việt Nam, trong khi một tên khác ôm bé gái và dí súng vào đầu nó trước mặt mẹ nó, và những tên còn lại trốn trong rừng và hãm hiếp một phụ nữ trẻ. Động lực để làm bộ phim Platoon của đạo diễn một phần để phản đối việc khắc họa hình ảnh quân đội Hoa Kỳ quá đà trong bộ phim The Green Berets (1968) của John Wayne. Ít nhất về mặt này, bộ phim là một thành công vang dội.

    6. Full Metal Jacket (1987)
    Đạo diễn Stanley Kubrick


    [​IMG]
    Full Metal Jacket (1987)
    Trong tất cả các bộ phim nổi bật về đề tài chiến tranh, phim của Stanley Kubrick vẫn luôn khó hiểu nhất xét trên nhiều khía cạnh. Cũng như hầu hết các tác phẩm khác, bộ phim vào buổi đầu ra mắt được chào đón bằng không ít những bình luận trái chiều: Pauline Kael nhận xét: “đây có lẽ là bộ phim tệ nhất của ông”, còn Roger Ebert phản bác bộ phim, ông coi đó là “một bộ phim kì dị của một gã luôn làm phim để chịu công kích dữ dội.” Nhưng đây cũng là chuyện bình thường đối với Kubrick, những lời phê bình rồi cũng lắng xuống theo thời gian, phim của ông giờ đâyđược công nhận như một dòng nhạc đầy lôi cuốn giữa những bài ca “chiến tranh tàn khốc” quen thuộc.

    Điều khiến những nhà phê bình đưa ra những bình luận trái chiều như trên chính là bố cục bất thường của bộ phim. Những cảnh quay giả tạo của bộ phim càng được nhấn mạnh bởi một sự thật là phim hoàn toàn được quay ở phía Đông London; nhưng thật tế, đây lại là điểm mạnh nhất của bộ phim. Cảnh một nhóm tân binh bị hành hạ tại trại của Gunnery Sergeant Hartman (R. Lee Ermey thủ vai) được đánh giá cao và cho đến ngày nay vẫn được xem như một hình ảnh hài hước trong văn hóa quân đội. Nhưng chỉ cần xem một đoạn ngắn của cảnh phim thứ hai kì dị, chúng ra có thể thấy được sự vô ích đến thảm thiết của việc “chuẩn bị” cho một chàng trai trẻ sự tàn khốc giả tạo và sự hão huyền lầm lạc.


    7. Hamburger Hill (1987)
    Đạo diễn John Irvin


    [​IMG]
    Hamburger Hill (1987)
    Xuyên suốt bộ phim chính kịch, John Irvin tập trung hoàn toàn vào những gì một trung đội lính Mỹ phải trải qua trên con đường thực hiện nhiệm vụ gian nan khốc liệt. Vào tháng Năm năm 1969, các chỉ huy quân đội Mỹ ra lệnh chiếm cứ Đồi 937 như một kế nghi binh. Khu vực này về sau được gọi là Đồi Hamburger và chẳng còn giá trị chiến lược gì. Không lâu sau

    khi nhiệm vụ hoàn thành, khu vực này bị bỏ lại. Từ khía cạnh được dựng thành phim của cuộc chiến, chúng ta thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh bao trùm hoàn toàn bộ phim. Các nam diễn viên chính điển trai đều nhận thức sâu sắc được sự vô nghĩa của nhiệm vụ cũng như sự bất lực, không thể nghi ngờ gì trước những mệnh lệnh họ phải tuân theo. Sự vô nghĩa được thể hiện qua một tổng thể gồm sự thật là tinh thần phản đối chiến tranh đang dân lên rộng khắp ở quê nhà. Nếu họ đủ may mắn để hoàn thành nhiệm vụ rồi trở về, có vẻ họ sẽ được chào đón như những con tốt của các chính trị gia hơn là những anh hùng.

    Nhà biên kịch James Carabatsos, vốn là cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam, đã viết ra một kịch bản trữ tình với những đoạn độc thoại mãnh liệt và những lời thoại tục tĩu nhưng đậm chất thơ (“Các người có thôi phá hoại ước mơ của anh ta bằng sự hèn nhát của mình đi không?”) Trong khiấy, Irvin sử dụng nhữngcảnh kinh dị như nổ tung đầu, nát nội tạng, máu tuôn thành dòng với những hiệu ứng từ sơ sài cho đến gây sốc cực độ.


    8. Good Morning, Vietnam (1987)
    Director Barry Levinson


    [​IMG]
    Good Morning Vietnam (1987)
    Bộ phim đầy nhân văn của Barry Levinson là bộ phim lớn thứ ba (sau Full Metal Jacket và Hamburger Hill) làm về Việt Nam và được công chiếu vào 1987. Tuy vậy bộ phim này lại tỏ ra thành công nhất về mặt doanh thu. Cho đến ngày nay, bộ phim vẫn đóng vai trò như một phương tiện không gì sánh được đã đưa tài năng của Robin Williams nổi bật lên trong vai diễn người lính lái motor DJ Adrian Cronauer. Mặc dù chương trình phát thanh của Cronauer nhanh chóng gây được tiếng vang đối với quân đội Sài Gòn, thái độ ngông ngạo của Cronauer khiến anh ngay lập tức gặp rắc rối với những sĩ quan cấp cao.

    Thủ pháp Levinson dùng ở đây là giam hãm sự hài hước của William, để cho nó âm ỉ suốt hầu hết bộ phim, rồi bất chợt, để nó bùng phát.

    Ngoài giờ làm việc ở đài phát thanh, Cronauer là một người gần như trầm tính. Sau khi say đắm một cô gái Việt Nam và kết bạn với anh của cô, Cronauer buộc phải đối diện với thực

    tại tàn nhẫn của cuộc chiến. Bước tiến kịch tính này không thật trơn tru, nhưng rất ngoạn mục. Những cuộc khủng bố kinh hoàng liên tiếp nhau khoảng giữa phim tạo nên tính bất ngờ cho bộ phim. Sau cùng, bộ phim đi đến một kết thúc cảm động.


    9. Little Dieter Needs to Fly (1997)
    Đạo diễn Werner Herzog


    [​IMG]
    Little Dieter Needs to Fly (1997)
    Bộ phim tài liệu thực hiện bởi đạo diễn Werner Herzog kể về một anh lính người Đức Dieter Dengler phục vụ trong lực lượng thủy - không quân Hoa Kỳ. Máy bay của anh bị bắn hạ tại Lào vào tháng Hai năm 1966. Ngay lập tức, anh bị quân Lào Cộng bắt và nhốt tại trại tập trung. Suốt hơn sáu tháng ở đó, anh đã bị tra tấn dã man. Sau cùng, vượt qua mọi gian khổ, anh đã thoát được và một phi công thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cứu được Dieter sau 23 ngày anh lạc trong rừng.

    Bộ phim là một tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp gắn liền với sứ mệnh tìm đến “chân lý” của đạo diễn Herzog, mà chính đạo diễn đã từng thừa nhận “chân lý” ấy chỉ có thể được tìm thấy trong tưởng tượng, trong những chuyện hư cấu. Trong phim, thực tại khốc liệt liên tục trút xuống Dengler được tô điểm thêm bằng những chi tiết nghệ thuật thi vị. Cảnh phim được đạo diễn viết lời thoại là một ví dụ, ông so sánh cái chết trước mắt chắc chắn như cái cảnh yên bình của một hồ thủy sinh chứa đầy sứa. Vào năm 2006, câu chuyện lại được Herzog đưa vào bộ phim chính kịch Rescue Dawn với nhân vật Dengler do Christian Bale thủ vai.

    10. The Fog of War: Eleven Lessons from the Life of Robert S. McNamara (2003)
    Đạo diễn: Errol Morris


    [​IMG]
    Errol Morris đã khắc họa một cách sâu sắc bức chân dung của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara. Ông đem đến cho chúng ta một góc nhìn hoàn hảo để thấy được những điều trái ngược so với những gì được

    thể hiện trong phim Hearts and Minds. Phim của Davis dù tái hiện rất chân thật cái giá tàn khốc của chiến tranh, nhưng bộ phim này lại không triệt để đi vào câu hỏi: tại sao Chính phủ Mỹ vẫn duy trì quân đội ở Việt Nam? Còn trong bộ phim của Morris, McNamara có được cơ hội để trình bày vai trò của ông như một trong những kiến trúc sư trưởng của cuộc chiến, làm việc vì lợi ích của hàng thập kỉ về sau.

    Ông phủ nhận tội danh và cũng không trực tiếp hối lỗi vì hành động của mình, nhưng đồng thời, ông thẳng thắn thừa nhận những sai phạm nghiêm trọng mình gây ra khi đương nhiệm dưới nhiệm kì của Tổng thống Kennedy và Johnson. Những kết luận của ông thường chân thật, sâu sắc và mang tính xoa dịu: “Đối với Việt Nam, chúng ta không hiểu rõ họ đủ để cảm thông, và kết quả là chúng ta đã lầm lẫn hoàn toàn.” Bộ phim về cơ bản có dạng một cuộc phỏng vấn nhưng nó vẫn đạt được thành công rực rỡ về mặt điện ảnh. Morris tạo nên thước phim tài liệu của mình một cách tài tình và dí dỏm còn Philip Glass pha vào phim của mình tính chính kịch nghiêm túc.
    24hinh.vn tổng hợp​