Chia sẻ 15 Tips giúp nâng cao kỹ năng quay phỏng vấn

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Son Kevin, 13/5/16.

Lượt xem: 6,880

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Quay một cuộc phỏng vấn có thể là một trong những yếu tố thách thức nhất của quá trình làm phim. Là nhà sản xuất video và nhà làm phim, chúng tôi dần quen với việc kiểm soát mọi yếu tố của quá trình làm phim, nhưng một cuộc phỏng vấn lại có rất nhiều biến đổi không thể kiểm soát được khiến cho việc quay nó một cách tự nhiên trở nên khó khăn.

    Nếu bạn đã bao giờ muốn nâng cao kỹ năng phỏng vấn, hãy xem những tips sau đây. Nếu bạn có bất cứ tips nào khác, chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe trong phần bình luận phía dưới.

    1. Nghiên cứu và chuẩn bị


    Nghiên cứu kỹ là yếu tố quan trọng để có được một buổi phỏng vấn hay. Lường trước được hướng đi của buổi phỏng vấn - nghiên cứu về người được phỏng vấn và hiểu về chủ đề của cuộc phỏng vấn. Qua việc nghiên cứu của bạn, bạn sẽ học được những gì bạn không biết. Những phản ứng bất ngờ có thể là yếu tố 'vàng' của cuộc phỏng vấn mà bạn cần để khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn và độc đáo. Người được phỏng vấn đã từng nói gì về chủ đề này trên truyền hình? Họ chưa nói những gì?

    Tương tự như vậy, bạn sẽ thấy rằng hỏi những câu hỏi mở sẽ tốt hơn, có những phản ứng thú vị hơn.

    2. Phác thảo

    Dù chắc chắn có một yếu tố không kiểm soát được trong mọi cuộc phỏng vấn, điều quan trọng là phải có một phác thảo chặt chẽ cho những gì bạn cần thực hiện. Nó không cần phải quá phức tạp, chỉ cần đủ để biết được diễn tiến câu chuyện bạn muốn nhắm đến.

    Một chiến thuật phỏng vấn là bắt đầu với những câu hỏi an toàn và dễ dàng. Điều này sẽ làm cho người được phỏng vấn thoải mái hơn và tạo ra một môi trường phỏng vấn 'an toàn'. Chờ hỏi những câu hỏi 'khó' khi nhịp độ và không khí phỏng vấn đã được thiết lập.

    3. Thực địa địa điểm quay


    Như với bất kỳ quá trình quay phim nào, thực địa địa điểm quay là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là sẽ đến xem xét vị trí quay trước ngày quay phim. Môi trường này có loại ánh sáng nào? Có nguồn điện không? Có bất kỳ tiếng ồn nào xung quanh? Bạn có thể dự đoán vấn đề nào khác không?

    Bạn không muốn có bất kỳ bất ngờ nào vào ngày quay phim.

    4. Mang thêm pin dự phòng và thẻ nhớ


    Không thể biết chính xác được thời lượng diễn ra cuộc phỏng vấn. Bạn không muốn vì thiếu pin hoặc bộ nhớ mà khiến cuộc phỏng vấn bị cắt ngắn, do đó hãy chắc chắn rằng bạn mang theo nhiều pin và thẻ nhớ.

    5. Giao tiếp với diễn viên trước khi quay


    Giao tiếp với diễn viên của mình trước ngày quay là một cách tốt để tránh những yếu tố vào ngày quay. Bạn không muốn xuất hiện trên trường quay chỉ để thấy diễn viên mặc một chiếc áo sơ mi sọc xanh sáng. Đó là vì lý do này mà tôi luôn gửi cho diễn viên một danh sách về những thứ tôi muốn, quần áo, và các thông tin liên lạc. xem danh sách về lựa chọn cho tủ quần áo / trang điểm cho diễn viên xuất hiện trên màn hình.

    6. Chọn một phong cách

    Trước khi bạn có thể chọn thiết bị và những câu hỏi phù hợp cho cuộc phỏng vấn, bạn cần phải xác định một phong cách sáng tạo cho buổi phỏng vẫn của bạn. Liệu các cuộc phỏng vấn có được chiếu sáng trực tiếp hoặc có ánh sáng mạnh? Người phỏng vấn cũng sẽ được nhìn thấy trên camera?

    Cho dù bạn mô phỏng một phong cách mà bạn đã nhìn thấy hoặc xuất hiện với công thức phong cách riêng của bạn, bạn cần phải chắc chắn rằng hình ảnh được định hình rõ ràng và thông báo với các thành viên còn lại trong đoàn trước khi quay.

    7. Sử dụng một người thu âm thanh chuyên nghiệp

    Âm thanh tệ thì rất dễ đánh mất sự chú ý của khán giả, và không may là nhiều phim tài liệu / cuộc phỏng vấn phải chịu âm thanh kém. Có một người trong đoàn chỉ chịu trách nhiệm ghi và giám sát âm thanh trên trường quay. Trong một cuộc phỏng vấn việc thiết lập âm thanh được cho là quan trọng hơn so với video.

    8. Câu hỏi


    Cũng như bạn nên có ít nhất một phác thảo cơ bản về chủ đề của cuộc phỏng vấn, bạn cũng nên có một danh sách các câu hỏi phỏng vấn có thể có. Mặc dù nhiều nhà sản xuất / nhà làm phim chọn để chia sẻ câu hỏi phỏng vấn với 'người được phỏng vấn' trước khi quay, tôi muốn cảnh báo không nên làm như vậy. Nếu người được phỏng vấn có những câu hỏi chính xác trước khi quay, họ sẽ có khả năng tự chuẩn bị trước câu trả lời. Điều này có thể khiến một cuộc phỏng vấn cảm thấy tẻ nhạt và nhàm chán. Thay vào đó, chỉ cần gửi qua một danh sách các chủ đề mà bạn muốn thảo luận.

    Bạn có thể cũng sẽ muốn ghi âm lại các câu hỏi phỏng vấn, ngay cả khi chúng sẽ không có trong bản ghi cuối. Điều này rất hữu ích cho các nhà dựng phim mà họ có thể sử dụng âm thanh này để biết nội dung của mỗi câu hỏi. Cũng là một ý hay khi để bật mic của người người phỏng vấn, nếu không thể có âm thanh của câu hỏi được ghi vào mic trên camera thì vẫn tốt hơn là không có gì.

    9. Lặp lại các câu hỏi trong phần trả lời


    Hãy thử để người được phỏng vấn lặp lại các câu hỏi trong phần trả lời của họ. Ví dụ, nếu bạn hỏi, "Màu sắc yêu thích của bạn là gì?" Và câu trả lời của họ là "Xanh", thì nó không đủ để người dựng phim có thể làm gì đó. Thay vào đó là một câu sẽ là "Màu sắc ưa thích của tôi là màu xanh lá". Sau đó nhà dựng phim có một ý tưởng hoàn chỉnh để xử lý câu chuyện dễ dàng hơn.

    10. Kiểm soát nhịp độ của buổi phỏng vấn

    Nghĩ về cuộc phỏng vấn của bạn như là một cuộc trò chuyện là một cách hay để làm cho đối tượng của bạn thoải mái, nhưng chắc chắn có một số sự khác nhau giữa một cuộc phỏng vấn và một cuộc trò chuyện bình thường. Trước hết, trong một cuộc trò chuyện bình thường con người có xu hướng trao đổi thông tin với nhau. Dù việc này có thể hiệu quả với cuộc trò chuyện bình thường, thì lại vô cùng khó khăn để chỉnh sửa một cuộc phỏng vấn nếu người phòng vẫn lại ngồi trao đổi thông tin với đối tượng được phỏng vẫn.

    Việc kiểm soát nhịp độ của buổi phỏng vấn cũng vô cùng quan trọng vì đối tượng có xu hướng vội vàng trả lời khi đang được quay. Kiểm soát nhịp độ bằng cách tạo ra nhịp độ. Nói chuyện bằng một giọng điệu bình tĩnh và từ từ và đối tượng sẽ có khả năng làm theo bạn.

    11. Quyết định hướng mắt

    Đối tượng sẽ nhìn vào người phỏng vấn hay camera? Chủ động lựa chọn và hướng người được phỏng vấn theo đó trước khi quay. Có thể gây mất tập trung nếu có sự thay đổi hướng mắt của đối tượng trong suốt cuộc phỏng vấn. Nếu bạn muốn đối tượng nhìn vào người đang đặt câu hỏi, điều quan trọng đối với người phỏng vấn là duy trì tiếp xúc bằng mắt trong suốt buổi phỏng vấn. Điều này sẽ buộc người được phỏng vấn tiếp tục làm theo.

    Nếu bạn muốn đối tượng nhìn vào camera thì có một số sản phẩm mà sẽ thêm vào khuôn mặt của người phỏng vấn trên ống kính. Những thiết bị này được thiết kế để đóng vai trò như một người nhắc nhở và có thể làm cho cuộc trò chuyện trong buổi phỏng vấn tự nhiên hơn. Một trong những loại phổ biến là Eyedirect.

    12. Multi-cam (Quay nhiều máy)

    Nếu bạn có thể, hay quay với nhiều camera. Có ít nhất hai camera sẽ làm cho công tác chỉnh sửa dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ, nếu đối tượng của bạn đã phải tạm dừng một câu để hắt hơi bạn có thể cắt đoạn hắt hơi ra bằng cách chuyển sang camera khác khi chỉnh sửa. Quay với nhiều camera cũng sẽ giúp bạn an toàn nếu một trong các camera gặp vấn đề (Hi vọng là không xảy ra!)

    13. Không được ngừng ghi hình

    Ngay cả sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, tốt nhất là để có thể thu bất kỳ khoảnh khắc tự nhiên nào có thể có ích trong quá trình chỉnh sửa. Ít nhất bạn sẽ có được những đoạn phim trước/sau khi quay khiến việc chỉnh sửa của bạn dễ dàng hơn.

    14. Cảnh chèn và âm thanh tự nhiên

    Luôn là một ý tưởng hay khi ghi lại các cảnh chèn (b-roll) của người được phỏng vẫn, trong trường hợp bạn cần chúng để bổ sung cho phần chỉnh sửa. Nếu bạn chỉ dùng một hoặc hai camera, bạn có thể quay footage này vào đầu hoặc cuối buổi phỏng vấn. Các cảnh được lựa chọn tiêu biểu bao gồm đoạn yêu cầu người được phỏng vấn để gật đầu với camera (cảnh quay phản ứng tốt), cũng như tiến lại gần.

    Hãy chắc chắn là thu được một hoặc hai phút âm thanh tự nhiên của căn phòng trước khi quay (không có ai nói chuyện). Điều này rất quan trọng để dùng trong quá trình chỉnh sửa. Nếu âm thanh trong phòng thay đổi trong suốt cuộc phỏng vấn, ghi lại âm thanh tự nhiên một lần nữa!

    15. Giao tiếp với người được phỏng vấn

    Vào cuối cuộc phỏng vấn, đừng chỉ đứng lên và nói lời tạm biệt. Nói về kế hoạch chỉnh sửa của bạn với đoạn footage phỏng vấn và khi nào thì họ có thể xem đoạn video chính thức. Tôi thậm chứ đã từng nghe nói về một số người xem lại cuộc phỏng vấn với khách mời sau khi phỏng vấn xong. Liệu tất cả các câu hỏi có được trả lời không?
     
  2. thuythcp

    thuythcp Registered

    Cái này quan trọng này, PV mà hỏng gặp phải những người bình thường thì không sao, chứ phải Lãnh đạo cấp cao thì khó lắm, gặp được họ đã khó rồi, chẳng lẽ khi hỏng lại bảo hỏng rồi xin PV lại, có mà họ đập vào mặt cho:D
     
    Son Kevin thích bài này.