3 điều cần tránh khi đạo diễn một MV âm nhạc

Thảo luận trong 'Đạo diễn' bắt đầu bởi Son Kevin, 25/12/15.

Lượt xem: 2,469

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Đạo diễn một video âm nhạc (MV) là một cách tuyệt vời để có được cơ hội va chạm học hỏi và tạo nên tên tuổi cho bản thân. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn tránh được ba hướng chỉ đạo rập khuôn sau đây.

    Những năm 90 có thể xem là kỷ nguyên vàng của các MV, tuy rằng ngày nay ngành công nghiệp này vẫn còn tồn tại nhưng nó chuyển sang một dạng thức khác. Nhìn chung, có thể xem việc sản xuất video âm nhạc hàng triệu đô-la là một điều thuộc về quá khứ (cũng như là các mạng lưới truyền hình sẽ phát sóng chúng), từ đó một loại mới của môi trường video ca nhạc được nổi lên.

    YouTube và các nền tảng chia sẻ video khác có thể không được như hấp dẫn như MTV hay VH1 trong những năm 90, nhưng họ mang đến một sân chơi có thứ bậc cho các đạo diễn MV ngày nay. Và trong vài trường hợp, họ mang đến nhiều - nếu không nói là nhiều hơn – những sự tiếp xúc, khi MV được đưa đến với khán giả toàn cầu. Đương nhiên điều này được hiểu theo việc nhiều MV được sản xuất hơn bao giờ hết, nhưng với một số lượng tăng lên kéo theo mức độ chất lượng tổng thể giảm xuống.

    Ngày nay, có quá nhiều nội dung ngoài kia, nó khiến cho việc vươn lên trên tất cả những tiếng ồn đó trở nên khá khó khăn, và phần lớn các video âm nhạc mới không nhận được sự chú ý đáng kể nào từ cộng đồng trực tuyến. Có nhiều lý do giải thích cho điều này, nhưng một trong những điều bức xúc nhất đó là thực tế đơn giản rằng hầu hết các video âm nhạc mới không đủ tính nguyên bản. Chúng được lấp đầy với những điều sáo rỗng và người xem nhanh chóng nhấp chuột ra khỏi nội dung nhàm chán và chuyển sang những video tiếp theo.

    Vì vậy, trước khi bạn trực tiếp đạo diễn MV tiếp theo, hãy chắc chắn rằng bạn không rơi vào một trong những khuôn sáo trong video âm nhạc phổ biến sau đây:

    1. MV lai ghép phần trình diễn/câu chuyện

    Có lẽ loại MV phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất là loại lai ghép giữa phần trình diễn và câu chuyện. Nói cách khác, các nghệ sĩ được quay (thường là tại một địa điểm) và một câu chuyện theo phong cách phim ngắn được đan xen xuyên suốt. Chúng ta đều đi theo hướng này, dù từ điểm này hay điểm khác, nhưng đó là một sự lựa chọn rõ ràng, trong khi khán giả thì lại thấy loại khuôn mẫu này phát chán chết đi được.

    Ví dụ, nếu bạn chưa xem video này của Guns N 'Roses video vài năm trước, giờ là lúc mở lòng và xem nó. Nó là một ví dụ tuyệt đỉnh về MV ghép câu chuyện/phần trình diễn, có lẽ có phần hơi quá đà.


    Hãy thử thách chính mình để thoát ra khỏi khuôn mẫu này và chọn một hướng đi riêng - hoặc là một đoạn video biểu diễn thật năng động, hoặc là một bộ phim ngắn toàn diện. Và nếu bạn thực sự muốn sử dụng các định dạng lai ghép, hãy tìm cách làm cho nó nổi bật nhất.

    Dưới đây là một video âm nhạc tuyệt vời từ The Strokes, một MV hoàn toàn về phần biểu diễn, nhưng thêm vào một lớp khác để làm cho mọi thứ thật thú vị:


    2. MV quay một cảnh liên tục

    Vì bất cứ lý do gì, các MV quay một cảnh đã trở nên rất phổ biến trong vài năm qua. Đã có một vài trường hợp hiếm hoi khi nó được thực hiện rất tốt, nhưng phần lớn được thực hiện không đúng và bản thân video có thể hiệu quả hơn nếu nó không dựa vào mánh lới quảng cáo. Cũng giống như việc đạo diễn một bộ phim chuyện, bạn luôn cần phải tự hỏi mình rằng định dạng này có hỗ trợ cho câu chuyện hay không – câu chuyện, chứ không phải là những thứ khác xung quanh. Và nếu bạn đã từng quyết định đi theo con đường này, đừng ngần ngại giữ cho mọi thứ đơn giản nhất có thể.

    Video Yellow của Coldplay đã được thực hiện trong một cảnh liên tục duy nhất và là một trong những video một cảnh đơn giản nhất nhưng đạt hiệu quả nhất cho đến nay:


    3. MV cắt dựng quá mức

    Việc các đạo diễn MV (đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm) thường cắt dựng quá đà các MV của họ. Cụ thể hơn, họ sẽ cắt xén (cắt chuyển cảnh) thường xuyên hơn so với cần thiết như một phương tiện để giữ "nhịp độ", mặc dù nó thực sự gây thiệt hại cho các video.

    Cách cắt cảnh không cần thiết này khiến cho người xem cảm thấy mệt mỏi rất nhanh, và thực sự hạn chế tính linh hoạt trong sáng tạo. Ví dụ, nếu mỗi cảnh chỉ kéo dài một giây, các hành động trong từng cảnh cắt sẽ bộc lộ rất nhiều điểm giới hạn. Đối với các bản nhạc nhịp độ nhanh đòi hỏi một tốc độ nhanh hơn, hãy xem xét việc xây dựng một chuỗi cảnh được dựng mạnh mẽ, thay vì lãng phí MV với cùng tốc độ chính xác.

    Dưới đây là một ví dụ về một video âm nhạc từ The Orwells với nhịp độ tương đối cao nhưng tốc độ cắt cảnh chậm hơn. Thay vì cắt dựng quá đà theo từng nhịp, các yếu tố khác đã được đưa ra giới thiệu (như slideshow nền) để giữ cho nhịp độ tăng:


    Một số video âm nhạc yêu thích của bạn là gì? Những MV mà bạn ít yêu thích hơn là gì? Chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận dưới đây!