Chia sẻ 3 yếu tố quan trọng mà bộ phận thiết kế có thể áp dụng vào bộ phim

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Son Kevin, 15/6/18.

Lượt xem: 1,976

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Có rất nhiều công đoạn của một quá trình làm phim dễ bị làm qua loa hời hợt (hoặc thậm chí là bị bỏ qua hoàn toàn), tỉ như phần thiết kế sản xuất. Bạn sẽ thường xuyên thấy điều này ở những bộ phim đầu tay, những bộ phim mà kĩ thuật quay phim và dựng phim có thể rất hoành tráng, nhưng những yếu tố như phục trang, hoá trang và dàn dựng bối cảnh thì thiếu đi sự chỉn chu và chú trọng đến những tiểu tiết. Và tôi hiểu rằng là, thiết kế một khung cảnh và tìm kiếm phục trang có lẽ không phải là thứ bạn dành nhiều tâm huyết (với tôi thì chắc chắn là không), nhưng việc hiểu về tầm quan trọng của khâu thiết kế sản xuất đối với mạch câu chuyện (về mặt thẩm mỹ) thì sẽ không chỉ giúp bạn có thêm chút động lực làm phim mà còn giúp bạn biết cách xử lý khâu này một cách tốt nhất.

    Trong video này, đội StudioBinder đã làm nổi bật lên ba cách quan trọng mà khâu thiết kế sản xuất có thể áp dụng để nâng câu chuyện của bộ phim lên một tầm cao mới bằng cách dùng những thông tin chủ chốt về tương tác về mặt hình ảnh với khán giả mà không cần bất kì một lời thoại nào. Hãy cùng xem video dưới đây:
    Làm phim mà một phương tiện truyền thông hình ảnh, vậy nên châm ngôn “đừng kể, hãy thể hiện nó ra” trong trường hợp này lại đặc biệt quan trọng. Rất ít khi khán giả muốn được truyền tải thông tin qua những phân cảnh quá hiển hiện, vì những cảnh đó thường tẻ ngắt, quá khó hiểu, và có lẽ đó không chỉ là cách tiết kiệm nhất để truyền tải thông điệp và dữ liệu mà còn là cách ít hấp dẫn nhất. Khi bạn chỉ kể ra cho khán giả biết rằng họ cần phải biết thứ gì, bạn chỉ đang diễn thuyết trước khán giả thôi. Còn khi bạn thể hiện cho họ thấy những gì họ cần biết, bạn sẽ khiến khán giả phải suy luận về những gì họ thấy trên màn ảnh, kết nối các chi tiết lại với nhau, và chủ động cuốn vào mạch kể chuyện của bộ phim.

    Đó là lý do vì sao khâu thiết kế sản xuất có thể là một công cụ kể chuyện hữu hiệu nhờ vào những yếu tố thẩm mỹ mà nó mang lại - một phòng tắm cổ lỗ sĩ, một cái tủ lạnh trống trơn, một căn hộ đầy những món đồ của hãng IKEA – có thể sẽ cho khán giả biết nhiều điều hơn bất kì từ ngữ nào. Vậy thì, chính xác thì nó có thể tương tác như thế nào? Theo StudioBinder, có ba thứ sau:

    - Tâm trạng (Mood): Bạn muốn khán giả của mình có cảm nhận gì khi xem một phân cảnh cụ thể nào đó? Sợ hãi? Buồn bã? Bình yên? Dù là cảm nhận gì, thì đó chính là “tâm trạng” của cảnh quay, và khâu thiết kế sản xuất có thể giúp bạn có xây dựng tâm trạng của một phân cảnh. Ví dụ, nếu cần dựng nên tâm trạng sợ hãi, thì những yêu tố như bóng tối, khung cảnh đổ nát và cũ kĩ chắc chắn sẽ giúp bạn thể hiện được điều đó.

    - Nhân vật (Character): Liệu khán giả của bạn có thể chỉ ra xem nhân vật của bạn là loại người như thế nào hay họ cảm nhận về nhân vật như thế nào dựa trên bối cảnh của cảnh quay ấy? Khán giả hoàn toàn có thế biết được điều đó. Ví dụ, một căn nhà bừa bộn có thế chỉ ra rằng nhân vật là người vụng về, hay một căn phòng đầy những sự kiện liên quan đến thế thao có thể cho thấy rằng nhân vật là một người yêu thích thể thao.

    - Chủ đề (Theme): Chủ đề của bộ phim cũng có thể được truyền tải thông qua bối cảnh. Một khi bạn đã xây dựng được chủ đề – con người với thiên nhiên, con người với công nghệ, tuổi dậy thì, chủ nghĩa tư bản – thì bạn có thể chọn lựa các yếu tố về bối cảnh bao gồm những ý nghĩa ẩn bên trong, để nhắc nhở khán giả của bạn rằng câu chuyện đang nói về cái gì.