Quay phim 5 kỹ thuật giúp tạo chiều sâu khuôn hình và khiến cho bộ phim thêm bùng nổ

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 2/10/15.

Lượt xem: 3,503

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Làm cách nào để tạo ra chiều sâu cho khuôn hình khi bạn đang làm việc với một phương tiện hai chiều? Một trong những điều đầu tiên khi tìm hiểu về điện ảnh là nghiên cứu về các thành phần, còn một trong những điều đầu tiên khi bạn tìm hiểu về thành phần là lý thuyết mỹ học cơ bản: đối xứng so với bất đối xứng, năng lượng, màu sắc, trọng lượng, đỉnh,… Tiếp theo, đâu đó gần cuối buổi học, bìa sau của quyển sách, bạn nghe đến chiều sâu – không phải vì nó không quan trọng, mà vì việc tạo ra nó cần nhiều sự khéo léo hơn là chỉ tập trung vào chủ thể trong khung hình.

    Các nhà quay phim được biết đến nhiều nhất qua việc tạo cảm giác về chiều sâu (trong số một vài việc khác) bằng cách sử dụng một số kỹ thuật lành nghề. Dưới đây là thông tin về 5 trong số những kỹ thuật tạo chiều sâu trong video ba phút của Matthew Rosen đã đoạt giải thưởng điện ảnh thương mại.


    Sau đây là một vài kỹ thuật Rosen đưa ra trong video:

    Ánh sáng tương phản cao

    Ánh sáng tốt không chỉ có thể bổ sung thêm kích thước và chiều sâu cho tác phẩm của bạn, mà nó còn có thể làm cho bộ phim của bạn trông giống như một tác phẩm triệu đô. Như Rosen đã nói trong video, ánh sáng mềm và đều thì có xu hướng làm phẳng hình ảnh, trong khi ánh sáng với bóng thô suy giảm nhanh có xu hướng tạo ra cảm giác về chiều sâu. Đối với ví dụ về loại ánh sáng này, bạn sẽ không thể tìm thấy được bất kỳ thứ gì có thể rõ ràng hơn và đầy đủ hơn trong phim noir, nơi sáng tạo ra ánh sáng tương phản cùng rất nhiều dấu ấn của nó.

    Nét (Focus)

    Chúng ta đang nói đến độ sâu nông của trường nét này – hiệu ứng tương tự cũng xuất hiện khi mắt bạn tập trung vào một thứ gần đó. Đương nhiên khi bạn thấy điều này trên màn hình, bộ não của chúng ta sẽ chuyển nó thành độ sâu. (Tuy nhiên, độ sâu của trường ảnh thì ngược lại, không phụ thuộc vào việc không có độ sâu. Ví dụ, Gregg Toland, đã thực hiện quay cận cảnh một cách điêu luyện trong Citizen Kane.)


    Hướng nhìn

    Nếu bạn là dân chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm, bạn biết rằng việc sử dụng độ sâu nông của trường ảnh là một loại, để xem nào, hãy chỉ nói rằng đó là thứ bạn làm nhiều nhất khi lần đầu tiên sử dụng một máy quay với ống kính tốt. Khi bạn phát triển thành một nhà làm phim/người quay phim, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã khiến bàn tay mình "lấm bẩn", kiếm thêm một chút sáng tạo, đi vòng quanh – và, ừ,.. – bạn thay đổi hướng nhìn. Những điều tuyệt vời về kỹ thuật này, là nó không chỉ tạo ra chiều sâu, mà còn làm tăng năng lượng thẩm mỹ cho tác phẩm. Sử dụng nhiều đỉnh khác nhau làm cho cảnh quay trở nên sống động hơn.


    Parallax

    Cũng giống như hướng nhìn (đều là một ánh sáng tương phản cao), hiệu ứng Parallax cũng giúp tạo ra độ sâu, cũng như khiến cảnh quay thêm sống động hơn. Nó tạo ra điều này do có thể thêm “động năng” – năng lượng thẩm mỹ bằng cách di chuyển máy quay. Một cảnh quay tĩnh tạo ra rất ít năng lượng thẩm mỹ (nếu có) vào cảnh quay, trong khi một cảnh quay có sự di chuyển có thể khiến những thứ nhàm chán trong cảnh quay trở nên cuốn hút khán giả. Trên thực tế, thêm máy quay động và chủ thể động (như người, xe,…) cũng là phương trình động học, và vì vậy thẩm mỹ cũng chính là năng lượng. Nói cách khác, nếu bạn di chuyển máy quay quanh con người và những thứ đang di chuyển, cảnh quay của bạn có thể sẽ trở nên rất tuyệt vời.


    Cũng giống như những điều xảy ra trong thế giới tự nhiên, những thứ gần với mắt ta hơn sẽ ngăn những thứ khác xa hơn vượt qua chúng. Tuy đơn giản nhưng ý tưởng sử dụng hiệu ứng này không rõ ràng như khi chúng ta lập kế hoạch các cảnh quay trong giai đoạn tiền sản xuất.


    24hinh.vn dịch theo nofilmschool​