8 tips dành cho bất kỳ nhiếp ảnh gia nào sử dụng bất kỳ camera nào

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bắt đầu bởi Hitchcock, 9/3/16.

Lượt xem: 2,369

  1. Hitchcock

    Hitchcock Cinematographer


    [​IMG]
    Chúng ta đang số trong năm 2016, tôi muốn chia sẻ 8 tips về cách chụp và tạo ra hình ảnh đẹp hơn. Để chứng minh rằng điều này không liên quan đến thiết bị bạn có tuyệt vời như thế nào, tất cả những tips này có thể được áp dụng cho bất kỳ camera nào, và tất cả các hình ảnh minh họa được chụp và chỉnh sửa chỉ bằng điện thoại.

    Tip 1: Tự dạy bản thân nhận biết ánh sáng tốt

    Tôi đặt tip này lên phía trước bởi vì tôi không thể nhấn mạnh nó đủ, và nó là một cái gì đó bạn có thể thực hành mỗi phút trong ngày với có hay không có camera. Nhiếp ảnh có nghĩa là, 'vẽ (đồ thị) với ánh sáng (hình ảnh). Bất kỳ camera nào bạn sở hữu chỉ là một hộp kín mà thu ánh sáng đến. Một số rất tốt, một số lại đơn giản, nhưng điều này luôn luôn là điều cốt yếu.

    [​IMG]
    Mẹo hay nhất tôi có thể đưa cho bạn là "học cách nhận biết và sử dụng ánh sáng tốt', thì việc thu nó sẽ trở nên dễ dàng. Màu sắc của ánh sáng là gì? Nó nảy ra trên một bề mặt phản chiếu và làm tạo ra điều thú vị? Nó tạo ra phần tối đặc biệt? Nếu bạn có thể học được cách nhìn được ánh sáng tốt bạn đang trên đường trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi.

    [​IMG]
    Tip 2: Bố cục của cảnh

    Có rất nhiều trường phái tư tưởng về cách bố cục một bức ảnh, nhưng một nguyên tắc cơ bản để bắt đầu là ‘rule of thirds’ (quy tắc 1/3). Bạn muốn tưởng tượng chia khung hình thành 9 khối có kích thước bằng nhau, và cách dễ làm là vẽ trong đầu hai đường dọc và hai đường ngang qua 1/3 khung hình.

    [​IMG]
    Bây giờ để sử dụng cách thức này trong khung hình, bạn muốn sắp xếp bất kỳ đường dọc hay ngang thú vị nào trên phần 1/3 trong tưởng tượng, hay bạn muốn đặt bất kỳ điểm ưa thích nào trên một trong bốn nút giao cắt của những đường này. Nghe có vẻ phức tạp nhưng ý tưởng sẽ được thực hiện rất nhanh nếu bạn thử làm, và nó sẽ giúp bạn hiểu về việc phân cắt và sắp xếp các hình như thế nào trong khung hình.

    [​IMG]
    Ở phần đầu, nó sẽ cho bạn một bố cục dễ nhìn hơn là chĩa thẳng camera vào chủ thể. Bí quyết là học điều này, và các kỹ thuật khác mà giúp bạn hiểu về việc sắp xếp các yếu tố trong khung hình, và sau đó học khi nào thì nên phá vỡ các quy tắc. Dưới đây là một vài ví dụ sử dụng quy tắc 1/3:

    Tip 3: Nội dung là vua

    Nó gần như một lời nói rập khuân tại thời điểm này nhưng nó luôn đúng. Bạn phải tự hỏi bản thân bạn đang chụp cái gì. Chủ thể của bạn là gì? Có thú vị không? Có thật là khi nói chụp một cái gì đó hấp dẫn sẽ làm cho một hình ảnh hấp dẫn? Có thể quá thừa thãi nhưng nếu bạn nghĩ rằng bức ảnh của bạn quá nhàm chán, thì vấn đề lại đơn giản như thế này. Chụp một cái gì đó mà kể một câu chuyện, hoặc bị đóng băng ở một thời điểm. Ngày hôm đó những đứa trẻ đang chơi đùa với đống lá. Ánh sáng trên những ngọn đồi. Anh chàng trên đường phố với chiếc mũ kì quặc.

    [​IMG]
    Hãy nhớ rằng những gì bạn đặt ở phía trước ống kính sẽ tạo nên bức ảnh, chứ không phải camera. Bạn không thể đổ lỗi cho thiết bị. Camera tốt hơn chỉ làm tăng sự khác biệt cho chất lượng của việc chụp ảnh, nhưng nó không thể bù đắp cho một chủ thể nhàm chán. Một cảnh nhàm chán trên camera tốt nhất trên thế giới vẫn chỉ là một hình ảnh nhàm chán, nhưng một cảnh hấp dẫn được chụp trên một chiếc điện thoại di động có thể giành giải thưởng.

    [​IMG]
    Mẹo 4: Đừng bỏ bê phần hậu cảnh

    Bạn có thể chụp một người hoặc một vật cụ thể, nhưng chủ thể của bạn sẽ chỉ tạo nên một phần của khung hình. Hãy tự hỏi mình bạn sẽ để những gì trong phần còn lại của khung hình. Bằng cách quay xung quanh chủ thể một chút, bạn sẽ hoàn toàn thay đổi phần hậu cảnh chúng được thiết lập so với bố cục.

    [​IMG]
    Phần hậu cảnh sáng hay tối như thế nào? Màu sắc chủ đạo của phần hậu cảnh là gì? Liệu nó có giúp tách chúng ra và làm nổi bật những phần trong hình, hoặc chủ thể có biến mất so với cảnh đằng sau chúng? Nếu phần hậu cảnh không hiệu quả, hãy nhìn vào và thay đổi vị trí. Bạn có một chủ thể, bây giờ hãy di chuyển và điều chỉnh để đặt chúng trong cảnh đó.

    [​IMG]
    Tip 5: Nhìn vào một - cái - gì - đó từ một góc độ khác

    Chúng ta quen xem những thứ cách mặt đất từ trên 1m nhưng bạn có thể khám phá một cảnh độc đáo nếu bạn có thể tìm cách để ở trên chủ thể, hoặc chụp nó từ dưới bằng cách nào đó.

    [​IMG]
    Có lẽ bạn có thể đến gần, hoặc chụp nó từ một góc thú vị. Nhớ là phải sáng tạo và thử nghiệm nơi bạn đặt camera để tạo ra điểm thuận lợi mới về một chủ thể quen thuộc.

    [​IMG]
    Tip 6: Nắm bắt những chi tiết

    Ngày từ đầu khi chụp người và địa điểm, hãy chú ý những điều nhỏ nhặt. Nhìn các chi tiết nhỏ mà chúng ta đi qua mỗi ngày. Bằng việc ở gần với camera, bạn có thể cho chúng tôi thấy một thế giới chúng tôi không bao giờ dừng lại để nhìn. Hãy suy nghĩ về kết cấu trong bê tông, hình dáng trên lá, côn trùng, hình dạng trong vỏ cây.

    [​IMG]
    Hầu hết các điện thoại di động hiện nay sẽ cho phép bạn chụp gần và duy trì lấy nét, với tiện ích mà bạn sẽ buộc phần hậu cảnh ra khỏi vùng lấy nét, giúp bạn làm mờ cho cảnh mà mọi người liên kết với camera cao cấp hơn. Hãy thử đi.

    [​IMG]
    Tip 7: Hãy tìm các đường kẻ

    Dù đi đâu chúng ta cũng phải đối mặt với các đường kẻ. Cột dây điện báo. Đường sọc trắng trên bầu trời. Thân cây. Con đường. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể sử dụng những đường này để hướng về chủ thể hoặc tạo một hình dạng thú vị trong khung hình.

    [​IMG]
    Đôi khi bạn có thể sử dụng những đường này để hướng vào chủ thể bằng cách đặt chúng vào điểm hội tụ của những đường này trong khung hình. Đôi khi bạn có thể sử dụng các đường này để tạo ra một khung hình xung quanh chủ thể này. Hãy bắt đầu nhìn các đường xung quanh bạn, và tận dụng chúng.

    [​IMG]
    Tip 8: Chờ thời điểm quyết định

    Đây là lúc mà tất cả những tip trên kết hợp lại trong một thời điểm. Nhiều khi mọi người sẽ đặt camera lên mắt để chụp ảnh. Ví dụ, mẹ muốn chụp một bức ảnh của hai đứa con chơi ở một dòng suối. Cô nhấc camera lên, nhấn nút, và nghĩ rằng 'hoàn thành'. Nhưng nếu bạn nhìn lâu hơn một chút, điều chỉnh vị trí, nhìn ánh sáng, quan sát chủ thể di chuyển, và chờ đợi một khoảnh khắc kỳ diệu nào đó sẽ xảy ra? Đây là sự khác biệt giữa việc chụp ảnh đơn giản hay thực sự tạo nên một hình ảnh.

    [​IMG]
    Henri Cartier-Bresson, người được coi là cha đẻ của nhiếp ảnh đường phố, tạo ra cụm từ "thời điểm quyết định 'để diễn tả nơi tập hợp của các sự kiện tạo nên một cảnh đẹp. Ông sẽ cắm trại ở một nơi mà ông biết có ánh sáng tốt và bố cục hiệu quả, và sau đó chờ đợi cho sự kỳ diệu xảy ra. Rõ ràng chúng ta không phải lúc nào cũng chụp như thế này, nhưng có lẽ thái độ của ông giúp chúng ta bước ra khỏi tâm lý 'chụp nhanh', hướng tới việc thực sự tạo ra một hình ảnh đáng nhớ bằng cách chờ đợi thời điểm và duy trì nhận thức về tất cả các yếu tố chúng ta đã nói để tạo ra một bức ảnh không thể nào quên.

    [​IMG]

    tham khảo petapixel​
     
    thuythcp and sontung07 like this.