9 bộ phim tái hiện các thiên tài nghệ thuật

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Son Kevin, 10/12/15.

Lượt xem: 5,095

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    Đây là chín thần đồng, bác học và nghệ sĩ bậc thầy được tái hiện lại trên phim.

    "Amadeus" (1984)


    [​IMG]
    Thần đồng nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật, thiên tài âm nhạc điên khùng Mozart có lẽ đã được ghi lại trong bộ phim năm 1984 của Milos Forman, "Amadeus". Tập trung vào khía cạnh về sự cạnh tranh giữa các thiên tài trẻ mới nổi và nhà soạn nhạc đối thủ của mình, Antonio Salieri, Mozart của Forman không phải là một nghệ sĩ piano cổ điển kín đáo, mà là một nhà soạn nhạc điên khùng, xấc láo với năng lực xuất chúng thể hiện qua các tác phẩm của ông. Các mối quan hệ chua cay giữa thiên tài Mozart và người hâm mộ cũng như các nhà phê bình và các đối thủ, Forman đã đưa ra ánh sáng hai mặt đối lập cơ bản của quá trình hoạt động nghệ thuật có phần mang tính sử thi là: Kinh dị và vẻ đẹp, tình yêu và lòng thù hận, bí mật và sự thật, đau đớn và ngây ngất.

    "Barton Fink" (1991)

    [​IMG]
    Trước khi bắt tay vào quá trình làm phim "Hail, Caesar!" sắp tới, anh em nhà Coen lao vào quá trình phân tâm giữa ranh giới và bóng tối khi viết kịch bản cho "Barton Fink." Nhà viết kịch New York nổi tiếng Barton Fink (John Turturro) được thuê để viết kịch bản cho một nhà sản xuất thời hoàng kim của Hollywood. Fink phải cố gắng tập trung tất cả thời gian và sức lực của mình để tạo ra các kịch bản hoàn hảo, đồng thời tranh đấu với những phiền nhiễu liên tục chi phối người viết, và những mảng tối điển hình mà các nhân vật của anh em nhà Coen luôn phải đối mặt. "Barton Fink" còn phải đối mặt với một sự thật khó mà chấp nhận được đó là, ngay cả đối với những thiên tài nghệ thuật, thì cảm hứng không đến một cách dễ dàng, và trong trường hợp xấu nhất, thậm chí nó hoàn toàn không đến.

    "Frida" (2002)

    [​IMG]
    Một trong những nghệ sĩ được biết đến nhiều nhất trong thế kỷ 20, Frida Kahlo thể hiện bản thân nguyên bản và sâu sắc trong các bức tranh siêu thực của mình cùng với phong cách cá nhân không thể bắt chước. "Frida," với diễn viên Salma Hayek trong vai họa sĩ bậc thầy người Mexico, đã đi sâu vào những sự thật đằng sau cuộc sống cá nhân được công khai của Kahlo, và cho thấy nguồn cảm hứng cá nhân đằng sau các thiên tài nghệ thuật. Khi tập trung vào cuộc hôn nhân của Kahlo với Diego Rivera, "Frida" đảo ngược câu chuyện điển hình của nàng thơ nghệ thuật bằng cách cho phép nhân vật nữ chính lấy cảm hứng từ sự hứng thú với tình yêu nam giới. Kahlo, cũng như sự hóa thân của Hayek, rất xứng đáng nhận được sự ca ngợi quốc tế, nó giúp khẳng định rằng thiên tài nghệ thuật và quá trình phía sau nó luôn tồn tại mạnh mẽ trong thế giới của những người phụ nữ, như từ trước tới nay vẫn vậy.

    "Seraphine" (2008)

    [​IMG]
    Trong khi một số nghệ sĩ đạt được danh vọng và sự nổi tiếng như một món quà trong suốt cuộc đời của họ, vẫn có ngiều người khác phải vật lộn trong tối tăm dù rằng họ cực kỳ tài giỏi. Seraphine Louis (Yolande Moreau) dành hầu hết đời mình để làm giúp việc và tôi tớ cho một gia đình giàu có, trước khi được đưa vào viện dưỡng lão vào những năm cuối đời. Dù vẻ ngoài khá bình dị nhưng Seraphine đã tạo ra những bức vẽ theo trường phái nguyên sơ rất phức tạp, và chúng chỉ thực sự được công nhận vài năm sau cái chết của bà. Được thể hiện qua vẻ ngoài lãnh đạm, sự nhạy cảm của Moreau, thứ mà bà luôn mong muốn được vẽ ra trên vải, được thệ hiện đẹp đẽ một cách đau đớn. Bà vẽ ra sự tưởng tượng của mình mà không cần quan tâm người khác có thể cảm nhận được hay không. "Seraphine" nắm bắt được những câu chuyện của thiên tài nghệ thuật thật sự tài năng, người đã được tạo ra không phải để tìm kiếm danh vọng tiền tài, mà là vì tầm nhìn không muốn giữ riêng cho bản thân cô.

    "All That Jazz" (1979)

    [​IMG]
    Một cái nhìn tự truyện vào những năm tháng chớm tàn trong sự nghiệp của ông, "All That Jazz" của Bob Fosse theo sát biên đạo múa Joe Gideon (Roy Scheider) khi ông tạo ra sản phẩm sân khấu mới nhất và kết thúc bộ phim Hollywood của ông. Tất cả trượt dốc không phanh trên con đường tự hủy diệt của một tay nghiện thuốc, nghiện rượu và tình dục trụy lạc. Gideon thành thạo chuyên môn, các tác phẩm mà ông tạo ra rất táo bạo và cá tính, nhưng chúng lại không phù hợp với những người xung quanh ông. Những cảnh cuối cùng của bộ phim, với một loạt các tiết mục âm nhạc diễn ra trong đầu Gideon trong khi ông đang trên bàn phẫu thuật, đã mang đến một cái nhìn tưởng tượng rất tự do về cách các nhân tố trong cuộc sống thực của ông cùng sắp xếp và cô đọng lại thành một tầm nhìn nghệ thuật quyến rũ. Bằng cách đi sâu vào tâm trí của Gideon trong thời khắc tuyệt vọng nhất của ông, chúng ta có được một cách nhìn siêu thực và sơ khai về những thành quả của ông có thể trở thành gì nếu chúng được cho cơ hội.

    "Caravaggio" (1986)

    [​IMG]
    Trong "Caravaggio," Derek Jarman hóa thân vào cuộc sống của cố họa sĩ cuối thời Phục hưng trên màn ảnh rộng. Caravaggio là một người đàn ông bạo lực với những hành vi xấu xa. Trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ông đã sử dụng gái mại dâm và những người lang thang làm người mẫu cho mình. Jarman phơi bày mảng tối này bằng cách tập trung vào các mối quan hệ lãng mạn và chuyên môn dày vò Caravaggio trong suốt sự nghiệp sung mãn của ông.Bằng cách tập trung vào cách phản ứng, chứ không phải việc sáng tác các tác phẩm của họa sĩ này, người nghệ sĩ thiên tài được hé lộ dần dần, và quá trình này mang đến một vài bí ẩn. Phim của Jarman mang đến một sự thật đó là, mặc dù ngày nay chúng ta có thể khen ngợi các tác phẩm của thiên tài sáng tạo, nhưng vào thời điểm mà họ tạo ra tác phẩm đó, họ thường bị khinh miệt, bị lên án và bác bỏ. Thêm nữa, "Caravaggio" có lẽ là bộ phim duy nhất mà bạn có thể xem thấy những người đàn ông lãng mạn với cả Sean Bean và Tilda Swinton.

    "8 1/2" (1963)

    [​IMG]
    Mang đến một cấp độ của "meta" chưa từng có trước đây, "8 1/2" của Federico Fellini là một tác phẩm bán tự truyện về sự sáng tạo nghệ thuật. Tác giả lăng nhăng Guido Anselmi đấu tranh để hoàn thành một bộ phim phần nhiều nói về cuộc sống của mình. Lừa gạt suốt thời thơ ấu, gia đình, bạn bè và hàng chục người phụ nữ anh yêu, Guido cố gắng trong tuyệt vọng để thực thi công lý trên toàn thế giới mà ông được truyền cảm hứng rất mạnh mẽ, nhưng những cuộc đấu tranh này lại thể hiện chính xác những gì anh thấy trong trí tưởng tượng của mình.Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Guido bị cản bởi sự tấn công bất tận của các nhân vật liều lĩnh, cũng như sự hỗn loạn đỉnh điểm luôn song hành với việc dàn dựng một bộ phim kinh phí lớn. Mặc dù "8 1/2" rõ ràng là một cuộc kiểm tra cá nhân trong quá trình hoạt động nghệ thuật, Fellini mở rộng câu chuyện của mình thành các chân lý phổ quát, dù cho bạn xem xét nó trên khía cạnh nào đi nữa, việc làm nghệ thuật là một công việc rất khó khăn.

    "Millennium Actress" (2001)


    [​IMG]
    Trong khi những người tài trong lĩnh vực nghệ thuật, một phần là do bẩm sinh, và cần thời gian, công sức và sự kiên trì mới nổi lên thành một huyền thoại. Bộ phim năm 2001 "Millennium Actress" của Satoshi Kon kể về câu chuyện của Chiyoko Fujiwara, một nữ diễn viên về hưu, gắn sự nghiệp trải dài nhiều thập niên của mình với người phân tích tài liệu trẻ. Cuộc sống của Chiyoko, dựa theo những người vừa mới qua đời gần đây như Setsuko Hara, kéo dài từ thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Nhật Bản cho đến giai đoạn hiện đại ngày nay, từ sử thi samurai đến các tiểu thuyết phiêu lưu khoa học viễn tưởng lịch sử với màu sắc lãng mạn. Trong suốt sự nghiệp diễn viên đầy ấn tượng của bà, Chiyoko phải chịu đựng rất nhiều khó khăn cá nhân và chuyên môn nhưng dù gì đi nữa vẫn rất tâm huyết với nghề. "Millennium Actress" làm lộ diện một bức chân dung của một người rất thành thạo công việc của mình và đồng thời phải biết chịu đựng, bởi vì, tình yêu nghệ thuật của cô.

    "Mishima: A Life in Four Chapters" (1985)


    [​IMG]
    Để nắm bắt được bản chất phức tạp của quá trình hoạt động nghệ thuật, đạo diễn Paul Schrader đã chuyển thể cuộc đời của tác giả nổi tiếng Nhật Bản, Yukio Mishima, lên màn ảnh bằng cách chia nó thành bốn phần riêng biệt. Ba phần đầu gồm một chuỗi những cảnh đen trắng từ quá khứ và sự thích nghi đầy màu sắc của tác giả vào các tác phẩm văn học, cùng với chỉ đạo nghệ thuật hoành tráng từ Eiko Ishioka độc nhất không thể bắt chước. Chương cuối cùng trong bộ phim tái hiện thời gian thực của thất bại quân sự năm của Mishima và kết thúc bằng hành động mổ bụng tự sát tác giả. Cấu trúc của "Mishima" thể hiện mối liên kết mạnh mẽ giữa các tác phẩm kinh điển của văn học Nhật Bản với người thiên tài điên khùng đứng đằng sau chúng. Một cuộc thăm dò tuyệt đẹp và mạnh mẽ về các kết nối giữa các nghệ sĩ và quá trình sáng tạo của họ, "Mishima: A Life in Four Chapters" kết thúc với một tuyên bố siêu việt rằng nghệ thuật là tất cả đối với tác giả, mỗi việc là một sản phẩm trong điều tổng thể.

    24hinh.vn dịch theo indiewire