Bài học Cách sử dụng ánh sáng High-Key

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chiếu sáng phim ảnh' bắt đầu bởi Son Kevin, 8/9/15.

Lượt xem: 3,648

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Ánh sáng high-key là gì?

    Ánh sáng high-key (khác với ánh sáng low-key) là một kỹ thuật ánh sáng giảm bóng tối của vật đến mức tối thiểu. Ánh sáng high-key đã xuất hiện từ kỷ nguyên điện ảnh cổ điển khi ánh sáng được tái hiện cho giống như cách chiếu sáng trên sân khấu. Ngày nay, bạn dễ dàng bắt gặp ánh sáng high-key trong các chương trình hài kịch tình huống và phim hài hơn so với các phim kinh dị hành động kịch tính.

    [​IMG]
    Không có một điểm xác định nào trong ánh sáng low-key lại có thể biến thành high-key, giống như quy luật ngón tay cái (quy luật dựa trên kinh nghiệm, thói quen của con người chứ không phải dựa trên khoa học hay là sự đo lường chính xác). Ví dụ, khi bạn ra ngoài chụp hình dưới bóng râm, bạn sẽ phải phân bố tốt ánh sáng và bóng tối trong khu vực chứa đối tượng của bạn. Đây có thể coi là cách chụp ánh sáng high-key, tuy vậy, các đạo diễn ánh sáng khác nhau có quan điểm khác nhau về có tồn tại ánh sáng high-key hay không.

    Tóm lại, ánh sáng high-key là hiệu quả chiếu sáng trong điện ảnh làm giảm bóng tối trong khung cảnh (sử dụng ánh sáng có cường độ cao). Người xem lúc này sẽ cảm nhận một cách thoải mái hơn và giảm thiểu kịch tính.


    Vài ví dụ điển hình về chiếu sáng high-key

    Các ví dụ sau không có ý nhấn mạnh rằng chiếu sáng high-key không có chỗ đứng trong nền điện ảnh hiện đại chuyên nghiệp. Thực tế có rất nhiều ví dụ về chiếu sáng high-key hữu ích trong phim hiện đại. Tham khảo vài ví dụ sau:

    Avengers (Siêu anh hùng)

    Trong ví dụ này từ bản phim Avengers đầu tiên (và hay hơn), chúng ta có thể thấy ánh sáng high-key trong các pha hành động. Trên thực tế, người xem sẽ cảm thấy rất thích thú khi thấy ánh sáng trong cảnh quay thay đổi khi xung đột leo thang. Ánh sáng ban đầu được chiếu rọi đồng đều chỉ trừ Nick Fury, chỉ đến khi cảnh quay diễn ra, chúng ta bắt đầu thấy sự thay đổi đến từ cách bố trí ánh sáng low-key rõ rệt hơn.


    Inglourious Basterds

    Đây là một ví dụ tuyệt vời khác cho những cảnh quay với ánh sáng phức tạp và sử dụng kỹ thuật high-key giúp tạo độ sâu cho chủ thể. Trong cảnh quay của Inglourious Basterds, chúng ta có thể thấy Hans Landa thẩm vấn Perrier LaPadite một cách tinh tế, nhưng thay vì đưa chàng trai “tồi” (Landa) vào bóng tối, Quentin Tarantino quyết định phân bố ánh sáng đồng đều lên gương mặt Landa khi được quay đến gần. Điều này nhằm nhấn mạnh thực tế rằng Landa tồi tệ đến mức không có gì để giấu, không giống như những chàng trai ngồi bên kia bàn.


    Moonrise Kingdom (Vương quốc Mặt trời mọc)

    Wes Anderson có thể là người sử dụng kỹ thuật ánh sáng high-key trong phim ảnh hiện đại được biết đến nhiều nhất. Lấy ví dụ từ phim Moonrise Kingdom, ta thấy cả hai đối tượng đều được chiếu sáng đồng đều, dù thực tế rằng cảnh quay được tiến hành ngoài trời.



    3 cách đơn giản để tạo ra ánh sáng high-key

    Tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà bạn gặp phải, kỹ thuật ánh sáng high-key có thể vừa cực kỳ dễ hoặc cực kỳ khó để tạo ra. Hãy xem qua vài cách tạo ánh sáng high-key nhờ vào các cách thiết lập ánh sáng đơn giản như sau.

    1. Sử dụng ánh sáng phản xạ từ trần nhà

    [​IMG]
    Nếu trần nhà ở vị trí cần thiết lập là không quá cao thì hãy thử sử dụng ánh sáng phản xạ từ trần nhà. Việc này sẽ tạo nên một vùng sáng lớn lên trên đối tượng của bạn. Kỹ thuật này sẽ rất có hiệu quả, tuy vậy (cũng giống như quay phim ngoài trời), bạn vẫn sẽ muốn thấy những khoảng tối cần thiết từ chủ thể của bạn.

    2. Sử dụng nhiều nguồn sáng khác nhau để lấp đầy các khoảng trống

    Một cách khác để tạo ra ánh sáng high-key là tìm các vùng bóng tối và lấp đầy chúng với ánh sáng. Hướng dẫn sau được thực hiện bởi Denis Rule sẽ trình bày các cách tạo ra hiệu ứng trên trong một studio.


    Như bạn đã được xem trên video, bạn có thể thấy rằng Denis đã sử dụng khá nhiều đèn để tạo hiệu ứng high-key. Phụ thuộc vào nhu cầu phân bổ ánh sáng của bạn như thế nào, bạn sẽ cần tính toán lượng đèn cần thiết để giảm bóng tối. Đoạn phim ngắn trên tuy được làm cho ngành nhiếp ảnh nhưng nội dung chính vẫn có thể áp dụng tương tự cho các kịch bản ánh sáng kéo dài.

    3. Sử dụng tấm hắt sáng

    [​IMG]
    Nếu bạn đang tiến hành quay phim ngoài trời, bạn nên sử dụng tấm hắt ánh để giảm bóng tối cho chủ thể. Điều này có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách giữ mặt màu trắng mỏng của tấm phản xạ, đặt bên dưới chủ thể để ánh sáng có thể được phản xạ từ bên dưới và lấp đầy ánh sáng vào đối tượng của bạn.

    24hinh.vn tổng hợp​