Chia sẻ Marilyn Monroe và 10 đạo diễn vĩ đại

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Son Kevin, 5/8/15.

Lượt xem: 2,047

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Billy Wilder, Fritz Lang, Howard Hawks, John Huston – là những cái tên của những nhà làm phim vĩ đại nhất Hollywood đã đối đầu với nữ minh tinh màn bạc nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Đây là câu chuyện của Marilyn và những đạo diễn của bà.

    Chất giọng nồng nàn, chiếc váy trắng tung bay trong gió, và những áp đặt không đúng sự thật của Pinterest: từ khi qua đời vì sử dụng thuốc quá liều năm 1962, Marilyn Monroe luôn được thần thoại hóa rằng có vẻ như bà luôn được xem là một tấm áp-phích tưởng niệm nghệ thuật hơn là một ngôi sao điện ảnh. Tên thật là Norma Jeane Baker, có một người mẹ đơn thân mắc chứng thần kinh không ổn định và được nuôi nấng trong rất nhiều nhà nuôi dưỡng tạm thời dành cho trẻ em khó khăn, bà phải đương đầu với một tuổi thơ khó khăn và bị hành hạ và cuối cùng có được bản hợp đồng với hãng 20th Century-Fox.

    Như chúng ta biết, Marilyn bắt đầu khởi nghiệp vào khoảng năm 1946 sau khi ly dị với người chồng bà kết hôn năm lên 16. Đến năm 1950, khi có được công việc với mái tóc nhuộm màu ánh kim, bà đã hoàn tất quá trình lột xác của mình. Hình ảnh đập vào mắt người khác – bị xem là “thô tục” vì vô số những chỉ trích và phê bình – là một ả tóc vàng tốc bụng nhưng ngu ngốc; một con búp bê đầu rỗng và là nỗi thèm muốn của đàn ông. Có vẻ bà cảm thấy không thoải mái với hình ảnh đã quen thuộc trong mắt mọi người này.

    Thay vì nỗ lực để đạt được những vai diễn lớn hơn – như trong Don’t Bother to Knock vào năm 1952 – thái độ phân biệt giới tính vẫn như thế. Archer Winston – một nhà phê bình của tờ New York Post đã nói: “[…] họ đã ném MM xuống sâu dưới đáy nước, cô ấy hoặc là chìm, hoặc phải bơi. Và vì cô ấy không làm cả 2 điều ấy, bạn có thể nói rằng cô ấy đang nổi. Với hình tượng ấy, cô ấy còn có thể làm gì được nữa?”

    Từ bỏ hình tượng nữ thần sex và hướng đến giá trị nghệ thuật chân chính, Marilyn đến học tại Actors Studio vè thuê Paula Strasberg làm người hướng dẫn cho mình. Strasberg luôn là người đồng hành của Marilyn tại trường quay, trong sự tức giận của rất nhiều đạo diễn.

    Tuy nhiên, mỗi đạo diễn Marilyn hợp tác – từ Billy Wilder đến George Cukor – đều cố gắng kết hợp những phần tính cách của bà. Đó là sự cường điệu hóa, gần như là một phụ nữ tục tĩu trong Gentlemen Prefer Blondes (1953); vai diễn bị tổn thương và mong manh dễ vỡ như con trẻ trong The Misfits (1961); và người phụ nữ dối trá quyến rũ lạ thường ít được nhắc đến hơn trong những ngày đầu khởi nghiệp của bà, được tìm thấy trong Niagara (1953).

    Những mối quan hệ của Marilyn – và những cuộc tranh giành tai tiếng của bà – với một số nhà làm phim lớn của Hollywood thời bấy giờ lại trở thành chủ đề cho các vai diễn của bà. Dưới đây là 10 vai diễn lớn của bà.

    Marilyn và Billy Wilder

    The Seven Year Itch (1955) và Some Like It Hot (1959)

    [​IMG]
    Trong cả hai tác phẩm Wilder cộng tác với Monroe, vai diễn của bà ngây thơ một cách vui tươi đến ngược đời – mặc dù sự ngây thơ ấy được nhạc sĩ Sugar Kane hình tượng hóa rõ ràng hơn trong Some Like It Hot. Cách diễn xuất ngọt ngào trời phú của bà được thể hiện một cách hoàn hảo khi đối diện với sự bướng bỉnh của Lemmon và Curtis. Nhưng với tác phẩm The Seven Year Itch, sự ngây thơ hài hước lại không thành công như Some Like It Hot khi bà thể hiện sự vô tâm một cách quyến rũ với những ham muốn dâm đãng của tên đàn ông đã có vợ Tom Ewell.

    Có lẽ không khí tại trường quay khi làm việc với Marilyn được miêu tả rõ nhất trong câu nói tin đồn của Tony Curtin – hôn cô ta “cảm giác như hôn Hitler vậy”. Bà nổi tiếng mau quên, đến nỗi có lúc khiến Wilder phải viết lời thoại lên một mẩu giấy và đặt vào một ngăn kéo mở cho bà trong khi quay phim. Tính hay thay đổi và dễ xúc động của bà luôn khiến mọi người xung quanh phải đau đầu, nhưng có vẻ như Wilder dễ tha thứ. “Tôi chỉ có thể nói rằng nếu hôm nay có sự góp mặt của Marilyn, tôi sẽ quỳ gối và nói rằng ‘làm ơn hãy diễn lại lần nữa!’”

    Marilyn và Otto Preminger

    River of No Return (1954)

    [​IMG]
    Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình vào năm 1977, Otto Preminger được hỏi về lý do chọn Marilyn cho bộ phim miền Tây của mình – River of No Return. Với chất giọng Đức đáng sợ, Preminger lên giọng khẳng định: “Cô ta không có tài năng làm diễn viên, nhưng lại có thứ mà camera cần. Cô ta được sinh ra để làm ngôi sao.” Preminger, được biết đến với chùm phim đen trắng kinh điển (Laura, Fallen Angel, Where the Sidewalk Ends) và phong thái làm việc nhanh nhẹn, nghiêm túc tại phim trường, chưa bao giờ hòa hợp với Marilyn. Người cùng đóng vai chính với bà – Robert Mitchum – giữ vai trò trọng tài giữa hai người, có vẻ thông cảm hơn với sự thiếu tự tin của Marilyn, và hai người – với vai chàng cao bồi và cô gái nhân viên quán rượu – dù bộ phim có cốt truyện thất thường, vẫn có sự thấu hiểu đáng nhớ.

    Marilyn và John Huston

    The Asphalt Jungle (1950) và The Misfits (1961)

    [​IMG]
    Điều đáng lưu ý trong mối quan hệ giữa Monroe và John Huston là sự tôn trọng giữa hai người – đây có lẽ là một sự hòa hợp không tưởng, vì Huston có xu hướng thích những bộ phim có sự khỏe mạnh nam tính. Nhưng bà cảm thấy rằng ông coi bà như một diễn viên thực thụ, ông tự tin cho bà tham gia bộ phim với tư cách một diễn viên không tên tuổi trong The Asphalt Jungle vào năm 1950. Một thập kỷ sau đó ông lại hợp tác với bà, hai lần hợp tác của họ đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc sự nghiệp của bà.

    The Misfits, có lẽ là bộ phim hay nhất của Monroe, có thể được xem là tác phẩm cuối cùng cho sự nghiệp của hai diễn viên khác trong tuổi xế bóng: Clark Gable, người qua đời 2 ngày sau khi hoàn thành bộ phim, và Montgomery Clift, người cũng qua đời vì sử dụng thuốc quá liều như Marilyn trong 5 năm. Đạo diễn cũng không phải là một người bài rượu, ông khiến trường quay trở nên lộn xộn vì sự say sưa túy lúy và khiến các diễn viên chính không thể tập trung diễn xuất. Việc sản xuất bộ phim cũng bị hoãn lại trong 2 tuần để Marilyn đi chỉnh trang nhan sắc.

    Dù sự thật này không được tiết lộ thì đây cũng là một tác phẩm thảm hại, chỉ tập trung vào sự lãng mạn giữa vai diễn gã cao bồi già cô đơn Reno của Gable và một cô gái nhạy cảm, xinh đẹp đã ly hôn. Với Marilyn, đây có vẻ là vai diễn thân thuộc với bà, bà là tấm gương phản ánh suy nghĩ của đàn ông cùng những ham muốn của họ, và là đứa trẻ mỏng manh trong một gia đình tan vỡ. Vì chồng bà – Arthur Miller – là người viết kịch bản cho bộ phim này, và cuộc hôn nhân của họ tan vỡ trong thời gian thực hiện bộ phim, nên thật khó mà không nói rằng chúng ta đang được xem một câu chuyện có thật trong vai diễn của bà.

    Marilyn và Laurence Olivier

    The Prince and the Showgirl (1957)

    [​IMG]
    Khi Olivier cast vai diễn lãng mạn của Monroe trong phim trường Pinewood của mình, giữa hai người đã nảy sinh căng thẳng. Monroe luôn đến trường quay với bộ dạng luộm thuộm cùng tác phong thiếu chuyên nghiệp – luôn cần rất nhiều cảnh quay, đứng sai vị trí, quên lời thoại, và thường gây ra rất nhiều rắc rối. Về phần của Olivier, ông luôn xem thường những nỗ lực trong phương pháp diễn xuất cũng như việc bà luôn muốn tâm sự với hướng dẫn diễn xuất – Paula Strasberg. Dù Olivier một mực khẳng định rằng ông hài lòng với diễn xuất của bà, nhưng ông luôn nổi tiếng là người thường nói xấu các ngôi sao của mình – đến nỗi những đồng nghiệp như Alec Guinness cũng phải nói ông ta là kẻ “khó ưa”.

    Còn về Marilyn, giọt nước tràn ly với bà là khi Olivier đưa ra những chỉ đạo diễn xuất một cách khiếm nhã khi muốn bà “tỏ ra sexy”. Vì bà đã đến tận Anh quốc để tránh những thói rập khuôn phù phiếm ở Hollywood, nên điều này thật sự khiến bà tổn thương – và rõ ràng bà chưa bao giờ tha thứ cho ông ta cả. Bộ phim không được đông đảo khán giả đón nhận, và nó cũng đánh dấu sự kết thúc trong mối quan hệ hợp tác xung khắc này.

    Marilyn vs George Cukor

    Let’s Make Lone (1960) và bộ phim dang dở Something’s Got to Give cuối cùng của bà

    [​IMG]
    Sauk hi cộng tác với Billy Wilder và Howard Hawks, Marilyn đã chứng tỏ một trong những thế mạnh của mình là vai trò của một diễn viên hài; bà có khả năng giao tiếp hòa hợp với mọi người xung quanh với một trái tim vô tư lự. Cộng tác với George Cukor, một người nổi tiếng là “đạo diễn của phụ nữ” luôn biết cách khéo léo thêm thắt các chi tiết hài kịch có vẻ là sự lựa chọn hợp lý. Kết quả là Let’s Make Love- một vở nhạc kịch- đã gặp phải sự nhạo báng ngay trong ngày ra mắt – từ sự thay đổi diện mạo quá lớn của Marilyn đến chất giọng Pháp của người đồng vai chính Yves Montans đều là chủ đề bị chế nhạo.

    Mối quan hệ giữa đạo diễn và nữ diễn viên trở nên xấu đi trong quá trình thực hiện bộ phim dang dở cuối cùng với Cukor, Something’s Got to Give. Tái hiện lại bộ phim hài thất bại My Favorite Wife năm 1940, Marilyn thủ vai chính trong bộ phim với vai người vợ mất tích bị coi như đã chết, và sau đó tái xuất hiện trong cuộc sống của người chồng cũ mới cưới của mình. Hay thay đổi và khó ở, sự vắng mặt thường xuyên của Mariyn khiến đạo diễn nổi giận. Vì kinh phí cho bộ phim vượt quá dự tính ban đầu đe dọa việc sản xuất bộ phim, bà bị Cukor chấp thuận cho sa thải, và sau đó được ký hợp đồng lại. Marilyn qua đời vì sử dụng thuốc an thần quá liều vào tháng 8 năm ấy, khiến bộ phim phải ngừng sản xuất. Bộ phim được studio làm lại từ đầu hoàn toàn với sự tham gia của diễn viên Doris Day dưới tên Move Over, Darling; Cukor từ bỏ sự nghiệp đạo diễn của mình.

    Marilyn và Jean Negulesco

    How to Marry a Millionaire (1953)

    [​IMG]
    Trong bộ phim hài lãng mạn ngớ ngẩn này, đồng diễn viên chính với Marilyn- Lauren Bacall và Betty Grable- ba cô người mẫu cố giăng bẫy với ý đồ lấy được một gã đàn ông giàu có. Marilyn phải thay đổi rất nhiều để trở thành một ả “đào mỏ ngây thơ”, cô kiêu ngạo nên không muốn đeo kính khi ở gần đàn ông, dù cô rất cần chúng. Cô rơi vào – theo nghĩa đen, vì đôi mắt quá kém của mình – một mối quan hệ với một người khác cũng cận thị như mình, và người này tình cờ lại rất giàu có. Sự ngây thơ không chút ý đồ hay xảo trá của cô – và kết quả là, ý đồ gợi tình để đào mỏ không đem lại kết quả như kế hoạch của cô.

    Từ những năm 1930, đạo diễn của bộ phim – Negulesco – được sinh ra tại Ru-ma-ni, đã thực hiện rất nhiều dự án của studio. How to Marry a Millionaire là một trong những bộ phim đầu tiên áp dụng công nghệ CinemaScope mới, gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh khung hình cho ống kính anamorphic mới. Cũng cảm thấy khó chịu bởi tính chậm trễ quen thuộc của Monroe, Negulesco hào hiệp nói rằng: “Cô ấy không bao giờ cảm thấy sẵn sàng trước ống kính cả. Vì thể cô ấy mất 2 giờ để chỉnh lại son môi. Nhưng khoảnh khắc cô ấy xuất hiện […] thì tình yêu giữa ống kính và cô ấy nảy sinh. Có điều gì đó ở cô ấy mà không ai có thể nắm bắt được ngoài ống kính.”

    Marilyn và Henry Hathaway

    Niagara (1953)

    [​IMG]
    Trong những ngày đầu khởi nghiệp, Marilyn được cast bằng công nghệ phim Technicolor noir trong vai một phụ nữ vô cùng quyến rũ, theo cốt truyện, cô phản bội lại chồng mình (Joseph Cotton) trong khi trú trong một căn nhà trên thác Niagara vào dịp nghỉ lễ. Cotton là một thương binh trong cuộc chiến tại Hàn Quốc và đang trải qua hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), nhưng anh vẫn đủ sáng suốt để nhận ra trò lừa dối của cô. Hathaway thề rằng ông đã tạo ra “dáng vẻ uyển chuyển như mèo” của nữ minh tinh này, và không thể nào không chú ý đến cách cô uốn thân mình trước ống kính trong chiếc váy đỏ bó sát người; Technicolor được tạo ra cho những phụ nữ như Marilyn.

    Giờ đây Hathaway được xem như một đạo diễn lành nghề - một cá nhân năng nổ trong studio, người thành thạo dám nghĩ dám làm. Có lẽ ông chưa bao giờ đạt được thành tựu nghệ thuật đỉnh cao như những đồng nghiệp Howard Hawks và John Ford, nhưng Niagara là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông, một bộ phim đáng suy ngẫm với những diễn biến tâm lý phức tạp với nội dung muốn truyền đạt rằng phụ nữ luôn hiểu và hành động nhanh hơn đàn ông.

    Marilyn vs Howard Hawks

    Monkey Business (1952) (trò khỉ) và Gentlemen Prefer Blondes (Những quý ông mê mẩn cô gái tóc vàng hoe) (1953)

    [​IMG]
    Đạo diễn Hawks đầu tiên đưa Marilyn vào vai chính bộ phim gàn dở Monkey Business cùng với Cary Grant. Bộ phim về căn bản dựa theo cốt truyện tương tự như bộ phim Bringing Up Baby (1938). Trong phim, Marilyn vào vai một cô thư ký ngờ nghệch rỗng tuếch được thuê chỉ vì ngoại hình xinh đẹp. Cô đóng vai trò tạo ra những trò đùa ngớ ngẩn kể cả việc nhầm lẫn những từ như “punctuality” và “punctuation”. Nhưng sau đó, Hawks chuộc lỗi bằng việc giao cho bà vai diễn Lorelei Lee quyến rũ trong bộ phim được làm một năm sau đó: Gentlemen Prefer Blondes. Đây là vai diễn mà Marilyn lại được vẫy vùng trong khung cảnh lấp lánh ánh sáng cùng tiếng nhạc rộn ràng của bài hát “Diamonds Are a Girl‟s Best Friend.”

    Bên cạnh đó, bà cũng có được một cảnh quay ấn tượng khi đóng cặp với một nữ diễn viên không kém phần sắc sảo - Jane Russell. Tinh thần của “Người phụ nữ theo hình mẫu của Hawks” phảng phất trong phim Gentlemen Prefer Blondes. Theo hình mẫu của Hawks, người phụ nữ trong phim có những tính cách như trong các bộ phim dành cho các nam diễn viên. Người phụ nữ ấy mạnh mẽ, độc lập và sở hữu đầy đủ trí tuệ lẫn sắc đẹp. Tâm điểm trong mối liên quan giữa Monroe và Russell là bằng sự sắc sảo và vẻ quyến rũ của mình, họ làm cho đàn ông thành những mục tiêu yếu ớt. Việc Hawks liên tục đưa Marilyn vào một vai diễn ngớ ngẩn thật không gì hơn một nghịch cảnh đối với bà.

    Marilyn và Joseph L.Mankiewicz

    All about Eve (1950)


    [​IMG]
    Cùng với một vai diễn nhỏ trong The Asphalt Jungle của John Huston, sự xuất hiện ngắn ngủi của Marilyn trong vai “Cô Casswell” trong All about Eve đã khiến năm 1950 trở thành một năm đáng nhớ trong sự nghiệp của ngôi sao trẻ đang lên này. Mankiewicz là chủ tịch Hiệp hội Đạo diễn Mỹ và là người có danh thế rất lâu trong số những biên kịch của Hollywood, vì thế khi bộ phim của ông thắng giải Academy Award cho bộ phim hay nhất năm ấy, chắc chắn Marilyn sẽ được chú ý. Bà đóng vai một ngôi sao tham vọng ở Broadway, xuất hiện với tư cách là một vị khách trong bữa dạ tiệc của Bette Davis – một buổi “tốt nghiệp của trường diễn xuất Copacabana” như trong lời giới thiệu. Đó là một câu vô cùng hài hước xuất hiện rất nhiều trên màn hình.

    Marilyn và Fritz Lang

    Clash by Night (1952)

    [​IMG]
    Vào giai đoạn này của sự nghiệp, Fritz Lang là một đạo diễn kỳ cựu toàn diện; ông được xem là bậc thầy của chủ nghĩa biểu hiện Đức, và khi đã đến Hollywood, ông đã hoàn thiện kỹ thuật phim noir. Ngược lại, Marilyn là một ngôi sao vừa sáng hợp tác với RKO với sự đồng ý của hãng 20th Century Fox. Sự chậm trễ muôn thuở của bà có vẻ được thể hiện ngay từ đầu, luôn ảnh hưởng đến tinh thần bà; nhà viết tiểu sử của Lang- Patrick McGillian đã kể lại rằng “nữ diễn viên nôn trước hầu hết các cảnh quay”. Nhưng mặc cho điều ấy, Lang không hề có ý định để cho bà cản trở các cảnh quay của ông; ông cố cấm người hướng dẫn lời thoại của bà vào trường quay.

    Vở kịch mê-lô nóng với những diễn viên chính Barbara Stanwyck, Paul Doulas, và Robert Ryan. Marilyn chưa bao giờ là một hình tượng hái ra tiền cho đến khi vụ bê bối ầm ĩ về một bức hình khỏa thân của bà trước kia. Các thành viên của RKO thấy được cơ hội khi khai thác sự quan tâm của dư luận và bộ phim trở nên thành công bất ngờ.

    Tiểu sử Marilyn Monroe
    Sinh: 1-6- 1926, Los Angeles, Calif.
    Mất: 5-8-1962, Los Angeles, Calif.

    Một số phim tiêu biểu
    • 1959 Some Like It Hot
    • 1950 All about Eve
    • 1954 River of No Return
    • 1953 How to Marry a Millionaire
    24 hình dịch và tổng hợp​
     
    Nguyễn Trường thích bài này.