Phân tích Những điều chúng ta học được từ chất riêng trong phong cách của Andreson

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Hitchcock, 29/3/19.

Lượt xem: 2,738

  1. Hitchcock

    Hitchcock Cinematographer


    [​IMG]
    Với con mắt sắc sảo và sự tinh tường trong việc sáng tạo nên những thế giới kỳ khôi vĩ đại, cùng với hình tượng nhân vật lạnh lùng, Wes Anderson đã tạo ra một thể loại phim riêng của mình. Dù thể hiện nhiều hình mẫu nhân vật trong những bối cảnh và thời điểm khác nhau, từ những bãi biển ướt át đầy nắng những năm 1960 trong Moonrise Kingdom cho đến một tương lai lạc lối của Nhật Bản trong phim Isle of Dogs, những câu chuyện của Anderson khắc họa rõ nét nhân vật và thường được đặt trong những tình huống u tối, ví dụ như mất mát, hay rối loạn chức năng.

    Dù bạn có phải là người hâm mộ của cách làm phim đầy xảo quyệt của anh ấy hay không, thì khả năng sử dụng màu sắc, thiết kế bối cảnh và những kỹ thuật điện ảnh của Anderson đã tạo ra một phong cách riêng, hữu ích cho bất kỳ đạo diễn triển vọng nào. Hơn tất thảy, tất cả các chi tiết đều được lựa chọn kĩ càng và cùng phụ trợ nhằm xây dựng một ý tưởng liền mạch để thêm thắt vào mạch truyện của nhân vật.

    Trong một cuộc phỏng vấn trong quá trình tuyển người cho The Darjeeling Limited, Anderson chỉ ra cách mà một số chi tiết được lặp đi lặp lại lại xuyên suốt những bộ phim của mình.

    “Đơn giản chỉ là tôi thích điều đó”, anh nói, “Và tôi cảm thấy rằng đó là một thiếu sót đối với bản thân mình nếu không làm điều đó. Nếu tôi cảm thấy ý tưởng này là tuyệt vời nhất cho một câu chuyện, tôi chỉ muốn tập trung theo ý tưởng đó. Kể cả điều đấy đồng nghĩa với việc mọi người sẽ nhận ra đó là tôi”.

    Các nhân vật của Wes Anderson

    Trong một cuộc phỏng vấn về bộ phim The Grand Budapest Hotel, Anderson đề cập đến cách mình thường xuyên dùng những diễn viên dễ nhận diện trong các dự án của mình. Anh mong điều này sẽ không gây xao nhãng hoặc cảm giác như đó chỉ là diễn viên khách mời, bởi bản thân các nhân vật thường được phóng đại quá đến mức họ nổi bật theo cách riêng của mình.

    Trong trường hợp của dự án này, anh nói rằng mình đã mô hình hóa nhiều nhân vật dựa trên tropes củaseries Dickensian.
    Trong khi viết kịch bản, tốt hơn hết là phóng đại các nhân vật lên, sau đó kìm lại nếu cần.

    Vậy nên hãy tiếp tục và biếm họa nhân vật của bạn một cách vĩ đại và nực cười hết mức có thể. Những nhân vật này sẽ trở nên hài hước hơn – và nếu bạn đi quá xa, bạn luôn luôn có thể điều chỉnh lại mức độ.

    Anderson đồng thời chỉ ra rằng hầu hết các nhân vật của mình được lấy cảm hứng từ thực tế.
    Anderson chia sẻ rằng các nhân vật của mình rằng đôi lúc trở nên “kỳ quặc” hoặc “quái đản”, nhưng điều này được truyền cảm hứng từ một số thói quen kỳ quặc không đáng kể của những người mà Anderson thực sự biết ngoài đời thật. Bằng cách này, các nhân vật sẽ tái hiện lại được những tình cảm và cảm xúc chân thật nhất, bất chấp việc họ kỳ quái đến mức nào chăng nữa. Hãy ghi nhớ điều này khi xây dựng những nhân vật của riêng mình.

    Trang phục của Wes Anderson

    Giống như những bức biếm họa to lớn và ngớ ngẩn của các nhân vật của Anderson, anh hiểu rằng trang phục trong các bộ phim của mình thường được phóng đại hóa lên, trở thành một nhân tố để phát triển nhân vật. Trong đoạn phim ngắn sau đây từ The Life Aquatic, các diễn viên cùng đoàn làm phim đã bàn với nhau về tầm quan trọng của những bộ trang phục trong bộ phim.
    Diễn viên Bud Cort đã phát điên lên với trang phục của mình, ví nó như bệnh tiêu chảy vậy, nhưng Anderson khăng khăng với vẻ ngoài đầy polyester của nhân vật. Cort cuối cùng phải thừa nhận đạo diễn của mình đã đúng.

    “Xét trên một khía cạnh nào đó, trang phục kết hôn với diễn viên”, Cort chia sẻ, “và cho ra đời một nhân vật.”

    Willem Dafoe nói rằng anh ấy được đưa cho bộ trang phục của mình và được dặn là hãy thổi hồn cho nhân vật của mình. Có một số khoảng trống để tập với bộ trang phục, nhưng nó cần phải phù hợp với thẩm mỹ của Anderson.

    “Cuối cùng thì, đó phải là một cái gì đó anh ấy thực sự phản hồi lại,” Dafoe chia sẻ, “Anh ấy thực sự không cho phép mọi người ở trong thế giới tưởng tượng cá nhân, trừ khi những thế giới tưởng tượng đó trùng khớp với của anh ấy.”

    Bảng màu của Wes Anderson

    Anderson bị ám ảnh bởi sắc vàng và đỏ (có thể thấy rõ khi nhìn vào thiết kế bối cảnh của anh ấy) và thi thoảng điểm chút sắc xanh. Phim của anh thường sử dụng những màu sắc này với độ bão hòa cao.

    Bản tổng hợp những cảnh quay khác nhau của Anderson bởi Misha Petrick cho thấy cách màu sắc đã được sử dụng liên tục trong những bộ phim của anh ấy.
    Thậm chí có một đoạn phim ngắn tập trung vào cách Anderson sử dụng màu đỏ và vàng một cách chi tiết, cụ thể. Nhưng điều này có nghĩa là gì?

    Có ít nhất một bài học thuật cho rằng việc Anderson sử dụng những màu sắc sặc sỡ sẽ giúp tăng sự hứng thú của khán giả và giữ chân họ, đồng thời giúp người xem được kết nối với phong cách hình ảnh cùng cách kể chuyện đặc trưng của mình trong những bộ phim. Và chúng ta đang nói đến điều đó ở đây, vậy nên rõ ràng nó có hiệu quả.

    Vreeland, người viết bài báo này, đồng thời chỉ ra rằng cách Anderson sử dụng màu sắc cũng tương tự như cách anh ấy kể chuyện. Các nhân vật đôi khi bàn luận về những câu chuyện đen tối, đau buồn trong những cuộc hội thoại nhẹ nhàng và khô khan. Cũng như vậy, có những khi những điều u buồn và sầu thảm xảy ra với các nhân vật trên màn hình, nhưng họ vẫn có thể tìm thấy bản thân trong những mảng màu sắc vui tươi, rực rỡ, đem đến khía cạnh hài hước trong tình cảnh đó.

    Khi làm bộ phim, đừng bao giờ quên rằng màu sắc sẽ ảnh hưởng đến khán giả và có thể thay đổi bầu không khí của toàn bộ phim.

    Quay phim của Wes Anderson

    Có một số lựa chọn về hình ảnh nhất quán với cac bộ phim của Anderson, bao gồm các cảnh quay với bố cục phẳng và cấu trúc đối xứng, sử dụng ống kính dài. Anh ấy còn có dự định thêm chuỗi chuyển động slow-motion đầy kịch tính, những cảnh lia máy nhanh (swish pan), cùng những cảnh quay trên cao được sắp xếp một cách tỉ mỉ (còn được gọi là “knolling”)

    Trong một cuộc phỏng vấn năm 2015, DP Robert Yeoman đã bàn luận về các khía cạnh kỹ thuật nhằm nắm bắt góc nhìn đặc trưng của Anderson.
    “Tôi biết rằng khi Wes bước vào, điều đầu tiên anh ấy sẽ nói với tôi là, ‘Chúng ta có vuông với bức tường ở đây không?” Yeoman chia sẻ.

    Sự chuẩn xác là điều không thể thiếu khi sự đối xứng và đòi hỏi tính chính xác cao đối với các cảnh whip pan là một yêu tố không thể thiếu trong phong cách của Anderson. Sự chuẩn xác đến từng chi tiết của các diễn viên cũng rất quan trọng, nhưng Yeoman nói rằng Anderson thường là người yêu cầu sự tỉ mỉ cao trong phần diễn của các diễn viên, vậy nên mình không phải trở thành “kẻ xấu”.

    Whip pan và sự đối xứng đương nhiên không phải là cách duy nhất để hoàn thiện một cảnh quay. PHát triển phong cách riêng của bản thân, và một khi bạn nắm bắt được cách bạn muốn kể một câu chuyện, đừng ngại ngần đòi hỏi sự hoàn mĩ từ mọi người xung quanh nếu đó là những gì bạn muốn.

    Thiết kế bối cảnh của Wes Anderson

    Như Yeoman đã đề cập trong buổi phỏng vấn, các bối cảnh của Anderson đôi lúc cần phải được xây dựng để phù hợp với phong cách của anh ấy. Với một con mắt tinh tường tỉ mỉ và một ham muốn ghi lại mọi thứ bằng những cách cụ thể nhất, thiết kế bối cảnh trong phim của Anderson trở nên không thể thiếu đối với các dự án phim. Anderson đồng thời sử dụng các thiết lập của mình như là khi anh ấy sử dụng các nhân vật của mình và cho phép bối cảnh của mình có tính cách riêng.

    Trong đoạn video sau đây về việc xây dựng khách sạn hư cấu Grand Budapest Hotel, Anderson thảo luận về cách một trung tâm mua sắm bị bỏ hoang chuyển mình thành một khách sạn sang trọng, với nguồn cảm hứng là các khách sạn Đông Âu. Anderson đã có thể thực hiện quyền kiểm soát của mình đối với từng yếu tố trong bối cảnh của mình như bình thường bằng cách điều chỉnh không gian theo nhu cầu cá nhân.
    Trong bộ phim này có thêm một thử thách mới: quay trong 2 thập kỉ khác nhau - bối cảnh với tông màu đất khá buồn tẻ của những năm 1960 phải nhường chỗ cho màu đỏ và hồng tươi mới của những năm 1930.

    Trong cuộc phỏng vấn cho bộ phim Moonrise Kingdom, Anderson thừa nhận rằng có một số mô típ về hình ảnh mà mình gần như không thể thoát khỏi - ví dụ, anh ấy không biết tại sao mình lại hướng về và tập trung vào những chiếc lều màu vàng. Thay vì phản kháng lại, anh ấy lại để mặc và đi theo sự thu hút này, đồng thời cho phép nó kết nối với các tác phẩm của mình.

    Cuối cùng, cảnh quay hậu trường đầy thú vị sau đây trong phim Moonrise Kingdom, với Bill Murray, là không nhất thiết cần tập trung vào thiết kế bối cảnh, nhưng đây lại vô tình tiết lộ cách vô số bối cảnh được dựng lên. Một cảnh quay dolly cho thấy các phần khác nhau trong ngôi nhà của một hộ gia đình, được dựng trên sân khấu trong khi Murray băng qua. Đoạn cut trailer cho thấy cách mà nội thất của một không gian hẹp được ghi lại.
    Trình độ thiết kế bối cảnh của bạn hiển nhiên sẽ được quyết định bởi ngân sách và những gì có sẵn, nhưng cách tiếp cận của Anderson cho thấy rằng giá trị của sự sáng tạo. Có thể có một vị trí hoàn hảo phù hợp và vừa vặn với yêu cầu của bạn. Có thể bạn sẽ xây dựng bối cảnh từ đầu. Nếu bạn thực sự muốn có chất riêng, có lẽ bạn có thể thử dùng máy ảnh cỡ nhỏ hoặc dựng hoạt hình tĩnh vật.

    Có rất nhiều phong cách và chủ đề của Wes Anderson được lặp đi lặp lại xuyên suốt các bộ phim của anh ấy. Vậy một số lựa chọn ưa thích của bạn là gì?