Quay phim Những sai lầm phổ biến về bố cục khuôn hình trong quay phim

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 15/2/16.

Lượt xem: 4,953

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Ánh sáng, lựa chọn camera và ống kính đóng một vai trò lớn trong việc tạo hình ảnh, nhưng bố cục khuôn hình (framing) tệ thường tạo ra hoặc phá vỡ một cảnh. Dưới đây là một số sai lầm framing phổ biến của các DP mới vào nghề.

    Nhiều DP tài năng tập trung vào loại camera họ sẽ dùng, dynamic range là bao nhiêu, và làm thế nào để chiếu sáng cảnh một cách chính xác. Rõ ràng, đây là những quyết định quan trọng.

    Đối với các bạn, những người chỉ mới bắt đầu tham gia vào việc làm phim, đây là những sai lầm framing phổ biến nhất bạn nên tránh.

    1. Không có đường chân trời.

    [​IMG]
    Một nhà quay phim có kiến thức về nhiếp ảnh sẽ có khả năng siêu nhận thức của đường chân trời, vì nó rất quan trọng để thu được cảnh nhất định. Một số nhà quay phim có xu hướng bỏ qua hoàn toàn đường chân trời, tạo ra các cảnh lệch sang một bên giống như dùng kỹ thuật nghiêng máy sang một bên (dutch tilt).

    Chỉ cần đặt tripod thẳng thì đường chân trời của bạn sẽ thẳng và không bị nghiêng, hình ảnh của bạn trông sẽ đẹp mắt hơn nhiều. Có nhiều lần bạn sẽ muốn phá vỡ quy tắc này chỉ vì hiệu ứng hay lý do nào đó - nhưng một đường chân trời thẳng là cách tốt nhất nếu bạn muốn tránh mất phương hướng người xem.

    2. "Hở đầu" (head room) quá nhiều

    [​IMG]

    Để hở đầu quá nhiều
    Head room là khoảng không gian phía trên đầu nhân vật đến đỉnh khuôn hình. Một sai lầm framing rất phổ biến khác là để khuôn hình "hở đầu" quá nhiều. Thông thường, trong một cảnh trung bạn muốn để lại vừa đủ headroom ở trên chủ thể để khung hình không cắt đỉnh đầu họ. Đối với một cảnh cận, thậm chí bạn có thể muốn lên khung hình vừa đủ gần để chân tóc của diễn viên của bạn bị cắt khỏi khung hình - nhưng có một điều bạn hầu như luôn muốn tránh là có quá nhiều head room.

    [​IMG]
    Cân đối
    Nhiều DP mới bắt đầu sẽ quay với quá nhiều head room (đôi khi cách đầu diễn viên cả 30 cm), tạo ra một khung hình nhìn rất lạ. Trừ khi bạn muốn tạo ra một 'hình ảnh' cụ thể nào đó thì phải luôn kiểm tra head room.

    3. Lạm dụng khoảng thở "lead room"

    [​IMG]
    Lead room là khoảng không gian phía trước mặt của nhân vật. Qua tắc 1/3 cho rằng bất kỳ đối tượng, cá nhân hoặc yếu tố nào trong cảnh sẽ ở một trong ba cột dọc của khung hình. Bạn muốn chủ thể ở khung bên trái, bên phải, trung tâm - và có khả năng ở đâu đó ở giữa. Làm theo logic này hiệu quả mọi lúc, nhưng đôi khi các nhà làm phim sẽ lựa chọn làm khác hơn và sử dụng Lead room để thêm hiệu ứng khác cho hình ảnh của họ.

    Nói cách khác, họ có thể đặt một nhân vật ra rất xa về một bên của khung hinh, tức là 80% của khung hình sẽ trống rỗng, quá nhiều Lead room. Dù điều này có thể hiệu quả trong một số trường hợp hiếm gặp, thường thì hình ảnh có Lead room quá nhiều khiến người xem phân tâm, và không phải tốt như bạn nghĩ.

    4. Cảnh đối thoại không khớp


    [​IMG]
    Một sai lầm framing rất phổ biến khác liên quan đến quay cảnh đối thoại - đặc biệt khi hai cận cảnh không được bố cục khuôn hình giống nhau và không khớp với nhau. Hãy tưởng tượng bạn quay một cảnh cận với một góc 30 độ cho diễn viên đầu tiên, nhưng sau đó bạn lại quay diễn viên thứ hai với một góc 75 độ. Cả hai cảnh có thể nhìn riêng thì đẹp độc lập, nhưng khi dựng cảnh xen kẽ thì có thể sẽ không khớp với nhau.

    Trừ khi bạn có một lý do cụ thể để phá vỡ quy tắc này, thì nên luôn cố gắng giống cách framing và góc của bất kỳ cảnh nào mà bạn quay càng giống càng tốt nếu bạn muốn một hình ảnh tinh tế hơn.

    5. Quay từ dưới lên

    [​IMG]
    Không có cách nào gọi là "chuẩn" khi quay một diễn viên, và không có một góc độ nào là hoàn hảo cho mọi tình huống - nhưng bạn sẽ muốn tránh góc độ cực thấp trong nhiều trường hợp khi framing chủ thể. Nhiều DP được dạy ở trường điện ảnh là quay diễn viên từ một góc độ thấp sẽ tạo cảm giác mạnh trong khung hình (đó là sự thật), nhưng để hiệu ứng này hiệu quả, bạn không nhất thiết phải di chuyển camera xuống tận dưới sàn.

    Đôi khi chỉ cần đặt góc máy ảnh dưới tầm mắt một vài inch là đủ để tạo ra cảm giác mạnh mẽ, ngược lại quay cách tầm mắt hàng chục cm có thể tạo ra một hình kỳ lạ mà có lẽ không phù hợp với nhiều cảnh. Sử dụng góc cực thấp ít. Chúng sẽ có một tác động lớn hơn nhiều khi được đối chiếu với những cảnh được quay ở trung tâm hơn.

    Video dưới đây từ Tom Antos thảo luận về các tip framing cơ bản, và là một video hay cho bất cứ ai muốn hiểu hơn về những điều cơ bản:
    tham khảo premiumbeat
    biên tập 24hinh.vn team.​
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/16
    thuythcp, find_password and sontung07 like this.
  2. thuythcp

    thuythcp Registered

    cám ơn bạn rất hay và hữu ích dành cho ai mới tập quay phim