Hỏi-Đáp ý nghĩa của từng góc máy với tâm trạng của nhân vật, cảnh vật

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Chia sẻ' bắt đầu bởi sontung07, 22/3/16.

Lượt xem: 6,529

  1. sontung07

    sontung07 Registered

    Chào ad. Mình muốn hỏi khi quay phim sẽ có những góc máy để diễn tả cảm xúc của nhân vật, cảnh vật. Vậy thì những tâm trạng như vui buồn, đau khổ, bất hạnh... thì góc máy nên đặt như thế nào vậy ạ?
    Cảm ơn ad nhiều.
     
    phanhien thích bài này.
  2. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s Thành viên BQT

    Hi Tùng, Không có quy chuẩn 1 góc máy nào để thể hiện cảm xúc cả, mà nó thể hiện trong chính phong cách của DP hoặcđạo diễn xây dựng ban đầu để thể hiện ý đồ cảnh quay+kết hợp chiếu sáng+bố cục. Ví dụ: trong phim nhân vật vui: cảnh luôn động, máy dạng handheld.. còn khi buồn: máy fix, dùng chân , không có chuyển động...
     
    phanhien and sontung07 like this.
  3. sontung07

    sontung07 Registered

    Dạ. Em cảm ơn anh :)
     
  4. phanhien

    phanhien Registered

    ---------------CÁC GÓC ĐỘ THU HÌNH[1]---------------
    Góc độ thu hình theo vị trí của máy quay với chủ thể hình ảnh.
    Đối tượng thu hình phục thuộc vào vị trí đặt máy, có thể được thể hiện bằng hai cách: điểm nhìn bình thường và điểm nhìn không bình thường. Góc độ máy ngang là điểm nhìn bình thường, góc độ máy từ trên nhìn xuống và góc độ dưới lên là điểm nhìn không bình thường. Thông qua ống kính máy quay, tâm lý người xem cũng thay đổi qua từng góc độ thu hình. Dựa trên quan điểm về điểm nhìn ta có các góc máy với các ưu và nhược điểm
    a. Góc máy ngang tầm: ít mang tính hấp dẫn nhưng bảo đảm tính trung thực của hình ảnh. Tuy gây kịch tính nhưng lại là góc độ tốt nhất khi quay cận cảnh nhân vật, cho phép một sự miêu tả nhân vật theo lối trung thực nhất về ngoại hình cũng như biểu cảm nội tâm thông qua đôi mắt của họ, ngoài ra góc máy này nhân vật còn biểu lộ hướng giao lưu nhìn xuống hay nhìn lên hoặc nhìn người khác một cách chính xác. Tuy nhiên, góc máy này không khai thác tốt chiều sâu không gian phía sau nhân vật, các cảnh đông người (bị che khuất lẫn nhau)
    b. Góc máy cao: làm cho cảnh rộng bao la và đem lại cảm xúc mạnh mẽ cho người xem. Những cảnh quay lớn với ống kính góc rộng quay từ trên cao úp xuống làm cho các lớp cảnh, lớp nhân vật được bóc tác ra, không bị trùng lấp nhau. Góc máy cao làm cho nhân vật dường như bị thấp lùn đi, sử dụng với mục đích hạ thấp nhân vật, thường dùng cho nhân vật phản diện hay kẻ yếu thế. Ngoài ra, góc máy này còn nhằm minh họa tầm nhìn nhân vật theo góc nhìn tương đồng chủ quan của người cao hơn nhìn xuống thấp (phối hợp với góc máy thấp)
    c. Góc máy thấp: (góc máy hất) là góc máy mang tính mô tả dùng nhiều trong các cảnh công trình đồ sộ, góc máy này tạo cảm xúc mạnh mẽ hướng thượng. Khi quay nhân vật góc máy này tạo sự uy nghi (mô tả thần thánh hoặc các nhân vật quyền uy), ngoài ra góc máy này còn mang tính đề cao và hình tượng hóa nhân vật, tôn vinh, ca ngợi nhân vật
    --------------------------------------------------
    [1] Tài liệu tham khảo:
    Nhà quay phim, NSƯT. PHẠM THANH HÀ, Quay phim Điện ảnh và Truyền hình, NXB Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, Hà Nội, Năm 2015, (Chương 3 - Các góc độ thu hình, trang 147 đến trang 164).
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/4/16
    xuancanh0209, tran hung and sontung07 like this.
  5. sontung07

    sontung07 Registered

    Cảm ơn a rất nhiều. Rất bổ ích. Anh cho em hỏi, em muốn mua cuốn sách trên và 1 số tài liệu khác thì mua ở đâu vậy anh?
     
  6. phanhien

    phanhien Registered

    Sách về thể loại này bạn có thể tìm một trong các nguồn sau:
    1. Tìm một nhà cung cấp getlink mua một tài khoản VIP (gói phụ thuộc vào dung lượng), rồi vào các trang nước ngoài có liên quan đến vấn đề bạn cần tìm (Filmmarking, VFX, Montage,...) mà tải về tài liệu (văn bản hoặc media). Việc làm này không khuyến khích với các bạn chưa rành về việc getlink bởi chưa nắm quy luật cuộc chơi thường hay hoang mang khi bỏ tiền mà không lấy được tài liệu, mặt khác máy tính có thể bị tấn công bời virus,...và hạn chế cuối cùng là ngoại ngữ (Tiếng Anh là chính).
    2. Các nhà sách cũ, cái này phải có thú lang thang bới móc trong đống bụi bẩn và phải chịu cái giá của cuộc chơi, sách có giấy "đen nhẻm" nhưng lại sáng "giá", và không phải bước vào nhà sách là có cái "cũ" mình cần tìm, có khi năm này qua năm khác,...
    3. Xin xỏ trên diễn đàn (cách này không khuyến khích)! Bởi lọ mọ tìm kiếm trên mạng tài liệu hay lùng sục trong đống giấy bẩn của sách cũ nó có cái thú! Bạn không tin ư! Khi tìm đúng cái mình cần bạn sẽ thấy rất là "hưng phấn"...
    4. Hỏi người thầy dạy mình tài liệu nào cần cho nghề,...vì Thầy là người đã chắt lọc giúp bạn định hướng mình sẽ đọc cái gì CẦN. Đương nhiên, khi bạn làm nghề thì ảnh hưởng của người Thầy lên bạn sẽ rất lớn, cần định cho mình một nét riêng độc đáo!
    * Về quyển sách nói trên chỉ phát hành 500 quyển từ Bắc chí Nam, bản thân mình mua còn không kịp, sách hay nên khó tránh tình trạng "Cháy hàng", nên mình dùng cách thứ 4 (đã trình bày trên) và được Thầy hỗ trợ photocopy, bản mình đọc là bản photo mà thôi biết là sai Luật nhưng vì không thể khác được!(nói nhỏ thôi nhé) E:--) ....
     
    sontung07 and tran hung like this.
  7. sontung07

    sontung07 Registered

    chà, chỉ còn 1 cách đơn giản nhất là nhờ thầy, vừa chính xác, vừa nhanh, an toàn, hiệu quả. cảm ơn anh :)
     
  8. le minh chien

    le minh chien Registered

    Anh phanhien ơi anh có thể chia sẻ cho em cuốn sách Quay phim Điện ảnh và Truyền hình của NSƯT. PHẠM THANH HÀ được ko ạ :( .Em tìm mua mà ko đc :( .Mong anh giúp em ạ. Em cảm ơn!