Lịch sử điện ảnh thế giới - Phần III

Thảo luận trong 'Điện ảnh thế giới' bắt đầu bởi Hitchcock, 20/12/17.

Lượt xem: 6,177

  1. Hitchcock

    Hitchcock Cinematographer

    Cho dù điện ảnh đã đạt đến đỉnh cao ở Mỹ vào năm 1946, những hoàn cảnh thay đổi đã nhanh chóng mang lại những khó khăn trong 1 phần 4 thế kỷ sắp tới của lịch sử điện ảnh.

    VII. Phim sau chiến tranh thế giới lần thứ 2

    Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Tòa án tối cao Hoa Kỳ phán quyết hệ thống studio ở Hollywood (với các công ty nắm hết các khâu trong sản xuất, phát hành, chiếu phim) đã hình thành sự độc quyền, vi phạm luật chống độc quyền và ra lệnh các công ty từ bỏ quyền sở hữu các rạp chiếu phim.

    Cùng thời gian trên, các ủy ban trong Quốc hội Mỹ bắt đầu điều tra về những nghi ngờ về "sự rò rĩ" trong nền công nghiệp điện ảnh với sự tham gia của những thành viên trong đảng Cộng sản, người bị cáo buộc phản bội tổ quốc Hoa Kỳ và chịu sự điều khiển của Liên Xô. Các công ty điện ảnh đã phải sa thải và từ chối việc hợp động với các đạo diễn, diễn viên, nhà viết kịch bản nằm trong danh sách bị buộc tội. Thượng nghị sĩ Joseph R. McCarthy, người luôn buộc tội những viên chức chính quyền tham gia đảng Cộng sản đã cho ra đời chũ nghĩa chống Cộng (McCarthyism), kéo theo đó là danh sách đen (blacklist) trong ngành giải trí. Chính trị, chiến tranh lạnh, chống Cộng sản đã làm xáo trộn công nghiệp điện ảnh lúc bấy giờ.

    Nhưng những bước tiến của truyền hình mới là nguyên nhân của sự sụp đổ to lớn này, cho dù điện ảnh có dấu hiệu đi xuống trước khi truyền hình trở nên phổ biến. Vào những năm 1950, máy thu hình trở nên phổ biến một cách mau lẹ kèm theo việc tới các rạp chiếu bóng giảm sút. Trong nỗ lực chống lại sức lôi cuốn của truyền hình, các công ty điện ảnh phải chấp nhận và làm ra những công nghệ mới - màn ảnh rộng và công nghệ 3-D - nhằm tăng sự thu hút chú ý của công chúng. Tuy nhiên không phải mọi thứ đều tốt đẹp ngay từ đầu. Công nghệ 3-D ghi lại nhiều hình ảnh phức tạp thông qua một bộ lọc điều khiển ánh sáng chính xác và buộc người xem phải đeo kính đặc biệt để có thể chiêm ngưỡng những hiệu ứng 3-D. Trong 2 năm 1953 và 1954, phim 3-D được giới thiệu bởi các xưởng phim Hollywood với khẩu hiệu quảng cáo "come of the scree right at you", tuy nhiên khẩu hiệu nhanh chóng thất bại, phim 3-D cũng đổ vỡ theo.

    Màn ảnh rộng mang lại những thay đổi cơ bản về kích cở và tỉ lệ của màn ảnh. CinemaScope, được giới thiệu cùng với phim The Robe (1953), là một trong những công nghệ màn ảnh rộng đầu tiên, yêu cầu máy quay nén hình ảnh lên phim 35 li chuẩn và máy chiếu bung ra lại hình ảnh, mang tới hình ảnh gấp 2 bình thường, công nghệ ra đời sau này, Panavision ra đời muộn hơn và nó nhanh chóng trở thành công nghệ màn ảnh rộng chuẩn.

    Cho dù nền công nghiệp điện ảnh Mỹ tiếp tục thống trị thế giới, nhưng với những khó khăn gặp phải đã làm các nền điện ảnh khác giành lại được vị trí trên quốc tế thông qua những sự thay đổi về nội dung và nghệ thuật sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.

    VII. Trào lưu điện ảnh thế giới

    1. Điện ảnh Ý và chủ nghĩa tân hiện thực

    [​IMG]

    Trào lưu điện ảnh quan trọng sau chiến tranh đến tư nước Ý, và được gọi là tân hiện thực (neorealism). Trào lưu này có xuất phát từ trào lưu hiện thực thơ ca ở Pháp vào những năm 1930, nói về nước Italy thoát khỏi chủ nghĩa phát xít và hi vọng vào một xã hội dân chủ hơn.

    Đi đầu cho trào lưu này là Roberto Rossellini, đạo diễn của Roma città aperta (Rome, Open City, 1945), Paisà (Paisan, 1946) Vittorio De Sica, người hợp tác với nhà kịch bản Cesare Zavattini trong Sciuscia (Shoeshine, 1946), Ladri di biciclette (The Bicycle Thief, 1948), Miracolo a Milano (Miracle in Milan, 1951), Umberto D. (1952). Hai đạo diễn này quay phim ngay trên đường phố, những địa điểm có thật hơn là quay trong studio và lồng tiếng tại studio sau khi quay xong phim.

    Bộ phim Ossessione (Obsession, 1942) của đạo diễn Luchino Visconti được xem là phim đầu tiên của trào lưu hiện thực mới. Sau này ông còn làm phimLa terra trema (The Earth Trembles, 1948) nói về làng chài Sicilian. Trong phim Visconti sử dụng những người đàn ông đánh cá thật sự và gia đình của họ như những diễn viên. Đạo diễn Federico Fellini tuy trên cương vị chính chỉ làm những tác phẩm hài kịch nhưng với tư cách là nhà viết kịch bản thì ông là người tiếp bước Visconti khi viết kịch bản cho những bộ phim của Rossellini.

    Tuy trào lưu này giành được những lời khen ngợi từ thế giới nhưng nó lại gây ra những tranh cãi từ ngay trong nước, bởi vì sự phê phán của nó về xã hội đương thời. Luật năm 1949 cho phép chính phủ không cho các nhà sản xuất vay kinh phí và cấp phép cho những bộ phim mang tư tưởng "nói xấu đất nước". Tuy thế nhưng những tác động của trào lưu này vẫn bền vững, các nhà làm phim từ châu Á, châu Phi và Mỹ Latin xem chủ nghĩa tân hiện thực như là sự lựa chọn cho những giấc mơ Hollywood hay một ví dụ để làm những bộ phim không đắt mà cũng không rẽ.

    2. Phim Pháp và làn sóng mới

    [​IMG]
    Trong suốt những năm 1950, một trào lưu mới lại hình thành ở Pháp dưới sự "dìu dắt" của những nhà phê bình phim trẻ. Những bài phê bình của họ thường kêu ca về phong cách văn chương quá cao trong phim Pháp vì có sự coi trọng người viết kịch bản hơn đạo diễn. Họ thường có những bài viết khen ngợi các đạo diễn Hollywood như Alfred Hitchcock mới chính là những "tác giả" thực sự của những bộ phim mình làm vì họ điều khiển được hình ảnh phim.
    Vào cuối những năm 1950, một số những nhà phê bình này bắt đầu làm những bộ phim đầu tiên cho mình theo nhữnh học thuyết mà họ đề ra. Và điều này trở thành làn sóng mới ở Pháp (nouvelle vague - new wave). Những người đi tiên phong gồm có François Truffaut, với Les quatre cents coups (The 400 Blows, 1959) Jean-Luc Godard với À bout de souffle (1959; Breathless, 1961). Phim của Godard thách thức những những tính chất tường thuật theo lệ thường bằng cách sử dụng jump cut (tạo nên những gián đoạn về thời gian để phá vỡ tính liên tục của cảnh). Những thay đổi trên chỉ rõ khát khao của các nhà làm phim theo làn sóng mới muốn khái niệm hóa lại điện ảnh. Những nhà phê bình trở thành đạo diễn còn có Jacques Rivette, Eric Rohmer và Claude Chabrol. Còn những nhà làm phim theo làn sóng mới bao gồm Alain Resnais, Jacques Demy, and Agnes Varda.

    Những nhà làm phim theo làn sóng mới muốn phục hồi lại vai trò của Pháp trong điện ảnh thế giới và cũng cố mối liên kết giữa khát vọng nghệ thuật và sự lôi cuốn "bình dân" của điện ảnh. "Làn sóng mới" ở Pháp còn ảnh hưởng đến các nhà làm phim ở các nước khác Séc, Nhật Bản và Brasil.

    3. Ingmar Bergman và Luis Buñuel

    [​IMG]
    Ingmar Bergman​
    Ngoài sự ra đời của các trào lưu điện ảnh thế giới tại Ý và Pháp, những năm 1950 còn đánh dấu sự nổi lên của nghệ thuật điện ảnh quốc tế, làm nổi bậc lên những thành tựu của các nhà làm phim cá nhân, đại diện tiên phong cho trào lưu quốc tế là Ingmar Bergman.

    Phong cách làm phim của ông được thể hiện nổi bật trong 2 bộ phim phát hành năm 1957 Det sjunde inseglet (The Seventh Seal) Smultronstallet (Wild Strawberries). Cả hai đều liên quan tới những vần đề triết học rộng lớn và chủ đề tôn giáo : sự có mặt của Chúa ở thế giới, những điều ngu xuẩn của cuộc đời, sự lạnh lẽo và cô đơn của cái chết. The Seventh Seal là câu chuyện của một chàng hiệp sĩ người Thụy Điển trở về sau cuộc Thập tự chinh, người đã được thần Chết viếng thăm và cho phép chới một ván cờ để giành lấy mạng sống của mình. Phim đã đạt giải tại liên hoan phim Cannes

    Một cái tên đại diện khác nghệ thuật điện ảnh quốc tế là Luis Buñuel, một tên tuổi không phải là mới mẻ trong giới điện ảnh quốc tế, rời đất nước Tây Ban Nha trong suốt cuộc chiến trang dân tộc giữa những năm 1930, ông trải qua 10 năm ở Mỹ mà không làm thêm một phim nào cho đến khi trở lại nghề đạo diễn vào năm 1946 với bộ phim Mexico Los olvidados (The Young and the Damned, 1950), phim đã mang lại cho ông một giải thưởng hàn lâm Golden Ariel ở Mexico và giải thưởng ở liên hoan phim quốc tế Cannes và đưa ông trở lại sự chú ý của quốc tế. Los olvidados là câu chuyện về những thiếu niên lang thang bần cùng ở thành phố Mexico. Những năm 1960, ông quay về châu Âu và làm phim thêm 20 năm, hầu hết là tại Pháp.

    4. Điện ảnh Đức mới

    Sau chiến tranh, nước Đức bị phân thành 2, một nữa chiếm giữ bởi Liên Xô đã trở thành nước cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) và nữa còn lại chịu sự cai quản của quân đồng minh trở thành Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đức), điều này làm cho các nhà làm phim ở hau nước cũng đi theo những con đường khác nhau. Sau chiến tranh không có một tác phẩm nào của điện ảnh Đức gây được tiến vang trên bình diện quốc tế, cho đến những năm 1960, tại Tây Đức, các nhà làm phim cố gắng tạo ra das neue Kino (Điện ảnh mới), giống như các làng sóng mới xuất hiện ở khắp nới trong cùng thời gian.

    Trào lưu mới ở Tây Đức được biến đến với cái tên "Điện ảnh Đức mới" được tiên phong bởi Volker Schlöndorff, Alexander Kluge, Werner Herzog, and Wim Wenders. Người có nhiều tác phẩm và hay thích tranh luận trong số các đạo diễn ở Tây Đức lúc bấy giờ là Rainer Werner Fassbinder, người có gần 40 tác phẩm trong 13 năm nghề trước khi chết vào năm 1982. Những tác phẩm đầu tiên của ông chủ yếu nói về sức mạnh khát vọng tình ái, cong những bộ phim sau này thì lại tập trung vào nước Tây Đức sau thê chiến II.

    Lịch sử là chủ đề chính của "Điện ảnh Đức mới" khi các nhà làm phim mang lại cái gọi là "công việc của đau thương"nói về sự tàn phá của chiến tranh và những "gánh nặng" của lịch sử nước Đức, đặc biệt duới thới Quốc xã. Điểm nổi bậc thứ 2 trong trào lưu điện ảnh này là sự nổi lên của các nhà làm phim nữ Helke Sander and Helma Sanders-Brahms. Và nội dung thứ 3 là sự thống trị của văn hóa Mỹ trong các tác phẩm như Im Lauf der Zeit (Kings of the Road, 1976) của Wenders.

    5. Làm phim ở Anh và Ailen

    [​IMG]
    Trong những năm ngay sau chiến tranh, những đạo diễn kỳ cựu Michael Powell, David Lean, và Carol Reed, những người mới nổi như đạo diễn - diễn viên Laurence Olivier đã tạo nên giai đoạn đặc biệt trong sáng tạo của điện anh Anh và chấm dứt sự thống trị của Hollywood trong các rạp chiếu phim vào cuối những năm 1950. Phim của Anh trong giai đoạn này được đánh giá cao vì những tác phẩm hài kịch khác thường như The Lavender Hill Mob (1951), The Man in the White Suit (1951) và The Ladykillers (1955), tất cẩ đều được làm tại Ealing Studios. Một số các đạo diễn nổi tiếng khác thì làm việc tại Hollywood hoặc các công ty quốc tế, Lean là ví dụ với giải thưởng Oscar cho phim và đạo diễn trong The Bridge on the River Kwai (1957)Lawrence of Arabia (1962).
    Ở thể loại phim tài liệu (một truyền thống của Anh), trào lưu điện ảnh tự do được phát triển trong những năm 1950 đã mang lại những thước phim về cuộc sống của những người lao động. Trào lưu này đưa mang tới chủ nghĩa hiện thực xã hội xuất hiện trong những bộ phim truyện vào đầu những năm 1960 như The Loneliness of the Long Distance Runner (1962) của đạo diễn Tony Richardson. Những bộ phim tài liệu đổi mới được làm bởi những người như Peter Watkins, ông gọi các tác phẩm là sự "tái tạo" các sự kiện lịch sử, quá khứ và tương lai. Bộ phim The War Game (1965) nói về khả năng tấn công hạt nhân ở Anh và đã tạo ra các cuộc tranh cãi về việc miêu tả sự hủy diệt của hạt nhân.

    Trong 10 năm sau, chủ nghĩa hiện thực xã hội tiếp tục được các đạo diễn như Mike Leigh and Ken Loach tiếp tục trong những bộ phim về tầng lớp trung bình và tận cùng của xã hội. Điện ảnh Anh còn đưa tới những bộ phim về quyền bình đẳng nam nữ và những sự xấu xa đen tối của văn hóa Anh. Điện ảnh Ailen bắt đầu gây chú ý thông qua bộ phim The Crying Game (1992) của Neil Jordan.

    6. Liên Xô

    Điện ảnh vẫn bị điều khiển bởi chính quyền ở Liên Xô từ sau chiến tranh cho đến tận khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Sau chiến tranh, một số bộ phim của Liên Xô được lưu truyền ở châu Âu và Mỹ, chủ yếu về đề tại bất công hay vô ích của chiến tranh như Letyat zhuravli (The Cranes are Flying, 1957) của Mikhail Kalatozov.

    Từ 1958 đến những năm 1960, là giai đoạn của sự sáng tạo tự do trong đời sống văn hóa Xô Viết, các nhà làm phim nổi lên với những tác phẩm gây kinh ngạc như những thành tựu lớn của điện ảnh thế giới, kể cả khi họ phải đối mặt với sự đàn áp từ bên trong đất nước. Sergei Paradzhanov làm bộ phim Teni zabytykh predkov (Shadows of Our Forgotten Ancestors, 1964) kể về cuộc sống khó khăn của chàng thành niên trẻ Ivan tại vùng quê Xô Viết sau khi anh trai của mình chết vì cứu mình khỏi vụ đổ cây, phim sử dụng nhiều hình ảnh trừu tượng đầy màu sắc và ánh sáng nhằm diễn tả trạng thái cảm xúc của nhân vật. Andrei Tarkovsky được biết đến với Andrey Rublyov (1966), Solaris (1972), và những bộ phim đầy huyền bí và biểu tượng khác.

    Trong giai đoạn glasnost (công khai, cải cách) đã xóa bỏ những bộ phim cũ, các bộ phim mới bị giới hạn trong chủ đề chính trị và dời sống cá nhân. Khi Liên Xô sụp đổ và chia thành các nước cộng hòa khác sau (SNG), các nhà làm phim bắt đầu khai thác những "gáng nặng" lịch sử hiện tại như các nhà làm phim Đức đã từng làm.

    7. Đông Âu
    Cũng như Liên Xô, các quốc gia Đông Âu sau chiến tranh đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và nhà nước điều hành điện ảnh cho đến khi chế độ bị sụp đổ từ năm 1989. Tuy vậy phim vẫn là một phương tiện hiệu quả để tăng uy tín trên văn hóa quốc tế. Các nước Đông Âu hổ trợ mạnh mẽ cho các nhà làm phim và cố gắng cho lưu thông các tác phẩm của họ một cách rộng rãi.

    Balan là nước tiên phong với các tác phẩm của Andrzej Wajda, bao gồm Pokolenie (A Generation, 1954), Kanał (1957) Popiół i diament (Ashes and Diamonds, 1958). Trong những năm 1960, điện ảnh nhộn nhịp khắp nơi, ví dụ như Sec-Slovakia với những tác phẩm theo làn sóng mới của chính mình như Lasky jedne plavovlasky (Loves of a Blonde, 1965) của Miloš Forman, Ostre sledovane vlaky (Closely Watched Trains, 1966),của Jiří Menzel và Hori, ma panenko! (The Firemen’s Ball, 1967) của Forman. Làn sóng mới ở Sec chấm dứt vào năm 1968 khi Liên Xô cho quân vào ngăn chặn những cải cách cãi lương về chính trị.

    Tại Nam Tư, Dušan Makavejev dần gây được chú ý với những phim như Covek nije tica (Man Is Not a Bird, 1966). Còn tại Hungari, nhà làm phim Miklós Jancsó nổi tiếng với Meg ker a nep (Red Psalm, 1971). Liên Xô rút quân tạo điều kiện cho các nhà làm phim sống lưu vong trở về nước. Lucien Pintilie là 1 ví dụ, trở về Romani và làm một bộ phim Le chene (The Oak, 1992) và nhiều bộ phim khác về lịch sử.

    8. Điện ảnh châu Á

    [​IMG]
    Điện ảnh châu Á được biết đến qua những tác phẩm của Nhật và Ấn Độ, bắt đầu từ những sự khen ngợi với các nhà làm phim cá nhân. 2 đạo diễn kỳ cựu của Nhật là Mizoguchi Kenji và Ozu Yasujiro cùng với nhà làm phim trẻ Akira Kurosawa được thừa nhận là những người tiên phong về chú trọng văn phong trong điện ảnh, Ozu làm những bộ phim nói về sự phức tạp và các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình như Tokyo monogatari (Tokyo Story, 1953). Mizoduchi lại làm những phim về bầu không khí phức tạp với việc kết hợp hiện thực và siêu nhiên như trong Ugetsu (1953). Kurosawa, còn hoạt động cho đến những năm 1990, làm những phim về những kỳ lịch sử hòa hùng như Rashomon (1950) and The Seven Samurai (1954). Vào những năm 1960, Nhật Bản cũng có một làn sóng mới riêng cho mình với những bộ phim của Ōshima Nagisa, Imamura Shohei, and Shinoda Masahiro.
    Phim tại Ấn Độ được phát triển tử rất sớm, khoảng những năm 1930 khi mà âm nhạc còn là ngành giải trí phổ biến. Tại đất nước có hơn 12 ngôn ngữ chính thì phim âm nhạc mới có khả năng vượt qua những rào cản ngôn ngữ. Nhà làm phim đầu tiên của Ấn Độ được đánh giá trên quốc tế là Satyajit Ray đạo diễn của "bộ ba bi kịch Apu" - Pather Panchali (Song of the Little Road, 1955), Aparajito (The Unvanquished, 1956) Apur Sansar (The World of Apu, 1959). Mrinal Sen trở thành nổi tiếng với những bộ phim về chính trị. Thể loại phim phổ biến nhất ở Ấn Độ vẫn là âm nhạc và kịch melo (Melodrama).

    Điện ảnh Trung Quốc được chú ý từ những năm 1980 với các nhà làm phim trẻ như Chen Kaige, Zhang Yimou, and Tian Zhuangzhuang. Họ phá vơ những cách làm phim truyền thống, đi về các vùng nông thôn để làm phim về cuộc sống hằng ngày. Tại Đài Loan, Hou Hsiao-hsien là đạo diễn của những bộ phim quan trọng về lịch sử của hòn đảo này. Tại Hồng Kông, Stanley Kwan được biết đến với những bộ phim nổi tiếng ở thể loại kịch melo.

    9. Điện ảnh ở Úc và New Zealand

    Cho dù hai quốc gia nói tiếng Anh là Úc và New Zealand làm phim từ rất sớm, ngay những buổi đầu mới ra đời thì họ vẫn rất khó khăn để khẳng định tiếng tăm của mình bởi sự thống trị của điện ảnh Anh và Mỹ. Mãi đến những năm 1970, điện ảnh Úc mới nổi lên với sự tài trợ của chính phụ và đào tạo có quy mô với các nhà làm phim. Và sự đầu tư đúng đắn đã thu về được số lượng và chất lượng (được đánh giá cao trên quốc tế) phim của những đạo diễn Peter Weir với Picnic at Hanging Rock (1975) và The Last Wave (1977); Fred Schepisi, với The Chant of Jimmie Blacksmith (1978); Gillian Armstrong với My Brilliant Career (1979); Bruce Beresford với Breaker Morant (1979).

    Thành công có thể mang lại đối thủ ở khắp nới như điều đả xảy ra với các đạo diễn và diễn viên Anh sau thế chiến II, tất cả các nhà làm phim Úc được kể trên đều chấp nhận các lời đề nghị hợp tác với Hollywood và tiếp tục công việc tại Mỹ. Một sự thật cũng đúng với các diễn viễn như Mel Gibson khi ngôi sao trong 2 bộ phim Úc Mad Max (1979) Mad Max 2 (1981) tiếp tục đóng những nhân vật tương tự trong các bộ phim hành động ở Hollywood và trở thành ngôi sao trong bộ phim đoạt giải Oscar Braveheart (1995).

    Nhưng Úc cũng làm điều tương tự với New Zealand như những gì mà Mỹ làm với họ. Đạo diễn Jane Campion đã làm nên tên tuổi của bà với các bộ phim như Sweetie (1989) trước khi làm bộ phim nổi tiếng The Piano (1993).Đạo diễn Lee Tamahori xuất hiện ấn tượng với Once Were Warriors (1994).Sau này Tamahori cũng rời Úc và đến với Hollywood.

    10. Điện ảnh ở châu Phi và thế giới Ảrập

    Cho dù đã làm phim ở Ảrập và châu Phi đã trước đó 10 năm nhưng đến những năm 1960, các nhà làm phim ở châu Phi mới dần dần phát triển trong giai đoạn "xây dựng" sau thời gian dài là thuộc địa của các đế quốc châu Âu. Điện ảnh Ai Cập sớm nổi lên khi sự thay đổi về chính trị làm cho các nhà làm phim như Youssef Chahine có thể làm những tác phẩm phong cách hiện thưc mới như Al-Ard (The Land, 1969).
    Tại phía Nam Sahara, người tiên phong là đạo diễn Ousmane Sembène của Senegal, một tiểu thuyết gia chuyển sang làm đạo diễn. Các nhà lịch sự điện ảnh coi tác phẩm ra mắt của Sembène La noire de ... (Black Girl, 1966) là bộ phim da đen đầu tiên cho dù được quay tại Pháp với đoàn làm phim Pháp. Sau này ông trở về Senegal và làm những phim về chính trị, xã hội. Tất cả đã đưa ông lên vào những người tiên phong của kỷ nguyên điện ảnh châu Phi. Các đạo diễn nổi bật khác còn có Souleymane Cisse người Mali,đạo diễn của Finye (The Wind, 1982) và Yeelen (The Light, 1987); Idrissa Ouedraogo người Burkina Faso, đạo diễn của Yaaba (1989) và Tilai (1990).

    Tôn giáo và chịnh trị đã ngăn cản sự sáng tạo của các nhà làm phim tại Trung và Bắc Phi. Sự can thiệp của chính trị vào đời sống cá nhân là chủ đề cho nhà làm phim Palestin Michel Khieifi với tác phẩm Noce in Galilee (Wedding in Galilee, 1987) quay tại một ngôi làng ở West Bank dưới sự chiếm đóng của quân đội Israel.