Tìm hiểu công nghệ màn hình Quantum Dot trên TV

Thảo luận trong 'TV' bắt đầu bởi Bonnie Crockett, 21/3/15.

Lượt xem: 1,930

  1. Bonnie Crockett

    Bonnie Crockett Registered

    [​IMG]
    Các nhà sản xuất tivi đang ở trong cuộc chiến về việc liên tục thêm những tính năng mới nhằm thuyết phục người dùng mua một chiếc tivi mới. Tiếp theo sau công nghệ 3D, 4K và màn hình cong, màn hình Quantum Dot đang dần trở thành xu hướng mới. Đây không phải là một công nghệ mới, nhưng chúng đang thực hiện theo cách riêng, và rất có thể người dùng sẽ thấy chúng được quảng cáo trong thời gian tới đây. LG đã giới thiệu màn hình tivi quantum dot tại triễn lãm CES 2015 vừa qua; Sony, Samsung và TCL cũng khẳng định rằng họ sẽ sản xuất và bán loại tivi này.

    Những lợi ích từ màn hình Quantum Dot

    Vì sao màn hình Quantum Dot lại có ích so với các loại màn hình khác? Bởi, nó có thể giải quyết vấn đề lớn với các tivi sử dụng màn hình LED phổ biến hiện nay. Nhiều người dùng thích sử dụng màn hình Plasma (không còn được sản xuất) và OLED, đây là những loại màn hình được đánh gía là cho chất lượng màu tối có độ sâu cao và màu sắc cũng phong phú hơn so với tivi màn hình LED.

    [​IMG]
    Các tivi màn hình LED hiện tại thật sự chỉ là một màn hình tivi LCD, và khác biệt ở chỗ là sử dụng đèn nền LED. Những năm trước đây, tivi LCD sử dụng tấm nền CCFL (Cold Cathode Fluorescent Lamp - đèn nền huỳnh quang lạnh) tạo ra một ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng sau đó đi qua các điểm ảnh trên màn hình để trở thành bất cứ màu sắc ánh sáng cần thiết nào. Tivi LED sử dụng đèn nền LED có mức độ tiêu hao năng lượng thấp hơn, tạo ra ít nhiệt hơn và đòi hỏi ít không gian hơn. Đó là lý do tại sao các tivi hiện tại có thể mỏng và tiêu thụ ít điện năng.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, dường như có một điểm gì đó đã không tồn tại trong quá trình chuyển đổi sang nền LED. Tivi LED sử dụng đèn nền LED để tạo ra ánh sáng màu xanh cho đèn nền của chúng. Ánh sáng sau đó đi qua các bộ lọc trên màn hình và trở thành màu sắc ánh sáng cần thiết. Nhưng thay vì bắt đầu bằng ánh sáng trắng, tivi LED bắt đầu với ánh sáng màu xanh. Điều này khiến cho nước màu của những đối tượng tối trở nên sáng hơn so với những gì chúng cần, và màu sắc xuất hiển thị ít sinh động hơn so với những gì người dùng muốn. Để giảm bớt vấn đề này, các nhà sản xuất đã làm mờ đèn nền LED trong các vùng màn hình tối, đó là lý do tại sao người dùng thấy tivi được quảng cáo với các tính năng như “local dimming”.

    [​IMG]
    Có thể hiểu tính năng "local dimming" là tên gọi của công nghệ cho phép thay đổi độ đồng nhất của đèn nền LED trên TV, nhằm tăng độ tương phản hình ảnh hiển thị. Để làm được điều này, những vùng (đèn LED) chiếu sáng tại những khu vực hiển thị hình ảnh có màu tối sẽ được làm mờ cục bộ - trong khi các vùng có màu sắc tươi sáng khác trên khung hình sẽ vẫn được chiếu sáng một cách bình thường. Công nghệ này được phát triển giúp cải thiện chất lượng sắc đen và độ chi tiết cảnh tối của các thế hệ TV LED, vốn có nhiều hạn chế khi thể hiện cảnh tối, độ tương phản khi so sánh với sắc đen của các thế hệ TV Plasma.

    Cách giải quyết vấn đề từ màn hình Quantum Dot

    Quantum Dot là các tinh thể nano phát sáng hấp thụ ánh sáng có một bước sóng và chuyển đổi nó sang đối tượng khác, được phát minh ra lần đầu tiên tại Bell Lads vào năm 1982. Về cơ bản, chúng là những tinh thể nhỏ có thể được thêm vào ở trên lớp nền của một tivi LED hoặc một màn hình tương tự. Khi đèn LED màu xanh điển hình được chiếu qua một lớp của Quantum Dot, các tinh thể phá vỡ ánh sáng và tạo ra một ánh sáng trắng mạnh có chứa tất cả các màu sắc của quang phổ. Ánh sáng này sau đó tạo ra chất lượng hình ảnh tốt hơn với các đối tượng có màu tối, sẫm và màu sắc xanh không còn rực rỡ hơn.

    [​IMG]


    [​IMG]
    Bob Willett
    Tivi LED với công nghệ Quantum Dot có chất lượng hình ảnh thực tế hơn so với với tivi Plasma hay OLED. Nếu là loại edge-lit, tivi Quantum Dot sẽ được tích hợp vào ống bố trí trên các cạnh của màn hình, nơi ánh sáng được chiếu qua. Tuy nhiên, so với hầu hết các tivi, màn hình Quantum Dot sẽ là một lớp phim ngay trên nền.

    Nhược điểm trong tivi Plasma và OLED

    [​IMG]
    Tivi Plasma nhận được rất nhiều tình cảm từ những người đam mê giải trí tại gia, nhưng các nhà sản xuất không đầu tư vào chúng nữa. Chúng có kích thước lớn, nặng và tiêu thụ nhiều điện năng. Một số nhà sản xuất đã thật sự đặt cược vào màn hình OLED bằng việc sử dụng các đi-ốt hữu cơ phát sáng mà không cần đến đèn nền truyền thống. Thay vào đó, mỗi điểm ảnh cơ bản tạo ra đèn nền của riêng mình nếu cần thiết. Vì vậy, nếu một điểm ảnh cần có màu tối, điểm ảnh đó sẽ hoàn toàn trở thành đen và không có ánh sáng chiếu xuyên qua nó. Đây là lý do tại sao việc sử dụng màu nền tối có thể tiết kiệm pin cho những chiếc smartphone trang bị màn hình OLED.

    [​IMG]



    [​IMG]
    Đó là những điều khá tốt, nhưng đã có những vấn đề xảy ra với màn hình OLED bởi nó vẫn còn đắt và khó chế tạo so với những dự định trước đây. Ngành công nghiệp công nghệ cao đã đặt cược rất nhiều vào tivi LED, thật sự là tivi LCD với nền LED. Công nghệ Quantum Dot có thể làm việc với màn hình LED hiện có, vì nó chỉ đòi hỏi một lớp màng trên tivi, có thể được đưa vào quy trình sản xuất tivi LED.

    Quantum Dot hấp hẫn, nhưng phải chờ

    Tivi Quantum Dot thật sự có nhiều điểm hấp dẫn, nhưng trong thực tế nó là một công nghệ đắt tiền và làm các nhà sản xuất đang sử dụng dùng để phân biệt giữa tivi cao cấp với tivi giá rẻ hoặc tầm trung. Mặc dù tivi 4K có giá bán đang giảm, trong khi công nghệ Quantum Dot ở thời điểm hiện tại vẫn còn khá đắt khiến người dùng suy nghĩ trong việc đầu tư, nhưng về lâu dài thì công nghệ này có thể sẽ được giảm giá, thậm chí tạo ra các tivi giá rẻ, giúp tivi LED tốt hơn so với công nghệ Plasma và OLED.

    [​IMG]
    Nhìn chung, cụm từ Quantum Dot thật sự có ý nghĩa nhất định trong công nghệ tivi, thậm chí nó có vẻ như là một sự nâng cấp sáng giá cho người dùng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người dùng phải bỏ tiền ra gấp 4 lần chỉ để mua một chiếc tivi có tính năng này. Do đó, tốt nhất người dùng nên chờ đợi công nghệ này một thời gian để giá thành giảm xuống sau đó hãy đầu tư.
     
    Last edited by a moderator: 5/5/15
    admin thích bài này.