Mỹ luôn được coi là biểu tượng của quyền lực, giàu có, sức mạnh khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực của thế giới trong đó có điện ảnh. Ra đời ngay từ cuối thế kỷ 19, điện ảnh Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành nền điện ảnh hàng đầu thế giới cả về số lượng phim và chất lượng phim. Hãy cùng 24hinh/s nhìn lại điện ảnh Mỹ những năm gần đây “Góc nhìn Hollywood” về những thử thách Trumbo Cuối năm 2015, đạo diễn Adam McKay trình làng bộ phim The Big Short, phim diễn tả một cách đầy đủ về khủng hoảng kinh tế năm 2008—đi sâu và chuẩn xác vào những chi tiết, con số, theo cách mà trước đây chưa bộ phim nào làm, điều này thường được thấy trong phim tài liệu nhiều hơn là trên màn ảnh rộng. 2015 là năm của những bộ phim “lạ thường” và The Big Short không phải là phim duy nhất trong năm phản ánh một cách thẳng thắn về những thực trạng khá tăm tối của chính trị và kinh tế Mỹ, những điều mà người dân Mỹ luôn chỉ được biết một phần sự thật; ở đó còn có Trumbo—phim có nhân vật chính là một nhà biên kịch Hollywood, một người đi theo đảng Cộng Sản Mỹ (Bryan Cranston đóng) có nội dung phơi bày những tội ác chống lại tự do trong quá khứ của nước Mỹ, thuộc thể loại phim tiểu sử với phong cách truyền thống; tiếp đến là 99 Homes, một phim có mô típ khá giống The Big Short, kể về một ông bố đơn thân (Andrew Garfield đóng) trong tình trạng túng quẫn và trong cơn sốt bất động sản bị dụ dỗ bởi tay cò/lừa đảo bất động sản—vai diễn của Michael Shannon, phim có nhiều đoạn hội thoại mang tính triết lý rất thú vị; hay Our Brand Is Crisis, một bộ phim của đạo diễn Gordon Green, nói về một chuyên viên tư vấn chính trị vướng vào tình huống oái oăm khi phải tham gia chiến dịch bầu cử của một cử tổng thống tai tiếng của một quốc gia Nam Mỹ và phải đối đầu với kình địch lâu năm đang đầu quân cho chiến dịch của ứng cử viên tổng thống khác. Nghe qua thì có vẻ như phim khá chán nhưng khi xem phim, nội dung phim với những tình tiết biến hóa, thú vị, ví dụ như cảnh biểu tình nổ ra khi ứng cử viên không ngờ tới đắc cử, bộ phim trên thực tế đã để lại được dấu ấn với người xem.—Nicolas Rapold Cục diện cần thay đổi của nữ giới The Hunger Games: The Mockingjay Part 2 Phân biệt đối xử với phụ nữ và người thiểu số trong ngành công nghiệp phim không phải là một câu chuyện xa lạ. Năm 1983, DGA (Directors Guild of America, Hiệp hội các Đạo diễn Mỹ) từng đại diện các thành viên nữ và thuộc nhóm người thiểu số của Hiệp hội khởi kiện Warner Bros. và Columbia, vụ kiện sau đó không đi đến đâu. Cho đến 2015, những sự vụ như vậy đã bắt đầu có sự hỗ trợ từ phía Equal Opportunities Commission (Ủy ban Cơ hội Bình đẳng) và ACLU (American Civil Liberties Union, Liên đoàn Tự do Công dân Mỹ), hầu hết các vụ kiện đều có liên quan đến các đạo diễn, diễn viên nữ. Việc các tên tuổi nữ lớn như Jennifer Lawrence đăng đàn nêu quan điểm của mình về việc được trả thù lao thấp hơn các bạn diễn nam giới; và nhờ những nghiên cứu, đóng góp qua nhiều năm của Viện nghiên cứu về Giới tính trong ngành Media Geena Davis và Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ trong ngành Điện ảnh ở bang San Diego đã tạo ra được những luồng dư luận có khả năng mang đến sự thay đổi tích cực hơn cho phái nữ. Lối tư duy của cả ngành công nghiệp liên quan đến vấn đề kể trên vốn đã lạc hậu, có rất nhiều số liệu và sự thật để chứng minh và nó cần được bàn đến một cách nghiêm túc trong tương lai gần.—Amy Taubin Giải “cơn nghiện” màn hình xanh Mad Max: Fury Road Đừng làm giả một hòn đá, mọi thứ tồn tại đều có logic của riêng nó—đạo diễn Stanley Kubrick từng nói. “Hòn đá” ở đây hoàn toàn có thể được thay thế bởi bất kì danh từ khác như cành cây, giọt nước …. Nhưng hầu khắp trong ngành công nghiệp phim, mọi thứ có vẻ như đều có một thành phần vốn không phải là của nó. Công nghệ dựng hình ảnh bằng máy tính (CGI) là một công cụ ấn tượng đã, đang và sẽ được tận dụng tối đa trong những bộ phim lớn, nhỏ. SauStars Wars: Episode II, một cột mốc của CGI vào năm 2002, chúng ta được xem ngày càng nhiều những cảnh sóng thần, bão lửa, chiến trận, những cảnh rượt đuổi phi vật lý, những pha biến hình—tất cả những thứ đó có vẻ giống như những khẩu phần ăn kiêng, thiếu năng lượng dành cho khán giả xem phim vậy. Mặc dù ngày càng có nhiều nhà làm phim chọn cách không đi theo xu hướng sử dụng nhiều CGI, sự phát triển không ngừng của CGI vẫn được đón nhận. Chúng ta có những László Nemes và Quentin Tarantino, 2 đạo diễn quay và hoàn thành phim và kể cả chiếu phim, nếu có thể, bằng phim 35mm và máy quay Super Panavision 70. Và còn hơn thế, 2 ví dụ kinh điển về việc không lạm dụng CGI gần đây, đó là Mad Max : Fury Roadvà The Revenant, tuy cả 2 đều có vận dụng CGI ở mức độ nhất định nhưng đều có nền tảng tương tác vật lý với thế giới thật đến mức đáng kinh ngạc và cũng chính là điểm đặc trưng của 2 bộ phim; với Mad Max: Fury Road là những pha rượt đuổi tốc độ cao của những chiếc xe tải lớn; còn với The Revenant là những cảnh nhân vật chính chống chọi cật lực với thiên nhiên hoang dã. Cả 2 đã đưa chúng ta quay lại với nguồn gốc của điện ảnh, và cả chỉ ra một hướng đi khác, khả dĩ cho thể loại phim hành động. —Kent Jones Những thay đổi của ngành công nghiệp Paranormal Activity: The Ghost Dimension Có 3 điều chắc chắn trong cuộc sống, đó là: cái chết, các loại thuế và sự lo lắng khi phát hành các sản phẩm giải trí. Vào những năm 1940, đó là thời gian mà việc Hollywood cố chấp nắm quyền quyết định làm thế nào, khi nào và ở đâu thì khán giả được xem những bộ phim họ làm chứng minh được những bất cập của nó; trong khoảng 60 năm sau khi Tòa Tối Cao chấm dứt sự độc quyền của các studio trong việc phát hành và công chiếu phim, các chuỗi rạp chiếu phim đã duy trì một sự hòa hoãn với các studio. Và đến thời điểm hiện tại, khi các studio đang ngày càng chú ý hơn đến các kênh truyền hình và các nền tảng online, các rạp chiếu phim lại có lý do để tiếp tục giữ chính sách của mình với các studio. Phim mới nhất trong series rất thành công trước giờ của Paramount—Paranormal Activity là một bằng chứng. Paranormal Activity đã trở thành một thương hiệu thành công sau nhiều năm, phim không có tên tuổi diễn viên nổi tiếng nào, chỉ sử dụng máy quay thông thường và hầu như không sử dụng kỹ xảo điện ảnh gì đặc biệt. Tuy nhiên một điều không tưởng vừa xảy ra trong lần ra mắt Paranormal Activity: The Ghost Dimension mùa Halloween vừa qua, bộ phim thất bại nặng nề và không phải vì thị hiếu của nhóm fan thay đổi. Trước đó vào mùa hè, Paramount thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận với chuỗi rạp AMC Entertainment để phát hành phim trực tuyến chỉ 17 ngày sau khi công chiếu trên mành ảnh rộng tại các rạp, làm mọi việc khác đi so với thường lệ. Phản ứng của các chuỗi rạp chiếu phim lớn khác, như Regal, Cinemark, dĩ nhiên là từ chối chiếu phim này; dẫn đến việc phim chỉ thu được 8,2 triệu USD trong tuần đầu tiên công chiếu (chiếu cuối tuần) và phim trở thành phim đầu tiên của series không thu lại được kinh phí sau 3 ngày đầu công chiếu. Câu chuyện có vẻ như không quá to tát nhưng nó phản ánh được phần nào về việc ngành công nghiệp đang phản kháng thế nào trước những thay đổi. Khi các studio không muốn từ bỏ sự kiểm soát của mình, không bất ngờ khi những dịch vụ vốn chỉ là kênh đầu ra của các bộ phim như Amazon hay Netflix đang chuyển mình mạnh mẽ, trở thành những nhà sản xuất thực thụ.—Michael Koresky Thực tế ảo Thực tế ảo (virtual reality, VR) đang ngày càng phổ biến hơn, 2016 sẽ là năm để chúng ta xem thử rằng VR còn có những ứng dụng gì ngoài ngành công nghiệp game hay không. Nếu máy chụp hình, quay phim không có những cải tiến, một công cụ để biên tập video 360 độ không được phát triển, nôm na là những công cụ hỗ trợ cho VR không xuất hiện sớm thì số phận của nó có thể sẽ giống như ‘hologram’. Lúc này chúng ta nên chú ý đến những sự kiện như New Frontier VR của Sundance hay việc báo The New York Times ra mắt những chiếc kính VR đơn giản đi kèm với app điện thoại cho bạn trải nghiệm thực tế ảo ở trại tị nạn vùng Trung Đông.—Amy Taubin Phim tài liệu trở nên phổ biến hơn Amy Năm vừa qua là một năm mà thể loại phim tài liệu mà trong đó những người nổi tiếng “trò chuyện” với fan của mình bằng chính lời thoại, bài hát, đoạn phim của mình đã tìm được chỗ đứng; Xu hướng làm phim này không chỉ dừng lại ở những phim nhỏ lẻ mà có cả những phim lớn, được đầu tư công phu, những ví dụ điển hình đó là Kurt Cobain: Montage of Heck, Amyhay Listen to Me Marlon. Và cũng bắt đầu có hiện tượng mọi người đều muốn làm phim dạng này, từ ca sĩ cho đến chính trị gia, nhà hoạt động xã hội, v.v…. Nhờ vào Kickstarter và những dịch vụ stream/kênh truyền hình cáp như Tribble mà việc làm những bộ phim tài liệu về nhiều kiểu đề tài, đối tượng như trên và tìm khán giả cho chúng trở nên dễ dàng hơn trước rất nhiều. Chúng ta hãy chuẩn bị cho sự xuất hiện của ngày càng nhiều phim tài liệu về các nhạc sĩ, lớn, nhỏ, trở nên nổi tiếng trên màn ảnh thông qua những bộ phim gọi vốn thành công (crowdsourced).—David Fear Những kẻ mê phim nhựa The Hateful Eight Việc khán giả vỗ tay khi họ được thông báo rằng mà bộ phim họ sắp xem sẽ là phim nhựa quay trên phim loại 35mm—điều đã xảy ra trên thực tế ở buổi công chiếu phim Brooklyn ở Liên hoan Phim New York mùa thu vừa rồi—có ý nghĩa gì? Và việc đạo diễn Quentin Tarantino quay phim The Hateful Eight trên phim nhựa 70mm để rồi sau đó The Weinstein Company gắng thuyết phục 100 rạp chiếu phim ở Mỹ lắp đặt hoặc tái sử dụng những máy chiếu phim định dạng 70mm có ý nghĩa gì? Nó chứng tỏ rằng có rất nhiều người, ngoài những con “sâu” phim, còn thích xem những thước phim nhựa mờ, xước hơn là hơn là phim chiếu dạng DCP không tì vết. Trong thời đại số hóa, mặc dù ngày càng khan hiếm phim phiên bản phim nhựa, những rạp phim có khả năng phục vụ loại hình này vẫn liên tục xuất hiện ở New York. Năm 2016, rạp Metrograph hoàn toàn mới sẽ được mở ở vùng phía đông, rạp nghệ thuật The Quad cũng đã được tân trang và sẽ được mở cửa trở lại mùa xuân 2016. Cả 2 đều có máy chiếu phim nhựa loại 35mm và được trang bị để có những suất chiếu liên tục. Không lâu sau đó sẽ là sự xuất hiện của rạp Alama ở Brooklyn, và IFC Center đã có dự định tăng số phòng chiếu và sắp xếp lại chương trình chiếu theo chuỗi. Điều này có lẽ không bao giờ là thừa đối với những đạo diễn như Speilberg hay P.T. Anderson, những người luôn trung thành với việc quay trên phim nhựa hay với những chủ rạp là tín đồ phim nhựa. Nếu có một ngày nào đó phim nhựa không còn nữa thì có lẽ nó vẫn sẽ mãi ở trong lòng chúng ta.—Gavin Smith Nói về đường phố Chapter & Verse Trong bối cảnh những cuộc tranh luận không ngớt về Black Lives Matter đang diễn ra, 2 đạo diễn Spike Lee và Jamal Joseph tung ra 2 bộ phim lần lượt là Chi-Raq và Chapter & Versevới những góc nhìn khác, họ dùng vị trí của người trong cuộc để chỉ trích bạo lực của người da đen đối với người da đen mà hầu hết là dính dáng đến các băng đảng. Không dễ gì để tạo ra một Lysistrata (vở hài kịch thời Hy Lạp cổ đại của Aristophanes nói về xung đột các nhóm người) ở thế kỷ 21 để nói về Chicago, nhưng chuyển tải một thông điệp khẩn vào trong một sản phẩm giải trí là sở trường của Spike Lee và nó đã phát huy tác dụng trong Chi-Raq. Chapter & Verse (chưa được phát hành) là phim dài thứ 2 trong vai trò đạo diễn của Jamal Joseph, phim kể về một cựu gangster trở về và chứng kiến, làm quen với một Harlem thay da đổi thịt sau 10 năm ngồi tù của mình; vẫn còn đó chất bạo lực trên đường phố Harlem, nơi mà giờ đây gã cựu gangster đang học cách sống đàng hoàng và tìm những niềm vui cuộc sống.—Amy Taubin Bài dịch từ tạp chí Film Comment – Số Tháng 1-2, 2016 dịch bởi leboong // nguyenlnp //