Dựng phim 4 kỹ thuật dựng phim mẫu mực

Thảo luận trong 'Nghệ thuật dựng phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 30/8/15.

Lượt xem: 11,724

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Dựng phim quả thật là nghệ thuật. Bài viết dưới đây đưa ra một vài cảnh dựng phim xuất sắc nhất và những nhà làm phim thực hiện chúng.

    1. Dựng nhảy (jump cut)

    Loạt cảnh mở đầu của bộ phim City of God ra mắt năm 2002 là một đoạn dạo đầu với nhịp điệu nhanh và gây ấn tượng mạnh cho khán giả. Nó được xem là một trong những cảnh sử dụng cảnh nhảy (jump cut) hiệu quả nhất. Nếu bạn học tại trường điện ảnh hay tự học thì bạn sẽ luôn được nghe quy luật đừng bao giờ sử dụng cảnh nhảy trong phim. Dù quy luật ấy là đúng, nhưng bạn cũng nên biết rằng bạn không bắt buộc phải tuân theo.


    Theo Wikipedia:

    Dựng nhảy (jump cut) là sự cắt ghép trong quá trình dựng phim mà hai cảnh quay liên tiếp của cùng chủ thể được thực hiện với một sự thay đổi rất nhỏ trong vị trí đặt máy quay.

    Nhà làm phim lỗi lạc Georges Méliès đã tình cờ tạo ra cảnh nhảy vào năm 1896. Ông mang camera làm phim tự làm ở nhà xuống các con phố ở Paris. Khi ông đang quay cảnh chiếc xe buýt chạy qua đường hầm thì chiếc máy quay của ông bị hỏng. Rồi nó hoạt động lại, nhưng chiếc xe buýt đã đi mất, và một phương tiện khác lại thế vào vị trí ấy. Khi xem lại cảnh quay, Méliès đã rất ngạc nhiên khi trông như chiếc xe buýt đã biến thành xe ngựa. Sử dụng trải nghiệm này, Méliès đã dùng kỹ thuật mới này như một phép thuật cho bộ phim của mình – The Haunted Castle.


    2. Xen cảnh (Intercutting)
    Bộ phim The Godfather của Francis Ford Coppola là một kiệt tác nghệ thuật. Có rất nhiều cảnh quay mẫu mực trong loạt phim mafia này, nhưng có lẽ không có cảnh tương phản nào gây được kích động cho khán giả như loạt cảnh giết người trong khi lễ rửa tội đang diễn ra.


    Xen cảnh là cách dựng phim trong đó hai hay nhiều hành động xảy ra tại những địa điểm khác nhau được cắt ghép lại trong cùng một cảnh. David Wark Griffith là một trong những người đầu tiên sử dụng kỹ thuật xen cảnh từ năm 1909. D.W. Griffith luôn được xem là người sáng tạo ra những kỹ thuật dựng phim mới, luôn tìm cách biên đạo phim của mình để tạo ra tính liền mạch.

    Sau thành công vang dội của bộ phim của ông – The Birth of a Nation, D.W. Griffith đã bị chỉ trích nặng nề (và hợp lý) vì theo đuổi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và tôn vinh Đảng Ku Klux Klan (3K). Để đáp lại, ông làm bộ phim đình đám Intolerance. Mặc dù bộ phim thất bại về doanh thu, nhưng ảnh hưởng của nó đến ngành điện ảnh là không thể đo đếm được. Bộ phim có 4 câu chuyện xen cảnh song song nhau. Mỗi câu chuyên xảy ra cách nhau hàng thế kỷ và mang những sắc thái riêng biệt.


    3. Hiệu ứng Kuleshov

    Vụ giết người khét tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh thuộc về bộ phim Psycho của Alfred Hitchcock. Khán giả đều kinh hãi trước cảnh giết người khủng khiếp, nhưng vụ giết người ấy có thật sự khủng khiếp như vậy không? Hoàn toàn không. Chỉ là nhờ kỹ thuật dựng phim mà thôi.


    Sau cuộc cách mạng năm 1917 tại Liên Xô, các thành viên Đảng cộng sản Liên Xô cũ của Vladimir Lenin muốn tìm một phương pháp để truyền thông điệp đi rộng khắp quốc gia này. Họ tìm đến điện ảnh. Vợ của Lenin dẫn đầu một hội đồng điện ảnh sẽ thành lập Trường Điện ảnh Moscow (trường Vgik) vào năm 1919. Một trong những thành viên đầu tiên của trường học này là Lev Kuleshov.

    Kuleshov được xem là một trong những nhà lý thuyết gia điện ảnh đầu tiên. Khác với những bậc tiền bối trước đây chỉ dựng phim theo trực cảm, Kuleshov bắt đầu nghiên cứu chi tiết kỹ thuật dựng phim để tìm hiểu tác động của nó đến khán giả. Bộ phim Intolerance của D.W.Griffith đến Liên Xô vào năm 1919 và gây được thành công vang dội trên khắp đất nước. Trường Điện ảnh Moscow bắt đầu nghiên cứu bộ phim để tìm hiểu ảnh hưởng của kỹ thuật dựng phim. Họ phát triển thành Thuyết Dựng phim Xô Viết, trong đó khẳng định sức ảnh hưởng của một bộ phim đến từ kỹ thuật dựng phim chứ không nhờ nội dung.

    [​IMG]
    Để chứng minh cho quan điểm của mình, Kuleshov đã tiến hành một bài kiểm tra. Ông kết hợp những cảnh quay riêng rẽ của gương mặt nam diễn viên, một bát súp, một người phụ nữ trong quan tài, và một phụ nữ ngồi trên sofa. Sau đó ông đưa cảnh quay phản ứng trên nét mặt nam diễn viên trong một cảnh khác. Dù sử dụng cùng một cảnh quay nam diễn viên, nhưng phản ứng của khán giả với mỗi cảnh lại khác nhau. Điều này chứng tỏ câu chuyện vốn dĩ nằm trong tư tưởng của khán giả chứ không phải trên những thứ họ nhìn thấy.

    Hãy xem Hitchcock giải thích lý thuyết này:


    4. Dựng phim trí tuệ (Intellectual Montage)

    Việc sử dụng hai hình ảnh khác nhau để tạo nên một cuộc độc thoại nội tâm được thể hiện hoàn hảo trong một cảnh cắt ghép đơn giản trong 2001: A Space Odyssey của Stanley Kubrick. Chỉ trong chốc lát, bạn đã được du hành hàng triệu năm đến tương lai mà chỉ cần ngồi một chỗ và suy ngẫm về cuộc sống tại thời điểm ấy.


    Chỉ trong một thời gian ngắn, một học trò của Kuselov – Sergeu Eisenstein – cũng dựa vào Thuyết Dựng phim Xô Viết. Ông tin rằng kỹ thuật dựng phim có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng hình ảnh. Nhiều hình ảnh được dựng ghép với nhau sẽ tạo ra “hiệu ứng thứ ba” (tertium quid) – một hiệu quả lớn hơn từng yếu tố thành phần tạo nên nó.

    Điều này được thể hiện hiệu quả nhất trong bộ phim Battleship Potempkin của Eisenstein. Loạt cảnh bậc thang ở Odessa mang đậm tính tuyên truyền dù những khán giả Liên Xô không nhận ra ngay. Sự kết hợp hình ảnh đoàn lính diễu hành và những thường dân đang chạy trốn tạo ra “hiệu ứng thứ ba” cho khán giả - trong trường hợp này là cảm giác bất lực. Từ đó họ sẽ tạo ra loạt cảnh tiếp theo trên ý niệm bất lực ấy. Sự bất lực và đoàn lính xả súng vào đám đông sẽ tạo nên cảm giác về sự đàn áp.


    24hinh.vn tổng hợp​
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/8/15