Chia sẻ Cách bố trí để có một Cảnh toàn như nhà quay phim chuyên nghiệp

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 9/11/15.

Lượt xem: 2,994

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Tìm hiểu làm thế nào để bố trí một cảnh Toàn cảnh theo cách Robert Richardson. Cùng tìm hiểu công việc của một người từng được để cử giải Oscar 8 lần bằng cách tìm hiểu sự khác biệt giữa một Shot Wide (cảnh toàn cảnh - Việt Nam chúng ta thường gọi là Cảnh toàn hoặc Toàn cảnh :)) và Extreme Wide Shot (cảnh toàn viễn).

    Robert Richardson là một trong những nhà quay phim giành nhiều giải thưởng nhất trong lịch sử giải Oscar, đã giành được ba giải Oscar cho JFK, The Aviator, và Hugo. Ông đã hợp tác lâu dài với một số đạo diễn như Martin Scorsese, Quentin Tarantino, và Oliver Stone.

    Cảnh toàn là một trong những góc quay camera chuẩn mực được sử dụng để bố trí một nhân vật trong khung hình. Trong phần tìm hiểu này, chúng tôi xem xét các cách sử dụng wide shot khác nhau của Richardson của ông.

    Wide shot (hay còn gọi là Long Shot, Full Shot) - Cảnh toàn

    [​IMG]
    Cảnh toàn bố trí một nhân vật vào trong khung hình từ đầu đến chân. Nó cũng được gọi là long shot hay full shot. Những cảnh này được sử dụng để cho khán giả thấy được bối cảnh và không gian của một cảnh. Chúng nên có quy mô, khoảng cách và vị trí.

    Hình ảnh trên là một trong những ví dụ tuyệt vời về Cảnh toàn từ phim Django Unchained. Nó thể hiện được toàn bộ hình ảnh từ đầu đến chân của Django, mà vẫn xây dựng ông là người anh hùng của bộ phim. Hãy lưu ý đến phần nền, và sự cân bằng hoàn hảo của cảnh.

    Django đứng ở trung tâm của khung hình. Đằng sau anh là một cây tuyệt đẹp và to lớn. Bằng cách thêm ba người phụ nữ ở bên trái, họ thêm vào không gian chết mà vẫn thêm chiều sâu cho cảnh. Cũng tương tự như vậy với những người đàn ông và xe kéo ở phía bên phải. Ngoài ra, chú ý cách tất cả những chiếc lá luyện cho mắt của bạn trên Django khi chúng nghiêng sang bên trái. Tôi hoàn toàn thích cảnh nào.

    [​IMG]
    Wide shot không phải luôn luôn làm nổi bật một nhân vật, chúng cũng có thể được sử dụng để thể hiện các đối tượng như chiếc máy bay này trong The Aviator. Chúng mô tả quy mô của các máy bay và vị trí, chúng ở trên bầu trời. Vẫn có chiều sâu trong cảnh, như chúng ta thấy chiếc máy bay thứ hai bay ở phía sau trong trường đoạn trận không chiến.

    [​IMG]
    Richardson cũng là một bậc thầy với bóng, thường xuyên sử dụng chúng cho cảnh toàn trong các bộ phim của ông. Trong những hình ảnh tuyệt vời phía trên từ Kill Bill: Vol. 1, chúng được chuyển đến một căn phòng tuyệt vời này trong cảnh chiến đấu với 88S Crazy. Cảnh này, và montage đào tạo trong Kill Bill: Vol. 2, cực kỳ tuyệt đẹp.

    Các nhân vật đứng quay lại một nền sáng rực rỡ, thu hút mọi sự chú ý của bạn với chuyển động của họ. Mục đích là để mang đến những hình ảnh võ thuật. Bằng cách bỏ đi mặt và trang phục của nhân vật, bạn chỉ chăm chú tập trung vào hành động. Kết quả là một hình ảnh tuyệt đẹp và đã tạo thành thương hiệu

    [​IMG]
    Richardson cũng sử dụng bóng để nói thể hiện sự bí mật, giống như trong cảnh dưới đây từ phim Shutter Island. Chú ý toàn bộ khung cảnh mang đến cảm giác có điểm xấu xảy ra. Chúng ta không thể nhìn thấy khuôn mặt của hai nhân vật. Họ cũng hoàn toàn đứng ở trung tâm giữa hai cột và được bao quanh bởi một hàng rào. Đây là một cách hay để tạo ra cảm giác căng thẳng cho khán giả. Wide shot này khiến bạn khó chịu.

    [​IMG]
    Trong wide shot cuối cùng của Hugo, hãy nhìn những điều đang xảy ra. Có rất nhiều chi tiết xung quanh Georges Méliès, nhưng với cách bố trí khung hình trung tâm và ánh đèn sân khấu thu hút mọi sự chú ý về phía ông. Hãy lưu ý số lượng lớn các đạo cụ và nhân vật trong khung hình.

    Có bốn đèn sân khấu ở hai bên chân của ông, cũng như hai đèn ở ban công chiếu về phía vai của ông. Có hai bức tượng ở phần nền phía sau, cả hai đều ngược sáng. Rồi rất nhiều khán giả có mặt trong chương trình. Có tất cả các chi tiết đó nhưng bạn vẫn tập trung vào Méliès. Đó chính là sức mạnh một wide shot với khung bên và ánh sáng chuẩn.

    [​IMG]
    Extreme Wide Shot (Extreme Long Shot) - Cảnh toàn viễn

    [​IMG]
    Extreme wide shot (cảnh toàn viễn) là một cảnh được quay từ một khoảng cách xa. Cảnh quay này này cũng thường được sử dụng như là một cảnh dạo đầu. Nó thường có phong cảnh hoặc mặt ngoài tòa nhà lớn.

    Một extreme wide shot thể hiện môi trường xung quanh của một nhân vật. Cũng giống như wide shot, nó nổi bật lên quy mô, khoảng cách và vị trí. Nếu nhân vật có thể nhìn thấy trong cảnh, họ thường có kích thước rất nhỏ. Họ không phải là trọng tâm của cảnh, nhưng họ ở đó để bổ sung cho nó.

    Trong hình ảnh trên từ Inglourious Basterds, chúng ta thấy toàn bộ ngôi nhà. Cảnh này được thể hiện trong câu chuyện, vì nó cho thấy rằng không có nơi nào để trốn. Cảnh quay còn sử dụng những con bò và quần áo đang phơi để thêm vào không gian chết của các cây. Nó giúp cân bằng với ngôi nhà ở phía bên tay trái của khung hình.

    Trong hình ảnh dưới đây từ Django Unchained, chúng ta được thấy cảnh cực viễn của miền Tây. Phong cảnh mở rộng cho thấy khoảng cách họ phải đi, và những ngọn núi đại diện cho những chướng ngại vật phía trước.


    [​IMG]
    Wide shot: Phân tách sự khác biệt

    Bây giờ bạn biết các quy tắc tiêu chuẩn, bạn nên biết rằng bạn cũng có thể chia nhỏ chúng. Bạn có thể bố trí cảnh trong khung hình mà ở giữa wide shot tiêu chuẩn và extreme wide shot tiêu chuẩn. Phần hay nhất của quay phim là sử dụng cảnh quan xung quanh để thu lại những cảnh tốt nhất có thể.
    Trong hình ảnh cuối cùng này từ Hugo, chúng ta thấy một Hugo trẻ đứng ở trung tâm khung hình, nhưng cậu bé bị áp đảo trong khung bởi đường hầm. Cậu bé được chiếu sáng từ phía sau, và chúng ta không nhìn rõ khuôn mặt của cậu ta. Một ví dụ hoàn hảo của việc phân tách sự khác biệt giữa wide shot và extreme wide shot.

    [​IMG]