Kỹ xảo (CGI) Sơ đồ các công đoạn tạo hiệu ứng VFX

Thảo luận trong 'Tin tức công nghệ' bắt đầu bởi Son Kevin, 27/5/16.

Lượt xem: 17,249

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Hiệu ứng hình ảnh rất phổ biến ở nền điện ảnh hiện đại ngày nay. Dù những video phân tích các cảnh đằng sau hậu trường đang ngày càng trở nên phổ biến, một vài video tiết lộ sơ đồ công đoạn tạo hiệu ứng VFX bao gồm những công việc gì. Dưới đây là những bước sáng tạo tiêu chuẩn để tạo ra ma thuật trên màn hình.

    1. Gia đoạn tiền kỳ

    Nghiên cứu & Phát triển

    Bước đầu tiên trong bất kỳ sơ đồ công đoạn tạo hiệu ứng VFX thường là nghiên cứu và phát triển. Trong thời gian này, phương pháp kỹ thuật hiệu ứng cho các hiệu ứng của bộ phim được quyết định, tập trung vào phần mềm ưa thích và kỹ thuật. Hầu hết các bộ phim bom tấn Hollywood sẽ cần phần mềm hoặc plugin đặc biệt phức tạp hơn so với các phần mềm sản xuất VFX đại trà, và trong giai đoạn R&D, các lập trình viên, nghệ sĩ, nhà toán học, và thậm chí cả các nhà khoa học phát triển các công cụ cần thiết để biến những khái niệm trên giấy thành thực.

    [​IMG]
    Ví dụ, lỗ đen tuyệt đẹp, Gargantua, như đã thấy trong Interstellar của Christopher Nolan, cần mô phỏng vật lý riêng của nó để được xây dựng từ mặt đất lên, cũng như sự đóng góp khoa học rộng lớn, cụ thể là từ Kip Thorne, Giáo sư Feynman về Vật lý Lý thuyết của Viện Công nghệ California.

    Phác thảo và dựng hình (Pre-Visualization)

    Pre-Visualization cơ bản là quá trình chuyển đổi một storyboard và kịch bản thành hình 3D, bản phác thảo chất lượng thấp của mỗi cảnh VFX. Dù điều này không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác kết quả cuối cùng thành công, nhưng nó cũng cho phép đạo diễn hình dung được các cảnh sẽ trông như thế nào và từ đó chuẩn bị tốt hơn cho phần quay chính.
    Công nghệ previs đã trở nên cực kỳ phức tạp gần đây, thậm chí chồng chéo vào giai đoạn sản xuất bằng cách cho vào môi trường trực tiếp, kỹ thuật số có thể được tham chiếu trong suốt quá trình quay. Như bạn có thể thấy, công nghệ này là một phần quan trọng trong bộ phim gần đây của Jon Favreau, The Jungle Book.

    2. Sản xuất

    3D Modeling (tạo hình 3D)

    Một trong những yếu tố rộng lớn và quan trọng nhất của CGI là 3D Modeling. Quá trình này thực sự xảy ra trong suốt cả ba giai đoạn sản xuất, với sự lặp lại của các chi tiết khác nhau được tạo ra cho những mục đích khác nhau.

    [​IMG]
    Tùy thuộc vào tầm quan trọng của hình kỹ thuật số, nó có thể được bao gồm hàng trăm đến hàng triệu hình đa giác. Được xây dựng theo tranh minh họa, hoặc trong trường hợp của các đối tượng thực tế, theo hình ảnh tham khảo và hình quét 3D, các mẫu 3D là nền tảng của bất kỳ chủ thể kỹ thuật số nào.

    Matte Painting (Tạo môi trường giả)

    Dù các mẫu 3D tạo nên một môi trường lớn, các phần hậu cảnh vẫn đang tạo ra sử dụng bức vẽ môi trường giả. Các bức vẽ môi trường giả được sử dụng phổ biến để tạo ra phong cảnh cho phần hậu cảnh từ lâu trước khi phát triển hiệu ứng kỹ thuật số, nhưng chúng quan trọng hơn bao giờ hết.

    [​IMG]
    Dù hiện nay chúng thường được tạo ra bằng kỹ thuật số, như trái ngược vơi môi trường truyền thống, Matte Painting vẫn là phương pháp được ưa chuộng để tạo cảnh quan, hậu trường cho phim

    Phần quay phim chính và theo tham chiếu

    Trong quá trình quay phim thực tế, các thành viên của đội VFX sẽ thường ở trên trường quay. Dù họ không có chú trọng nhiều vào phần quay phim chính, họ sẽ có rất nhiều hình ảnh của tất cả mọi thứ, từ môi trường cho từng cá nhân, các hình ảnh gần như không quan trọng. Những hình ảnh được sử dụng để tạo kết cấu cho mẫu 3D và để làm nguồn tham khảo cho các thuộc tính thực tế trong cảnh như ánh sáng, kích thước đối tượng, và nhiều hơn nữa.

    Chi tiết liên quan càng nhiều trong phần quay tham chiếu, kết quả VFX càng giống thực hơn. Nếu quay trên phim nhựa, phòng VFX thường được cung cấp với bản sao của negative phim scan sau khi quay, để tạo ra một phiên bản chi tiết hơn, có dynamic range cao hơn để tham chiếu và làm theo.

    3. Hậu kỳ

    Chuẩn bị cảnh

    Chuẩn bị cảnh bao gồm một số quy trình, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích:. chuẩn bị các cảnh quay được cung cấp để chèn thêm các thành phần vào. Trong số những thành phần này là motion tracking (theo dõi chuyển động), rotoscoping (xử lý cắt lớp ảnh) và keying (tách phông xanh), và color correction.

    Motion tracking giúp phân tích cảnh quay với một camera chuyển động hoặc đối tượng di chuyển, và theo dõi chuyển động 3D của cảnh quay để tái tạo chuyển động của camera và đặt các đối tượng vào cảnh một cách thuyết phục. Nếu không có motion tracking, VFX có thể không được chèn vào cảnh với chuyển động của camera, cũng không thể gắn vào đối tượng di chuyển.

    [​IMG]
    Khi phân tích chuyển động của camera, theo cách gọi kỹ thuật match-moving, dù motion tracking thường liên quan đến chuyển động từng chủ thể.

    Rotoscoping và color keying là những kỹ thuật được sử dụng để cắt các thành phần từ một cảnh hành động trực tiếp. Color keying loại bỏ một màu nhất định từ một cảnh, như đã thấy với phông màu xanh lá hoặc xanh dương.

    [​IMG]
    Rotoscoping là cách dùng phức tạp hơn keying, và liên quan đến việc cắt đi một đối tượng hoặc người ở từng khung hình.

    Color corrction là quá trình điều chỉnh ánh sáng và thành phần màu sắc của từng cảnh để có hình ảnh đồng nhất, nhất quán. Không được nhầm với color grading (đổ màu) mà tạo ra hình ảnh sáng tạo của một bộ phim sau hoàn thành các hiệu ứng hình ảnh.

    Nếu quay bằng phim nhựa, các đoạn phim scan đang được sử dụng cũng sẽ trải qua một quá trình được gọi là dust busting, trong đó artifacts như vết xước và phần vá lỗi bị loại bỏ trong đoạn phim scan.

    Rigging (gắn xương)
    Rigging là công cụ để giúp di chuyển các mẫu 3D (như các nhân vật và các loại xe). Một mẫu 3D, ví dụ là một con vật, ban đầu là tĩnh, nhưng một khi được gắn xương, tay chân và cơ thể của nó có thể được điều chỉnh và chuyển động được.

    [​IMG]
    Chuyển động thực tế, đặc biệt là các sinh vật và máy móc hiện nay, phụ thuộc nhiều vào rigging thích hợp.

    Animation (diễn hoạt)

    Người diễn hoạt thêm chuyển động cho mẫu được gắn xương, và chịu trách nhiệm cho hoạt động thực của CGI. Người hoạt họa thường sẽ kiểm tra các phần xương và cố gắng để "phá vỡ" chúng, gửi chúng đến bộ phận rigging để sàng lọc cho đến khi hoàn thiện.
    Một người diễn hoạt chuyên nghiệp phải có một sự hiểu biết thấu đáo về sự tinh tế của hình ảnh thực mà họ có thể miêu tả chính xác trong tác phẩm của họ.

    Hiệu ứng / Mô phỏng

    Nổ, nước, và khói là tất cả các hiệu ứng mô phỏng được thực hiện ở đây.
    Hiệu ứng loé sáng (từ lens flares đến khói thuốc lá giả) được thêm vào trong cảnh hiện có, tại điểm mà sản phẩm cuối cùng bắt đầu trở nên gần như nhìn thấy được.

    Texturing (làm vật liệu)

    Texturing là quá trình thêm một màu sắc bề mặt và kết cấu cho mẫu 3D, khiến chúng dễ nhận biết được và gần hoàn thiện. Đây là lúc đối tượng kim loại được thêm độ sáng, và con người được thêm da. Mức độ chi tiết cho kết cấu của một đối tượng phụ thuộc vào camera gần với đối tượng được nói đến, và do đó thường là tỷ lệ thuận với mức độ chi tiết cho mẫu 3D đó.

    Chiếu sáng

    Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong CGI thực tế là độ trung thực của ánh sáng. Ánh sáng tốt sẽ mô phỏng chính xác các cấu tạo của nó, và do những khó khăn tuyệt đối của quá trình này, ánh sáng tệ thường là một trong những thủ phạm đầu tiên khiến lộ ra yếu tố giả mạo trong cảnh.

    [​IMG]
    Ánh sáng trời đặc biệt khó khăn để tái tạo một cách chính xác, đó là lý do tại sao nhiều cảnh phụ thuộc vào CGI được quay vào ban đêm.

    Compositing

    Cuối cùng, giai đoạn cuối của đã đến! Compositing là bước thường được thể hiện trong reel VFX, nơi mà tất cả mọi thứ kết hợp với nhau để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
    Cảnh quay trực tiếp, dữ liệu chuẩn bị cảnh, phác thảo, và kết xuất VFX khác nhau được trao cho người làm Compositing, những người này sau đó kết hợp và pha trộn chúng lại với nhau để tạo ra một hình ảnh duy nhất và liền mạch. Bộ phim vẫn được chỉnh màu sau thời điểm này, nhưng đó thường không thuộc kiểm soát của bộ phận hiệu ứng hình ảnh.

    Có nhiều bước có quan trọng hơn trong sản xuất VFX tiêu chuẩn mà không được nhắc gì ở đây, nhưng hy vọng điều này ít nhất cũng giúp bạn hiểu được về số lượng công việc khổng lồ mà CGI phải làm.

    tham khảo premiumbeat
    biên tập 24hinh.vn​
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/5/16