Quay phim Cách di chuyển mọi thứ nhưng không di chuyển camera

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 28/9/16.

Lượt xem: 4,919

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Xem phim Jaws, và bạn sẽ học được rất nhiều về làm phim. Những bài học lớn nhất là những gì không thể hiện ra, và khi không di chuyển camera. Đối với bài viết này, sẽ chỉ ra một số clip của Jaws và hai bộ phim khác. Đây là những clip tạo ra kịch tính trên màn hình với chuyển động camera tối thiểu. Gọi nó là sự suy ngẫm về điều khiến một nhà làm phim di chuyển tất cả mọi thứ trừ camera.

    Lưu ý: các clip trích từ phim Jaws, IdaSongs from the Second Floor có loại bỏ âm thanh, để bạn tập trung vào cách kể chuyện bằng hình ảnh.

    [​IMG]

    Jaws (1975) của Steven Spielberg

    Toàn bộ học kỳ của trong quá học điện ảnh của Spielberg được dùng để dựng lại phim Jaws. Vì lý do rất hoàn hảo. Bộ phim là một tác phẩm bậc thầy trong xây dựng nên sự hồi hộp thông qua bố cục và dựng phim. Làm xong các thứ cần thiết mà không cần lập kế hoạch. Spielberg đã vượt quá ngân sách, cháy tiến độ, với một con cá mập máy thất bại liên tục.

    Thay vì dựa vào những cảnh tượng của cá mập robot, ông đã xây dựng sự hồi hộp sử dụng nhịp độ, camera, bố cục và dựng phim. Một bộ phim có thể đã là một bộ phim về quái vật bị lãng quên, lại trở thành một phim kinh dị của Hitchcock.

    Jaws: Cảnh cái phà
    Trong cảnh này, camera vẫn đứng yên trong khi thế giới thì di chuyển. Những người đàn ông nói chuyện trên một chiếc phà bên cạnh ô tô trong gần 2 phút, và hành động giữ sự chú ý của bạn mà không cần bất cứ sự hiệu chỉnh nào.

    Spielberg dàn dựng các cuộc đàm thoại, bắt đầu với một cuộc thảo luận nhóm, ở xa camera. Khi cảnh quay tiếp tục, thị trưởng tách Roy Scheider ra khỏi nhóm. Đến cuối cảnh, thị trưởng và Roy đứng một mình. Những người đàn ông đứng ngay trước camera còn chúng ta, những người khán giả, nghe cuộc đối thoại bí mật của họ. Cảnh này được dàn dựng giống như một cảnh trong một vở kịch. Nó cho cảm giác tự nhiên vì tất cả đều diễn ra trên một con phà nhỏ tự động - nghĩa là một sân khấu nổi trên mặt nước.

    Jaws: Sống còn trên biển
    Cảnh sống còn trên biển là một bài học tuyệt vời trong việc xây dựng sự hồi hộp với một trường đoạn từng cảnh đơn lẻ và chuyển động camera tối thiểu. Một loạt các cảnh báo kết thúc bằng một cuộc tấn công của cá mập và sự hoảng loạn. Nhiều người đã viết về cảnh này, nhưng muốn nhắc đến cảnh cuối cùng trong trường đoạn - kết quả.

    Phụ huynh kéo con về khi họ sợ hãi, chạy lên bờ. Camera di chuyển, chầm chậm về phía dòng nước, theo sau một phụ nữ đội nón đi biển đang gọi tên "Alex". Có thể thấy ngay đó là một người mẹ đang tìm con mình.

    Jaws là một bộ phim về những nạn nhân không may mắn bị ăn tươi nuốt sống bởi chính tự nhiên và tính ngẫu nhiên của tất cả điều đó. Mẹ của nạn nhân một mình ở bên trái của khung hình, khi cả thế giới lại bỏ chạy sang bên phải, thể hiện chủ đề trung tâm này chỉ trong một hình ảnh duy nhất.

    Jaws là bộ phim bom tấn mùa hè đầu tiên với sự chú ý lớn được dành cho hiệu ứng hình ảnh thực tế. Tuy nhiên, trọng tâm của nó thì Jaws vẫn là một bộ phim gây hồi hộp, căng thẳng. Kịch tính và sự sợ hãi được tạo ra bằng bố cục cảnh, cách dựng phim và âm nhạc. Khi khán giả nhìn thoáng qua của con cá mập, đó là thời điểm hoàn toàn bất ngờ, chứ không phải là hiệu ứng hay chuyển động của camera.

    [​IMG]

    Songs from the Second Floor (2000) của Roy Andersson

    Đây là một bộ phim được kể hoàn toàn bằng các cảnh tĩnh thành hiệu ứng hài hước tuyệt vời. Đây là sự lựa chọn phong cách cố ý cho Andersson. Các tác phẩm khác của ông theo phong cách điện ảnh là một loạt các hoạt cảnh đông nhân vật xuất hiện trong những khoảnh khắc vô lý.
    Film Quarterly tóm tắt phương pháp của Andersson như sau:

    "Bắt đầu với Songs from the Second Floor (2000), Andersson đã phát minh ra một phương pháp đặc biệt về các họa tiết có các cảnh trong trường quay, được dàn dựng trên trường quay đơn giản làm tăng cảm giác về chiều sâu. Rời rạc và chỉ có trong khung cảnh, mỗi họa tiết được thu trong một take rộng và mở rộng ra từ một camera cố định. Mọi người đều có cảnh toàn, thường là trong nhà, nói chung trong khung cảnh vừa phải. Không có cận cảnh. Chiếc camera thường đứng ở một khoảng cách hơi khó chịu một chút, ngầm phá hoại sự cảm giác ưu tiên của khán giả cho các nhân vật. Không thực sự là làm chưng hửng, mà những hình ảnh cũng không làm người ta yên tâm"- Film Quarterly Mùa thu 2015

    Songs from the Second Floor là bộ phim đầu tiên trong bộ ba phim, tất cả đều sửng dụng cùng một phong cách, một cái gì đó mà Andersson gọi là "Trivialist Cinema". Cảnh này tạo ra cảm giác khó chịu trong khán giả vì cách thiết kế.

    [​IMG]

    Ida (2013) của Pawel Pawlikowski

    Ida là một bộ phim Ba Lan hay bạn nên xem ngay lập tức, nếu bạn chưa từng xem nó. Tôi chia sẻ trường đoạn mở đầu này vì nó đã tối giản chuyển động camera rất tốt. Sử dụng 8 cảnh "đóng" (locked-off), kéo dài hơn 01 phút 20 giây, Pawlikowski cho chúng ta thấy chính xác nơi khởi đầu của nhân vật chính
    Trong một bộ phim Hollywood, thông thường khoảng thời gian 1 phút 20 giây có 30 cảnh, không phải chỉ có 8. Việc sử dụng cỡ cảnh lệch tâm (sai quy tắc) và độ tương phản đậm của bóng tối trên các tòa nhà tạo ra một hình ảnh nổi bật. Trường đoạn truyền tải một cảm giác của cái gì đó phải giống như là sống và làm việc trong một tu viện. Đây là cảnh tiếp theo, chỉ cần một camera trên sàn nhà, hướng về phía cửa sổ đang mở.
    Trong 53 giây, cảnh di chuyển từ một thời điểm một người phụ nữ mở cửa sổ để tự tử. Không dựng lên, không có khoảnh khắc nhìn ra ngoài cửa sổ. Không cận cảnh khuôn mặt cô khi cô suy nghĩ đến quyết định đó. Thay vào đó, một khoảnh khắc đơn giản, hiệu quả và mạnh mẽ;

    Học cách di chuyển tất cả mọi thứ trừ camera chưa bao giờ quan trọng hơn. Với sự bùng nổ của các thiết bị hỗ trợ camera, các nhà làm phim hoàn toàn có thể cho camera di chuyển xung quanh theo những cách khó mà tưởng tượng. Đây là lý do tại sao tất cả các video âm nhạc, phim ngắn và phim truyền hình không có kinh phí có khung hình di chuyển đáng giá. Nhưng đây là một vài ví dụ cho thấy rằng không phải di chuyển camera, để cho câu chuyện tự diễn ra trước mặt khán giả, có thể là một lựa chọn hay hơn.
     
    Last edited by a moderator: 29/9/16
    lethinh282 thích bài này.