Cỗ máy điện ảnh vẫn tồn tại bằng cách nuôi dưỡng một ý thức liên tục về tự nhận thức và tự tham khảo. Hãy cùng khám phá nghệ thuật homage. Homage là gì? Về cơ bản, một homage là một tác phẩm nhạo lại của một tác phẩm khác. Thoạt nhìn, homage có vẻ như một bản sao chép ngắn hơn, nhưng một homage thực sự là để tỏ lòng ngưỡng mộ tác phẩm gốc. Homage là một cách tuyệt vời để sử dụng phong cách và nội dung của các nhà làm phim khác như một cách để kết tinh tiếng nói độc đáo của riêng bạn thành một nhà làm phim thực thụ. Ngay cả homage hình ảnh nhỏ nhất có thể hướng đến một truyền thống điện ảnh to lớn hơn và kết nối đến lợi ích phát triển thành một nhà làm phim của bạn. Hãy xem xét bộ phim, Breathless (dưới đây thông qua Criterion), khi nhân vật của Jean-Paul Belmondo, Michel, bắt chước phong cách của Humphrey Bogart. Nhân vật trong bộ phim thông báo việc bắt chước lại, nhưng cuối cùng, đây là Jean-Luc Godard, đạo diễn Cinephile, tỏ lòng ngưỡng mộ ý tưởng của Humphrey Bogart là một biểu tượng điện ảnh đồng thời cũng hướng đến, với sự kính trọng, với tổ tiên và ảnh hưởng phim noir xuyên suốt bộ phim Breathless. Nghe có vẻ phức tạp hơn khi cảm nhận. Godard là một ví dụ tuyệt vời về một đạo diễn quốc tế, người liên tục hướng về những tác phẩm xen lẫn cả tình yêu và những lời chỉ trích. Godard tiếp tục lấy cảm hứng từ điện ảnh Mỹ trong khi cũng là một người có ảnh hưởng lớn nhất đến chính theo phong cách điện ảnh Mỹ. Một hệ thống cộng sinh của sự kính trọng lẫn nhau. Kết nối quốc tế Các bộ phim và các nhà làm phim quốc tế có thể là nguồn cảm hứng và ảnh hưởng lớn đến việc tạo nên các tác phẩm của bạn. Jim Jarmusch là một đạo diễn người Mỹ đã phát triển một phong cách điện ảnh độc đáo mà vẫn luôn tỏ lòng tôn kính đến những tác phẩm điện ảnh có ảnh hưởng lớn với ông. Một ví dụ tuyệt vời của việc sử dụng homage của Jarmusch có thể được nhìn thấy trong phim năm 1999 của ông, Ghost Dog: The Way of the Samurai, là tác phẩm tỏ lòng tôn kính đến bộ phim năm 1967 của Jean Pierre-Melville, Le Samouraï, (phía trên, thông qua Criterion). Jarmusch tỏ lòng kính trọng tới Le Samouraï bằng cách sử dụng một nhân vật chính và cấu trúc câu chuyện tương tự cho bộ phim của mình, Ghost Dog. Nếu bạn xem cả hai bộ phim, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những cảnh riêng let, chẳng hạn như cảnh trộm một chiếc xe, mà gần như là hình ảnh phản chiếu của nhau. Le Samourai không phải là bộ phim duy nhất mà ảnh hưởng đến Ghost Dog. Bộ phim Nhật Bản, Branded to Kill (phía trên, thông qua Criterion) là một nguồn quan trọng khác. Một lần nữa, cả hai bộ phim chia sẻ một nhân vật chính giống nhau, nhưng sự kết nối thú vị hơn giữa hai bộ phim có thể được thấy trong những cảnh cụ thể. Tại một thời điểm quan trọng trong mỗi phim, nhân vật chính hành như một tay bắn tỉa - cho đến khi một cái gì đó đậu trên mũi súng và ngăn được vụ giết người lại. Đó là một con chim trong Ghost Dog, và đó là một con bướm trong Branded to Kill. Ghost Dog: The Way of the Samurai, (phía trên, thông qua Lionsgate), là nền tảng của nền điện ảnh samurai nói chung và ảnh hưởng đến ký hiệu cho một samurai với cách đọc hiểu từ Hagakure. Ý tưởng của việc hòa trộn những tác phẩm ảnh hưởng khác nhau là một chiến lược quan trọng đối với nhiều nhà làm phim mới và George Lucas, một người hâm mộ điện ảnh samurai, không xa lạ gì với kỹ thuật này. Lucas đã chỉ ra The Hidden Fortress (phía trên, thông qua Criterion) như là một điểm tham chiếu quan trọng trong việc đưa ra cấu trúc câu chuyện và các nhân vật cho Star Wars Episode IV: A New Hope. Nghệ thuật homage được áp dụng trên nhiều bộ phim Star Wars. Rogue One: A Star Wars Story (phía trên, thông qua Disney) tiếp tục truyền thống phác họa từ những bộ phim samurai dưới dạng hình ảnh, phục trang, và thậm chí trực tiếp những tham khảo nhân vật phim samurai cũ. Chirrut Îmwe, chiến binh mù do Chân Tử Đan thủ vai, là ảnh hưởng trực tiếp từ Zatoichi (phía dưới, thông qua Criterion), kiếm sư mù. Quentin Tarantino là một đạo diễn có kiến thức sâu rộng về lịch sử điện ảnh quốc tế và ông đã dùng những kiến thức đó rất tốt xuyên suốt sự nghiệp của mình. Trong thực tế, thật khó để xem một bộ phim của Tarantino mà không thấy dấu vết, dù lớn hay nhỏ, của hương vị và cảm hứng điện ảnh của ông. Sự ngưỡng mộ của Tarantino dành cho các bộ phim đã giúp tạo nên phong cách độc đáo của riêng ông, như có thể thấy trong các video sưu tập trên của Jacob T. Swinney. Sự nhiệt tình và sự kính trọng của Tarantino cũng giúp ích trong việc bảo tồn và nâng cao nhận thức về các bộ phim hiếm thấy và thường xuyên bị đánh giá thấp. Lịch sử về Lặp lại Homage thực sự là một cách hữu ích để liên kết các điểm trong lịch sử điện ảnh. Cho dù tác phẩm tham khảo tối nghĩa hay rất nổi tiếng, đóng góp của một homage kéo dài sự tồn tại và sự liên quan của nền điện ảnh cũ. Hãy xem Battleship Potemkin và trường đoạn nổi tiếng Odessa Steps. Rõ ràng có thể thấy từ video trên của Barthesian, trường đoạn Odessa Steps đã được bắt chước nhiều lần kể từ khi nó được quay lần đầu tiên vào năm 1925. Thông qua nghệ thuật homage, tác phẩm gốc có tình tiết đẫm máu, sống động thông qua những tác phẩm nhạo lại theo những cách khác nhau và đôi khi theo cách hài hước. Homage có thể coi như là một khao khát về một quá khứ không quá xa theo một cách rất hoài cổ. Từ tác phẩm của J.J. Abrams đến loạt series đình đám Stranger Things gần đây, xem ở trên trong video của Ulysse Thevenon, các bộ phim của những năm 1970 và 1980 vẫn tồn tại và cũng ở trong thế giới hiện đại của chúng ta. Châm biếm Điều quan trọng cần lưu ý sự khác biệt giữa parody và homage. Sự khác biệt chính thức giữa hai loại là: parody tạo sự vui vẻ dựa vào tác phẩm gốc trong khi đó homage lại tỏ lòng tôn kính đến tác phẩm gốc. Nhưng thực sự thì khá khó để phân biệt hai hình thức bắt chước lại này. Như bạn có thể nhận thấy ở phút 6:10 dấu trong đoạn video trên, Naked Gun 33 1/3 bắt chước trường đoạn Odessa Steps nổi tiếng bằng trường đoạn Untouchables. Thật khó để phủ nhận rằng, bất chấp sự nhạo báng, thường có một phần nhỏ tình yêu và sự ngưỡng mộ trong parody. Hãy xem các bộ phim của Mel Brooks như Young Frankenstein (phía trên, qua 20th Century Fox). Enchanted (phía trên) là một bộ phim mà Disney coi là homage chứ không phải là parody, mặc dù thực tế là nó có thể được mô tả là một trong hai thể loại. Về tính nghệ thuật, homage so với parody là sự đánh giá riêng của mỗi người. Tuy nhiên, có thể nói rằng một số tác phẩm mô phỏng cho thấy khá rõ ràng chúng thuộc parody và không cho thấy tình yêu với nhân vật của chúng. Parody của Charlie Chaplin về Hitler trong The Great Dictator (phía trên, qua Warner) là một ví dụ kinh điểm. Kết luận Homage là một truyền thống phim gắn bó chặt chẽ với quá trình làm một bộ phim. Khẩu vị và việc xem phim của người xem đóng vai trò vào khuynh hướng sáng tạo của một nhà làm phim. Nhận thức và nắm rõ homage là một điểm khởi đầu tuyệt vời cho đúc kết và đưa vào thực hành trực tiếp theo những cách mà các tác phẩm điện ảnh khác đã truyền cảm hứng cho bạn. Homage được thực sự đáng khuyến khích để duy trì và đánh giá cao của các bộ phim cũ và ít người biết đến, như Jorge Luengo Ruiz hiện cũng trong đoạn video trên như là tác phẩm tham khảo trong các bộ phim của Pixar. Martin Scorsese và Ridley Scott mới đây đã than về sự biến mất của phim khi họ biết đến nó. Dù thái độ về phim thay đổi theo thời gian, lịch sử điện ảnh vẫn sống mãi và homage là một cách tuyệt vời để mang thế kỷ 20 vào thế kỷ 21. Giữ truyền thống sống mãi bằng cách sử dụng homage hình ảnh, mà vẫn rèn rũa lĩnh vực mới với tầm nhìn sáng tạo của riêng bạn.