Chia sẻ Nghệ thuật tinh tế của Phụ đề

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Son Kevin, 15/7/18.

Lượt xem: 2,593

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Trong suốt chiều dài lịch sử phim ảnh, phụ đề thường có đặc trưng là những dòng text trắng nhỏ được chèn vào phía dưới màn hình của những bộ phim nước ngoài. Người xuất DVD thường làm phụ đề và cho phép người xem bật tắt phụ đề tuỳ ý cũng như tuỳ chọn ngôn ngữ của phụ đề. Xuất video kĩ thuật số thường cho phép người dùng có nhiều lựa chọn hơn về phụ đề, nhưng ngày nay người ta thường chọn phụ đề đơn giản chỉ là những dòng text trắng.

    Video nào cũng có khả năng tiếp cận đến khán giả toàn cầu, dù cho mục đích ban đầu của nó có thể không phải để tiếp cận rộng rãi đến vậy. Các dịch vụ video online và mạng xã hội khiến thế giới như xoay chuyển chỉ với một cú click. Phụ đề chính là cách giải quyết tốt nhất được gắn vào video với mục đích tiếp cận đến các đối tượng khán giả đa dạng và đa ngôn ngữ. Một trong những khó khăn trong việc dịch là phải truyền tải được ý nghĩa của những từ, những cụm từ và các câu thông tục của một ngôn ngữ nào đó. Những loại phụ đề phổ biến với font đơn điệu sẽ không thể giúp trong việc truyền tải này, nhưng nếu ta dùng hàng loạt những kiểu chữ cách điệu thì có thể sẽ có ích trong việc thể hiện ý nghĩa của từ ngữ đó.

    Có một điều mà ta cần biết, đó là có những cách thêm phụ đề và caption đóng truyền thống thì sẽ không cho phép nhà sản xuất có nhiều chỗ để chèn phụ đề. Thường sẽ có một vùng đặt phụ đề nhất định, ở trên hoặc ở dưới màn hình và có thêm lựa chọn căn trái, căn giữa hoặc căn phải. Nhà sản xuất phụ đề thường giới hạn dùng phụ đề màu trắng hoặc vàng cho kiểu chữ của họ (thường thì những font monotype sẽ bị giới hạn như vậy). Với những giới hạn này, người biên tập sẽ không thể làm gì hơn ngoài việc căn thời gian tiêu đề khớp với đoạn hội thoại. Sẽ không có kiểu chữ sáng tạo nào được cho phép để giúp truyền tải ý nghĩa của các cụm từ đặc biệt.

    Biết kiểu chữ

    Những giới hạn của những công cụ phụ đề cũ xưa giờ đã không còn là vướng ngại với các nhà biên tập video. Giờ đây, các nhà biên tập có thể dùng các gói đồ hoạ và áp dụng các quy tắc typography cho các phụ đề theo ý muốn. Có thể chỉ đơn giản là chỉnh kích cỡ và đặt vị trí của phụ đề lên màn hình. Đây là một kĩ thuật thường được dùng cho các tiêu đề của các đoạn phim. Dùng với việc đặt vị trí phụ đề, người biên tập có thể thay đổi kích cỡ font, và thậm chí thay đổi kích cỡ các từ mà bạn muốn nhấn mạnh Bằng cách này, những người xem mà không bật âm thanh, hay những người không quen thuộc với ngôn ngữ đang được nói trong bộ phim cũng sẽ biết được từ nào mang nhiều ý nghĩa nhất trong đoạn text đó. Đây cũng là cách để làm nổi bật phần diễn bùng nổ của diễn viên. Kĩ thuật này đã được áp dụng với phụ đề phim của Denzel Washington năm 2004 “Man on Fire”.

    [​IMG]
    Phim “Man on Fire”​
    Typography nắm trong tay rất nhiều quyền lực, và cách dùng những form chữ đa dạng sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ mà nó thể hiện. Một font đơn giản có thể thay đổi cách khán giả lý giải thứ mà họ đọc được. Chọn font hợp lý là một bài toán không thể bị xem nhẹ, mà ngược lại cần phải cân nhắc cực kì kĩ lưỡng. Bộ phim năm 2004 của Keannu Reeves “John Wick” đã dùng các kiểu chữ khác nhau với dụng ý nhấn mạnh vào những cụm từ nhất định. Việc nhấn mạnh không chỉ được thực hiện bằng cách thay đổi kiểu chữ, mà còn ở việc thay đổi màu sắc và thay đổi styling của từ đó. Kiểu chữ cuối cùng thường gần giống với thiết kế đồ hoạ của poster phim và bìa tạp chí hơn là những dòng text ta thường thấy khi đọc phụ đề.

    [​IMG]
    Cảnh có phụ đề trong phim John Wick ​
    Các đoạn thoại từ bên trong (thoại nội tâm)

    Phụ đề mang nhiều ý nghĩa hơn là chỉ là một công cụ dịch cho khán giả. Chúng cũng có chức năng thông báo cho khán giả rằng có những đoạn thoại đang không được nói ra thành tiếng. BBC đã áp dụng điều này vào phim “Sherlock Holmes” bằng cách dùng những đoạn phụ đề đầy nghệ thuật để thể hiện những đoạn tin nhắn điện thoại mà các nhân vật nhận được. Đây là một hướng giải quyết mới cho ngành phim truyền hình khi một nhận vật thể hiện ra cái họ đang đọc bằng cách đọc to nó ra. Những đoạn thoại như thế thường trông rất giả tạo. Trong “Sherlock Holmes”, khi Sherlock nhận được một tin nhắn điện thoại, khán giả chú ý vào tin nhắn ấy và rất có thể là nhân vật Sherlock sẽ không đọc đoạn tin nhắn ấy lên. Bằng cách dùng phụ đề, các diễn viên có thể diễn chân thật hơn trong cách phân cảnh bộc lộ những đoạn thoại không đọc thành tiếng.

    [​IMG]
    Cảnh trong phim “Sherlock Holmes”​
    Đây không phải kĩ thuật gì mới. Bộ phim năm 1977 của Woody Allen “Annie Hall” đã dùng phụ để để tiết lộ những suy nghĩ không phát ra thành tiếng của hai nhân vật chính đang hội thoại với nhau. Dòng phụ đề không hề khớp với những gì được nói ra ngoài, nhưng nó thể hiện chính suy nghĩ bên trong của hai nhân vật này.


    Phụ đề không phải chỉ là một công cụ tẻ nhạt để giúp khán giả hiểu được những bộ phim nước ngoài. Chúng còn là một công cụ vô cùng quyền lực trong việc làm phim, cho phép định hình và truyền tải ý nghĩa của các câu thoại. Phụ đề có thể giúp thể hiện quan điểm của khán giả và tiết lộ những gì không được nói ra thành tiếng.