Tips Pha trộn nhiệt độ màu để ánh sáng của cảnh quay sống động hơn

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chiếu sáng phim ảnh' bắt đầu bởi Son Kevin, 3/8/18.

Lượt xem: 4,983

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Là một nhà làm phim, chúng ta đồng thời cũng là những người kể chuyện. Thông qua ống kính, ta thể hiện những kí sự về trải nghiệm của con người. Dù ta đưa khán giả lên chuyến hành trình giả tưởng hay những trải nghiệm xuất phát từ cuộc sống thật thông qua các bộ phim tài liệu, thì việc ta cần làm là khiến khản giả “cảm” được một cái gì đó – hay nhiều thứ gì đó. Chúng ta cần dùng đến rất nhiều công cụ và thao tác để tạo ra những cảm xúc, nhưng có lẽ công cụ tuyệt vời nhất mà ta có chính là ánh sáng và màu sắc.

    Việc làm phim thường mô tả giống như là vẽ tranh bằng ánh sáng. Không giống như điêu khắc, đây là một quá trình cộng tính (additive process) khi mà mỗi đường sơn lại tiết lộ thêm một vài thứ mới mẻ mà trước đó chưa từng có. Ta thêm ánh sáng để định hình vật thể và bối cảnh xung quanh. Chỉ trừ những câu chuyện được kể bằng hai màu đen trắng, ánh sáng thông thường mà ta dùng sẽ biểu diễn các màu mà có thể pha trộn với nhau để tạo nên một trải nghiệm nội tâm mang nhiều cảm xúc hơn bao giờ hết. Mỗi loại ánh sáng đều có nhiệt độ màu khác nhau, và dựa trên cách thiết lập cân bằng trắng của bạn, nguồn sáng sẽ thể hiện độ lệch màu khác nhau.

    Ánh sáng và màu sắc

    Dù bạn chỉ dùng ánh sáng tự nhiên như Emmanuel Lubezki đã làm trong phim The Revenant hay là dùng nguồn sáng nhân tạo như đèn LED, đèn vôn-fram hay HMI, thì mỗi nguồn sáng đều sẽ nhiệt độ màu khác nhau (mà có thể được tái tạo theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào thiết lập cân bằng trắng). Ví dụ, nhiệt độ màu của ánh sáng trong môi trường ngoài trời nắng sẽ là khoảng 6500 độ K, và nếu ta thiết lập cân bằng trắng trong camera ở mức 6500 độ K, thì ánh sáng sẽ thành màu trắng và màu sắc sẽ trông rất tự nhiên.

    Nếu ta quay một cảnh trong nhà (với ánh sáng đèn von-fram khoảng 3200 độ K và ta cũng chỉnh cân bằng trắng giống thế, thì khi ấy ánh sáng trong nhà sẽ thành màu trắng, ánh sáng ngoài trời hắt vào sẽ thành màu xanh dương. Ngược lại, nếu ta để mức cân bằng trắng bằng với nhiệt độ màu giống với của ánh sáng ngoài trời, ánh sáng trong nhà khi ấy sẽ biến thành cam.

    Tìm độ cân bằng

    Nói chung, ai ai cũng muốn xử lý cân bằng trắng của những nguồn sáng cơ bản (những nguồn sáng dùng để định hình chủ thể trong khung hình). Và có một điều cần lưu ý, là ta cần ưu tiên ánh sáng sao cho màu da của chủ thể được phản ánh chân thực nhất có thể. Nếu bạn đang có nguồn sáng pha trộn, ta có thể tạo độ cân bằng thích hợp bằng vài mánh khoé. Ví dụ, nếu bạn đang quay hình trong một căn phòng đầy ánh sáng hắt từ bên ngoài (bên ngoài đang là ban ngày), thì bạn sẽ cần độ cân bằng trắng thích hợp với ánh sáng ban ngày. Nhưng nếu bạn vẫn cần thêm một ít ánh sáng vào chủ thể và bạn chỉ có một bộ dụng cụ đèn vôn-fram với nhiệt độ màu 3200 độ K thì sao? Có đôi khi, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng các loại đèn với những nhiệt độ màu khác nhau theo những cách vô cùng sáng tạo.

    Màu sắc của cảm xúc

    Có một điều quan trọng là bạn cần biết, đó là màu sắc của ánh sáng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người xem. Không cần phải đi sâu vào những thuyết về màu sắc và tâm lý học về màu sắc, ta thường chỉ cần nhớ rằng ánh sáng xanh dương thì tạo cảm giác lạnh lẽo và buồn bã, còn ánh sáng vàng/cam tạo cảm giác ấm cúng, năng động và hạnh phúc. Sẽ rất dễ bị bối rối khi nghe đến ánh sáng lạnh và ánh sáng ấm. Nếu bạn còn nhớ những kiến thức về vật lý, thì những màu nóng hơn thường hoá xanh dương giống ánh sáng từ mặt trời trong một ngày nắng, còn ánh sáng từ những bóng đèn sợi tóc (ánh sáng từ những nguồn sáng lạnh hơn) thường hoá vàng/cam kể cả khi chiếu qua ánh sáng xanh, và những nguồn sáng này thường liên quan đến những nhiệt độ màu lạnh hơn.

    Những nhiệt độ màu pha trộn có thể trở thành công cụ hữu ích nếu bạn biết tận dụng hiệu ứng tâm lý và độ phức tạp của cảnh quay. Chúng cũng có thể khiến nhân vật nổi bật lên trên khung cảnh xung quanh. Bạn vừa có thể tạo ánh sáng đơn cho màu da của chủ thể, vừa có thể thêm chiều sâu và nhiều cung bậc cảm xúc cho ảnh quay bằng cách dùng các màu pha trộn.

    Các ví dụ trong điện ảnh

    Những ví dụ điển hình của việc dùng nhiệt độ màu pha trộn là trong các bộ phim hành động Mỹ (con người thường được chiếu sáng bằng ánh sáng cam và ánh sáng xanh đen cùng ánh sáng quầng. James Cameron đã dùng hiệu ứng tuyệt vời này trong phim “Terminator 2” và người bạn đồng niên của ông – Michael bay, cũng dùng hiệu ứng này trong các bộ phim hành động của mình.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Terminator 2: Judgment Day (1991)
    Tuy nhiên, không phải chỉ có những nghệ sĩ như Bay mới dùng style chiếu sáng này. Steven Spielberg cũng không nằm ngoài danh sách này, ông đã chiếu sáng các chủ thể trong khung hình bằng ánh sáng vàng/cam và ánh sáng phía sau là ánh áng tự nhiên hoặc HMIs (có màu hơi xanh). Đạo diễn Jean Pierre đã dùng ánh sáng và màu sắc một cách rộng rãi trong phim Amelie trong những phân cảnh tinh tế, không quá tinh tế và cả những cảnh đầy cảm xúc.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Amélie (2001)
    Khi bạn nhìn vào những bức hình trên, bạn sẽ thấy nhưng ánh sáng được trộn với nhau trong hầu hết tất cả các cảnh của phim. Đó là một cách tuyệt vời để set tông và cảm xúc cho phim.

    Thời điểm để thử nghiệm

    Khi bạn setup ánh sáng cho cảnh quay, hãy nghĩ về câu chuyện trong phim và mạch cảm xúc xuyên suốt phim. Chỉ bằng cách thêm một chút sự khác biệt về màu sắc, bạn đã có thể tạo một cảm xúc rất thật cho bộ phim.

    Hãy sáng tạo và thử nghiệm mọi thứ. Kể cả những DP huyền thoại như Roger Deakins cũng phải thử đi thử lại nhiều cách để có được một ý tưởng đặc biệt cho riêng mình.