Cảm nhận The Graduate - Tốt nghiệp trường đời

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Minh Tu Le, 23/5/19.

Lượt xem: 2,985

  1. Minh Tu Le

    Minh Tu Le Moderator



    [​IMG]

    Trong lịch sử điện ảnh Hollywood, đã có không ít những phim với đề tài tuổi mới lớn - những phim dành cho những con người trẻ đang có những biến chuyển lớn trong cuộc sống.

    Đã thành một đề tài muôn thuở, tuổi trẻ luôn luôn là khúc bấp bênh nhất của chặng đường đời. Đó là lúc ta chuẩn bị bước vào cuộc sống “ổn định”; là lúc tâm thế vừa trống rỗng mà cũng ngập tràn nhất trong đời; khi ta đã đủ lớn để suy nghĩ thế nào là đúng-sai mà chưa đủ chín chắn để lựa chọn; khi ta cố trải nghiệm hết những gì tốt đẹp nhất mà cuộc sống ban tặng. Ta đã biết yêu, biết thế nào là thất vọng, là giá trị đích thực của cuộc sống. Ta níu kéo quá khứ mà cũng muốn buông bỏ để trở thành một con người trưởng thành hơn.


    Ta đã biết nhận ra sự ngắn ngủi cuộc đời và đặt ra câu hỏi hiện sinh muôn thuở “tại sao?”.


    Và đó cũng là chủ đề chính ở trong bộ phim The Graduate (Tạm dịch: Sinh viên tốt nghiệp) của đạo diễn Mike Nichols sản xuất năm 1967 thuộc phong trào Tân Hollywood. Một trong những bộ phim kinh điển nhất của thập niên 1960, The Graduate đã được Viện Phim Mỹ bình chọn đứng thứ bảy trong số 100 phim vĩ đại nhất mọi thời đại.



    [​IMG]



    Có sự ảnh hưởng không nhỏ từ cách làm phim phá cách của phong trào Làn Sóng Mới Pháp đầu những năm 1960, The Graduate đã nhận được nhiều lời tán dương từ giới phê bình và đã được đề cử bảy giải Oscar, trong đó đạo diễn Mike Nichols (trước đó đã tạo dựng sự nghiệp với bộ phim hài châm biếm Who’s Afraid of Virginia Woolf? năm 1966) đã giành giải Oscar Đạo Diễn Xuất Sắc Nhất, cũng như đưa tên tuổi của diễn viên huyền thoại Dustin Hoffman lên một đỉnh cao mới của điện ảnh những năm 1960-1970.



    [​IMG]



    Bộ phim có cách quay phim tuyệt đẹp hàm súc trong từng cảnh quay được chau chuốt ngay phân đoạn mở đầu khi Ben đang đứng trên thang cuốn tại sân bay lúc trở về nhà. Sự bất định mờ mịt về tương lai như được biểu trưng qua cách mà cậu được đẩy đi không tự nguyện từ phải qua trái, thay vì từ trái qua phải như cách cách phối cảnh thông thường. Điều đó cho ta thấy, thứ nhất, hướng đi của Benjamin trong bộ phim là sự nổi loạn và chống đối lại những quy tắc quy củ; thứ hai, là hướng phá cách về nghệ thuật của bộ phim. Giữa những năm 1960, điện ảnh Hollywood vẫn bị bó buộc vào những quy tắc chung nhất định được đề ra từ trước. The Graduate ra đời và thách thức những chuẩn mực này để đặt ra tiền đề hoàn toàn mới cho làn sóng điện ảnh mới của nước Mỹ, tương tự như làn sóng Pháp cuối những năm 1950.


    Dustin Hoffman thủ vai chính cậu sinh viên sau khi vừa hoàn thành chương trình đại học và vô định về tương lai. Benjamin Branddock là một cậu sinh viên tốt nghiệp bối rối khi đứng trước cuộc đời với những nỗi sợ khó lòng sẻ chia. Ngay từ cảnh đầu tiên khi nói chuyện với cha, cậu đã nói rằng cậu “lo sợ cho tương lai” của mình. Vào buổi tiệc sau khi cậu tốt nghiêp trở về nhà, Benjamin gặp bà Robinson (Anne Brancroft) thủ vai, bạn của bố mẹ cậu. Ben đã biết bà Robinson từ khi còn là cậu nhóc và luôn yêu quý bà như là “cô-cháu”. Thế nhưng, bà Robinson lại có khao khát hơn thế: bà muốn dụ dỗ Ben lên giường với mình. Và không ngạc nhiên, một cậu thanh niên chưa trải đời như Ben đã chấp nhận lời đề nghị một cách lưỡng lư sau nhiều lần bà Robinson cố ve vuốt và mời chào thao túng. Cứ hằng đêm, Ben lại cùng bà Robinson thuê trọ để ân ái. Và rồi bà Robinson tâm sự và giãi bày tất cả những tâm tư tình cảm với một người bạn tình chỉ đáng tuổi con mình. Bà có một đứa con gái trạc tuổi Ben là Elaine. Elaine xinh đẹp, và có lẽ là hoàn hảo so với Ben. Hoàn hảo hơn nhiều so với cặp đôi bà Robinson và Benjamin.

    Ben đi chơi với Elaine do sự thúc ép từ phía cha mẹ trong khoảng thời gian Ben vẫn còn mặn nồng với bà Robinson. Bà Robinson cấm cản Ben tiến đến con gái bà và đã khiến cho Ben có phần do dự, cuối cùng là dẫn Elaine vào một câu lạc bộ thoát y và làm cho Elaine bật khóc.

    Ta có thể thấy sâu thẳm bên trong Benjamin là một khao khát được thể hiện những dục vọng của độ tuổi bẻ gãy sừng trâu, trong sự tìm kiếm tình yêu và lẽ sống của mình. Người mà Benjamin thực sự yêu thương là Elaine, người con gái vừa hợp tình và hợp lẽ với cậu. Cảnh cuối của bộ phim có lẽ là cảnh phim đắt giá nhất của The Graduate, sau khi Ben xông thẳng vào nhà thờ nơi Elaine và người chồng tương lai của mình đang làm lễ thành hôn và gọi tiếng Elaine qua tấm kính. Elaine đảo mắt theo tiếng gọi trông thấy Ben, hét lên một tiếng thật to “Ben!” rồi chạy theo người mà cô đã từng mong mỏi theo đuổi. Họ mặc xác đám người đang đuổi theo và chạy ra khỏi nhà thờ, nhảy lên chiếc xe bus đang chạy gần nhất mà họ thấy. Ngồi trên xe bus và ổn định lại tinh thần, Elaine và Ben cười phá lên trên chuyến xe với những người độ tuổi 50-60 nhìn họ với ánh mắt hiếu kỳ và có phần ngán ngẩm;


    Nụ cười và ánh nhìn bất định của cặp đôi trẻ tuổi không biết rồi sẽ đi về đâu sau một hành động thật dại dột - tính từ dành riêng để chỉ cơn mưa rào tình yêu thoáng qua tuổi trẻ. Trong chốc lát, họ từ nở nụ cười hạnh phúc, cho đến nhận thức được về tương lai có phần tăm tối và ta thấy nét mặt ái ngại ngượng ngùng của họ dần chuyển thành những nụ cười một lần nữa. Họ cười nụ cười chấp nhận về số phận, rằng điều Ben làm không thay đổi được gì nhưng trong giây phút ấy, rằng họ sẽ không thể đến được với nhau; nhưng họ vẫn cười châm biếm vì hiện tại quá đỗi hài hước.




    [​IMG]




    Nhiều lời tán dương đã được đưa ra bởi các nhà phê bình khi phim được ra mắt, chủ yếu khen ngợi cách đạo diễn Mike Nichols bắt kịp với tình hình xã hội nước Mỹ khi ấy về chính trị cũng như văn hóa. Sâu xa hơn, bộ phim là ẩn dụ cho cái cũ và cái mới, cụ thể là của thế hệ những người đi trước và thế hệ những người trẻ. Trong bối cảnh bộ phim ra mắt, khi mà phong trào phản văn hóa hippie cùng các cuộc biểu tình phản chiến đang ở trong thời kỳ đỉnh cao thì The Graduate lại có tầm quan trọng về văn hoá hơn cả: thế giới đổi thay hàng ngày, hàng giờ. Đó là cuộc sống; cuộc sống là sự thay đổi liên tục và bất tận. Việc níu kéo giữ lại những gì xưa cũ chỉ khiến cho sự thay đổi trở nên càng mãnh liệt và đột ngột; thập niên 1960, nói không ngoa, là thời kỳ của sự thay đổi. Nền văn hoá thay đổi, âm nhạc thay đổi, thời trang thay đổi, phong cách ứng xử, tư tưởng chính trị và thậm chí điện ảnh cũng thay đổi theo làn sóng nổi lên đột ngột như vũ bão bị kìm ép từ thuở những năm 1950. Bất chợt, thế giới đã chịu lắng nghe tiếng nói của những con người trẻ tuổi, mà phương tiện tối thượng là thông qua nghệ thuật.



    [​IMG]



    Có lẽ, điều ít được chú trọng nhất của The Graduate khi ta phân tích bộ phim là mảng âm nhạc. The Graduate là bộ phim không phải nhạc kịch đầu tiên của Hollywood có nhạc chủ đề phim không phải là nhạc không lời. Những giai điệu thanh thoát cùng lời đậm chất thơ và miêu tả tương ứng tâm thế của Ben cũng như chủ đề của bộ phim. Nhạc nền do cặp đôi nhạc sĩ folk rock nổi tiếng Simon và Garfunkel, với những bài hát nổi tiếng như The Sound of Silence hay Scarborough Fair nay đã trở thành các giai điệu kinh điển. Với bài Mrs. Robinson được viết dành riêng cho bộ phim, soundtrack của The Graduate đã trở thành hit vào lúc ra mắt nhờ sự ảnh hưởng sâu đậm của bộ phim lên văn hóa giới trẻ cuối những năm 1960.



    [​IMG]




    Người mà Benjamin thực sự yêu thương là Elaine, người con gái vừa hợp tình và hợp lẽ. Cảnh cuối của bộ phim có lẽ là cảnh phim đắt giá nhất của The Graduate, sau khi Ben xông thẳng vào nhà thờ nơi Elaine và người chồng tương lai của mình đang làm lễ thành hôn và gọi tiếng Elaine qua tấm kính. Elaine đảo mắt theo tiếng gọi trông thấy Ben, hét lên một tiếng thật to “Ben!” rồi chạy theo người mà cô đã từng mong mỏi theo đuổi. Họ mặc xác đám người đang đuổi theo và chạy ra khỏi nhà thờ, nhảy lên chiếc xe bus đang chạy gần nhất mà họ thấy. Ngồi trên xe bus và ổn định lại tinh thần, Elaine và Ben cười phá lên trên chuyến xe với những người độ tuổi 50-60 nhìn họ với ánh mắt hiếu kỳ và có phần ngán ngẩm;


    Nụ cười và ánh nhìn bất định của cặp đôi trẻ tuổi không biết rồi sẽ đi về đâu sau một hành động thật dại dột - tính từ dành riêng để chỉ cơn mưa rào tình yêu thoáng qua tuổi trẻ. Trong chốc lát, họ từ nở nụ cười hạnh phúc, cho đến nhận thức được về tương lai có phần tăm tối và ta thấy nét mặt ái ngại ngượng ngùng của họ dần chuyển thành những nụ cười một lần nữa. Họ cười nụ cười chấp nhận về số phận, rằng điều Ben làm không thay đổi được gì nhưng trong giây phút ấy, rằng họ sẽ không thể đến được với nhau; nhưng họ vẫn cười châm biếm vì hiện tại quá đỗi hài hước.




    [​IMG]




    Nhiều lời tán dương đã được đưa ra bởi các nhà phê bình khi phim được ra mắt, chủ yếu khen ngợi cách đạo diễn Mike Nichols bắt kịp với tình hình xã hội nước Mỹ khi ấy về chính trị cũng như văn hóa. Sâu xa hơn, bộ phim là ẩn dụ cho cái cũ và cái mới, cụ thể là của thế hệ những người đi trước và thế hệ những người trẻ. Trong bối cảnh bộ phim ra mắt, khi mà phong trào phản văn hóa hippie cùng các cuộc biểu tình phản chiến đang ở trong thời kỳ đỉnh cao thì The Graduate lại có tầm quan trọng về văn hoá hơn cả: thế giới đổi thay hàng ngày, hàng giờ. Đó là cuộc sống; cuộc sống là sự thay đổi liên tục và bất tận. Việc níu kéo giữ lại những gì xưa cũ chỉ khiến cho sự thay đổi trở nên càng mãnh liệt và đột ngột; thập niên 1960, nói không ngoa, là thời kỳ của sự thay đổi. Nền văn hoá thay đổi, âm nhạc thay đổi, thời trang thay đổi, phong cách ứng xử, tư tưởng chính trị và thậm chí điện ảnh cũng thay đổi theo làn sóng nổi lên đột ngột như vũ bão bị kìm ép từ thuở những năm 1950. Bất chợt, thế giới đã chịu lắng nghe tiếng nói của những con người trẻ tuổi, mà phương tiện tối thượng là thông qua nghệ thuật.


    [​IMG]




    Sự lo âu và bất định về tương lai sự nghiệp, tư tưởng bản thân cũng như trong chuyện tình cảm của Benjamin có thể được xem như là tiên phong của hình mẫu nhân vật nam chính cho các phim hài-tình cảm về sau, cùng với Alvy Singer trong Annie Hall (1977), Tom Hansen trong 500 Days of Summer (2009) hay Max Fischer trong Rushmore (1998). Đã 52 năm kể từ khi The Graduate ra mắt khán giả, song dấu ấn và ảnh hưởng của bộ phim lên điện ảnh Mỹ nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung vẫn sâu sắc như ngày công chiếu đầu tiên mà The Graduate một phần trong đó đóng góp vào tiềm thức của thế hệ “quyền năng hoa lá” (flower power).


    Năm 1996, The Graduate được Thư viện quốc hội Hoa kỳ công nhận là "có đủ giá trị văn hóa, lịch sử và tính mĩ học", đồng thời được chọn vào bảo quản trong Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ.



    [​IMG]
    Minh Tu Le - 24hinh.vn