Khi chiến tranh thế giới xảy ra, mọi nền công nghiệp trong đó đều bị ảnh hưởng và thay đổi. Sau Thế chiến thứ I, phim Đức trở nên xa lạ và đen tối hơn. Việc chính phủ Đức cấm các bộ phim nước ngoài cũng một phần tạo nên sự cô lập của phim ảnh nước này. Từ đó, Trường phái biểu hiện Đức ra đời. Vậy Trường phái biểu hiện Đức là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này Lịch sử của Trường phái biểu hiện Đức Để định nghĩa được trường phái này, chúng ta cần hiểu nó đến từ đâu và tại sao nó không giống bất cứ thể loại nào khác từ thời kỳ đó. Dưới đây là định nghĩa và lịch sử ngắn gọn của Trường phái Biểu hiện Đức. Trường phái Biểu hiện Đức là một phong cách nghệ thuật đặc biệt lần đầu xuất hiện trong thơ và phim vào năm 1910. Nó trở lên phổ biến trong các bộ phim trong khoảng 10 năm sau sau Thế chiến thứ I. Trường phái này xuất phát một phần từ Chủ nghĩa Lãng mạn Đức, thể hiện cái nhìn chủ quan về thế giới. Nó khắc họa sự lo lắng của đất nước thông qua hình ảnh méo mó, xấu xí giống như một cơn ác mộng. Những nghệ sĩ thuộc trường phái này thường ít quan tâm đến tính thẩm mỹ trong tác phẩm của họ. Phong cách này phát triển mạnh mẽ sau sự tàn phá của Thế chiến lần I cùng với hậu quả nghiêm trọng về kinh tế suy thoái. Một vài bộ phim có thể được coi là đã thể hiện Trường phái Biểu hiện thuần túy là The Carbinet of Dr. Caligari và Metropolis. Các đặc điểm của Trường phái Biểu hiện Đức: Góc máy cao (high angle) Tạo nhiều bóng (deep shadow)/ kỹ thuật ánh sáng chiaroscuro Góc nghiêng lớn (extreme camera titling) Cảnh quay không thực (impossible set) Dựa vào tình hình thực tế ở nước Đức sau chiến tranh, không có gì lạ khi nghệ thuật và điện ảnh ở nước này thời đó lại trở nên tối tăm như vậy. Lotte Eisner, một nhà phê bình phim người Đức, đã đặt tên cho nó là helldunkel, cô diễn tả nó đã thể hiện tâm lý nặng nề của người Đức thời kỳ đó, qua những hình ảnh bóng tối, bí ẩn, hoặc trong những khung cảnh mờ ảo, vô định. Trường phái Biểu hiện Đức trong phim gắn liền với sự tương phản cao giữa bóng tối và ánh sáng để truyền tải những hình ảnh ác mộng, thường sử dụng kỹ thuật ánh sáng chiaroscuro. Hãy xem xét một số ví dụ kinh điển đã gắn kết tính thẩm mỹ này trong bóng tối. Những bộ phim thuộc Trường phái biểu hiện Đức Bây giờ chúng ta đã phần nào hiểu được, hãy xem xét một số ví dụ. Trường phái Biểu hiện Đức không phải là phong cách dễ xác định, nhưng xem một số bộ phim sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó. The Carbinet of Dr. Caligari (1920) Được viết bởi Hans Janowitz và Carl Mayer, The Cabinet of Dr. Caligari dựa trên kinh nghiệm của các nhà văn khi họ là những người lính trong Thế chiến thứ I và sự mất lòng tin của họ đối với sự lãnh đạo độc đoán. Các nhà làm phim đã chọn cách cố tình bóp méo không gian thực để làm mất phương hướng người xem nhằm gợi cho họ cảm giác về thời gian hơn là một sự miêu tả thực tế. Nosferatu (1922) Một trong những bộ phim đầu tiên về ma cà rồng và đã đặt ra chuẩn mực cho mọi bộ phim kinh dị tiếp theo. Phim của đạo diễn FW Murnau chuyển thể từ tác phẩm "Dracula" của nhà văn Bram Stoker. Và ngày nay nó là một trong những bộ phim kinh dị thành công nhất. Bạn có thể xem toàn bộ bộ phim dưới đây. Metropolish (1927) Bộ phim câm của Fritz Lang sử dụng hình ảnh của chủ nghĩa biểu hiện để bình luận về một xã hội đang tiếp cận với công nghệ. Bộ phim có nhiều những hình ảnh phóng đại để nâng cao cảm xúc và thúc đẩy cốt truyện. The Haunted Screen (1998) Nếu bạn đang tìm kiếm một tác phẩm có chiều sâu về Chủ nghĩa biểu hiện của Đức, hãy xem bộ phim tài liệu có tên là The Haunted Screen. Nó bao gồm tất cả mọi thứ bao gồm các hoàn cảnh xã hội của các nghệ sĩ này và các bộ phim hiếm thấy của họ. Chủ nghĩa biểu hiện của Đức đã thay đổi hoàn toàn điện ảnh. Đặc biệt, sự đam mê vs kỹ thuật ánh sáng chiaroscuro đã tồn tại và phát triển thành phim noir và phim kinh dị. Không thể phủ nhận rằng nó đã giúp xây dựng nền tảng trực quan của thể loại phim này. Nếu bạn đang tìm kiếm di sản hoàn hảo của Trường phái Biểu hiện Đức, hãy xem tác phẩm của Tom Burton. Edward Scissorhands được coi là hậu duệ của của The Carbinet of Dr. Caligari. Điều này thể hiện qua không gian kiến trúc méo mó, tương phản ánh sáng / bóng tối cực độ và diện mạo của chính nhân vật Edward. Khi xem những tác phẩm khác của Burton, chúng ta có thể thấy những đặc điểm của Trường phái Biểu hiện Đức vẫn tồn tại.