13 mẹo thiết kế âm thanh cho bộ phim của bạn

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi 24hinh.vn, 18/4/20.

Lượt xem: 1,662

  1. 24hinh.vn

    24hinh.vn Moderator


    [​IMG]

    Âm nhạc trong phim là một phần quan trọng giúp khán giả có những trải nghiệm tốt hơn khi xem phim. Vì vậy, chú trọng vào việc thiết kế âm thanh cũng là việc cần thiết khi làm một bộ phim.


    Thiết kế âm thanh là một trong những điều khi được thực hiện xuất sắc trong phim, người xem cũng sẽ ít để ý đến. Chỉ khi xem phim lại nhiều lần thì giá trị của âm nhạc trong phim mới được công nhận. Đối với khán giả trong lần đầu tiên xem phim, âm nhạc chỉ giúp bộ phim trở nên lôi cuốn hơn.

    Một trong những trang web yêu thích của tôi liên quan đến thiết kế âm thanh và âm thanh là Film Crux

    Gần đây họ đã phát hành video này về các mẹo thiết kế âm thanh.


    1. Âm thanh kết thúc

    Khi bạn có một phân cảnh quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến câu chuyện trong phim, hãy chấm dứt nó bằng một âm thanh thật lớn. Điều đó giống như đánh dấu phân cảnh này hoặc ghi chú đến khán giả. Ví dụ như tiếng súng nổ.


    2. Âm thanh tự nhiên

    Có rất nhiều điều để học hỏi từ sự im lặng, nó giúp bạn nghe thấy những âm thanh tự nhiên của thế giới ví dục như tiếng gió, ... Sử dụng các âm thanh tự nhiên ở các cường độ khác nhau có thể tăng thêm tính sâu sắc đáng kinh ngạc cho các bộ phim của bạn, như trong phân cảnh dưới đây của bộ phim Tree of Life với những con khủng long.


    3. Tương phản

    Xen kẽ giữa âm thanh lớn và yên tĩnh làm thay đổi tâm trạng của bất kỳ cảnh nào và tác động nhiều hơn đến người xem

    4. Âm thanh lớn dần

    Bạn muốn sự căng thẳng với cường độ và cường điệu cùng nhau tăng lên. Hãy bắt đầu với âm thanh bé, sau đó tăng dần âm lượng và tốc độ.


    5. Sự lặp lại

    Sự lặp lại của âm thanh có thể mang lại nhiều cảm xúc cho một cảnh quay. Hãy xem xét về âm thanh của chuyến tàu được lặp lại trong phân cảnh này của The Godfather và cách nó tăng thêm sự căng thẳng cho cảnh quay.


    6. Âm thanh tiêu đề

    Bạn có thể kết thúc phần cảnh tiêu đề với các âm thanh là đại diện cho tác phẩm của bạn. Ví dụ điển hình nhất cho điều này là trong Inception khi chúng ta nghe bản nhạc nổi tiếng của Hans Zimmer.


    7. Âm thanh tự làm

    Có nhiều hiệu ứng âm thanh mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Chẳng hạn, nếu bạn không có riser, bạn có thể đảo ngược mọi hiệu ứng âm thanh để tạo âm thanh của riêng bạn. Hãy tìm kiếm và thử nghiệm với bất kỳ thứ gì bạn có thể nghĩ tới, bạn tạo được một số âm thanh tuyệt vời.


    8. Tiếng vang

    Nếu bạn thích âm thanh nào đó, nhưng nó không gây được ấn tượng với khán giả. Hãy thử thêm tiếng vang. Điều này sẽ làm cho hiệu ứng âm thanh của bạn mang lại cảm giác to hơn bằng cách cho nó có trọng lượng và khoảng cách nhiều hơn.


    9. Các lớp âm thanh

    Hiệu ứng nhiều lớp âm thanh có thể giúp âm nhạc trong phim của bạn có chiều sâu hơn. Một âm thanh có thể không hay đến thế, nhưng khi được kết hợp với một vài âm thanh khác, nó có thể có ảnh hưởng rất lớn đến bộ phim của bạn.


    10. Giảm dần âm lượng

    Giảm dần âm thanh ở phần mở đầu và phần cuối video bạn làm để đi đến im lặng hoàn toàn hoặc kết thúc video. Điều này rất cần thiết dù chỉ xảy ra trong một giây. Việc giảm dần còn giúp bạn tránh được những tiếng lách cách hoặc bật không cần thiết khi bạn bắt đầu quá đột ngột.


    11. Cảm xúc

    Thiết kế âm thanh không phải chú trọng về độ chính xác, mà là về cảm xúc. Đôi khi, hiệu ứng âm thanh không chính xác lại thể hiện rõ hơn cảm giác mà bạn đang cố truyền đạt đến khán giả. Vì vậy, cảm xúc của mỗi cảnh phim là gì? Hãy tìm ra nhịp điệu và âm thanh phù hợp với những cảm xúc đó.


    12. Điểm đầu tiên

    Hãy để nhà soạn nhạc của bạn thực hiện công việc của họ trước khi bạn hoàn thành thiết kế âm thanh. Họ có thể giúp bạn tạo giai điệu và tâm trạng theo nhiều cách. Bạn có thiết kế khuôn khổ, nhưng hãy cố gắng khớp nhịp điệu của chúng và đừng nhấn chìm chúng.


    13. Thay đổi cao độ

    Một cách để thay đổi đáng kể hiệu ứng âm thanh mà bạn đã có là thay đổi cao độ của âm thanh đó. Bằng cách thay đổi cao độ thành cao hơn hoặc thấp hơn, bạn có thể tạo ra hiệu ứng tương tự với những cảm giác bình yên và đẹp đẽ hoặc dữ dội và đáng sợ. Ví dụ điển hình nhất là trong phim Psycho với cảnh quay sử dụng tiếng rít của đàn violin.