24hinh/s xin chia sẻ bài viết của Đạo diễn, nhà sản xuất .Tennyson E. Stead TENNYSON E. STEAD WRITER/DIRECTOR/PRODUCER Cuối cùng, tôi cũng đã đạt đến điểm mốc trong sự nghiệp đạo diễn khi các đồng nghiệp đã có thể thấy chữ ký của tôi trên các tác phẩm của mình. Mỗi khi những người trong ngành xem tác phẩm của tôi, họ thường sẽ có những nhận xét quen thuộc, mà nhiều nhất trong số đó là “Chà, anh thật sự rất may mắn với cảnh quay ấy đấy!” Khi những đồng nghiệp được đào tạo chuyên ngành làm phim bắt đầu hợp tác với chúng tôi, tôi cũng nhận được nhận xét tương tự từ họ: “Chà, thật là may mắn!” Ở một nơi nào đó, ai đó đang cười khi đọc được điều này. Không đâu các bạn. Hoàn toàn không nhờ may mắn đâu. Tôi nhận được những nhận xét ấy vì hai lý do. Thứ nhất, tôi rất giỏi về casting. Tôi có 20 năm kinh nghiệm điện ảnh và kiến thức sân khấu chính thống giúp tôi vững vàng trong sự nghiệp. Tôi đã làm việc với các diễn viên từ khi mới chập chững vào nghề. Để nhận ra sở trường của một diễn viên, cái chúng ta cần thấy không phải là tài năng, mà là kỹ năng ứng biến, và tôi đã thông hiểu về kỹ năng ứng biến trong diễn xuất trong suốt sự nghiệp của mình. Lý do thứ hai cũng quan trọng không kém, những người ở Hollywood thường xem những kỹ năng casting của tôi như là một điều may mắn vì hầu hết họ không hiểu được công việc của diễn viên. Tôi không học tại trường điện ảnh, nhưng tôi biết những suy nghĩ thường có về diễn viên từ những định kiến mà vài người đã chia sẻ. Hơn nữa, từ trải nghiệm, tôi cũng biết rằng những định kiến ấy khiến những quyết định casting của tôi trông giống như một phép màu hơn là hành động bình thường. Dưới đây là bài học mà tôi luôn vô cùng muốn chia sẻ: 1. DIỄN XUẤT LÀ KHẢ NĂNG ỨNG BIẾN. Đừng chọn diễn viên tài năng, hãy chọn diễn viên có 20 năm kinh nghiệm diễn xuất. Nếu bạn muốn làm việc với những gương mặt mới (hoặc vì bạn không có tiền để trả cho những diễn viên có uy tín), thì đừng tìm đến những diễn viên có gương mặt ăn ảnh và phong cách lôi cuốn đang muốn thử sức mình. Hãy chọn những diễn viên bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của họ khi mới 5 tuổi, rồi vào đại học, cố gắng sống ở New York và cuối cùng chuyển đến Los Angeles sau khi tham gia diễn xuất với khoảng 40 sân khấu. Kinh nghiệm đáng giá hơn ý chí rất nhiều. 2. NGƯỜI MẪU KHÔNG PHẢI LÀ DIỄN VIÊN. Người mẫu cũng cần kỹ năng ứng biến, nhưng hoàn toàn khác với diễn xuất. Bỏ qua thái độ, tính cách, hay những kỹ năng cá nhân của họ, mỗi diễn viên đều học nghệ thuật hành động và đào sâu vào các tình tiết. Hiện tại, điều tôi muốn nói đơn giản là ứng biến trong diễn xuất không đòi hỏi họ phải học để trở thành một người mẫu thành công. Người mẫu cũng làm những việc hoàn toàn tương tự những gì người ta NGHĨ RẰNG diễn viên làm: họ thể hiện một cảm xúc, hay một khoảnh khắc. Một vài diễn viên cũng giỏi ở lĩnh vực này, nhưng điều này không hẳn ảnh hưởng đến vai trò diễn viên của họ. Nó chỉ làm nổi bật phong cách riêng biệt của họ mà thôi. Chọn diễn viên đã từng làm người mẫu cũng không sao, miễn là đừng chọn người mẫu làm diễn viên. Trong khi khán giả đều công nhận điều này, thì việc chọn những diễn viên phim khiêu dâm cũng thế. 3. DIỄN VIÊN PHẢI CÓ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP. Diễn viên cần phải đúng giờ, và phải chuẩn bị kỹ trước khi làm việc. Nếu bạn bảo một diễn viên nhớ lại lời thoại và diễn, họ sẽ phải làm được như thế. Diễn viên phải đảm bảo những cam kết của họ, và luôn đặt công việc lên hàng đầu. Nếu bạn bảo diễn viên làm điều gì đó mà họ không thể làm được, họ sẽ thành thật nói trước với bạn. Nếu một người tự xưng là diễn viên mà không làm được những điều này thì họ chỉ là một tay nghiệp dư chứ không phải diễn viên chuyên nghiệp. Để không phải gặp phải những cách cư xử thiếu chuyên nghiệp như thế, lời khuyên của tôi là hãy đừng hợp tác với những người nghiệp dư. Kinh nghiệm của những thành viên trong ekip sẽ tốt hơn cho bộ phim, và giá trị sản phẩm của bạn sẽ tăng chóng mặt. 4. CASTING KHÔNG PHẢI MỘT ÂN HUỆ. Casting một người không có kỹ năng ứng biến là một việc làm liều lĩnh không đáng có. ĐỪNG ĐƯA NHÀ ĐẦU TƯ HAY GIA ĐÌNH CỦA HỌ VÀO BỘ PHIM CỦA BẠN. Nhà đầu tư của bạn sẽ mất tiền, còn bộ phim của bạn sẽ là một nỗi thất vọng. Hơn nữa, những rắc rối trong bộ phim vì ân huệ của bạn sẽ ảnh hưởng xấu đến phần còn lại của bộ phim và cả những thành viên trong đoàn làm phim. Nếu bạn đưa ra quyết định casting dựa trên những ân huệ bạn nhận hay những lời hứa của bạn với ai đó, thì bạn đang đặt bộ phim của mình vào tay một người chưa sẵn sàng để thành công. Đừng làm thế, và đừng bao giờ đặt bản thân mình vào vị trí theo ý muốn của người khác. 5. ĐỪNG QUAY PHIM VÌ VẺ BỀ NGOÀI. Diễn viên không phải là người mẫu, vì thế đừng lo lắng về góc nhìn của họ trong ảnh. Hãy lấy cảnh cách người diễn viên thực hiện hành động trong phim, và cách mà những hành động ấy khơi lên xung đột hay thắt chặt mối quan hệ giữa các nhân vật. Người diễn viên sẽ trông như đang là chính mình trong phim, và từ đó tăng sức hút cho bộ phim của bạn. 6. ĐỪNG CHỌN DIỄN VIÊN DỰA VÀO CON NGƯỜI THẬT CỦA HỌ. Diễn viên là những người tự đào sâu vào tình tiết của bộ phim. Nếu bạn muốn diễn viên hoàn toàn nhập tâm vào vai diễn, bạn cần phải đưa cho họ những xung đột kịch ở mọi mức độ. Luôn trao cho diễn viên một vai trò còn chút lạ lẫm với họ, và họ sẽ cố gắng hết mình để đảm nhận được thử thách ấy. Thử thách và sự tăng tiến ấy sẽ truyền vào những cảnh quay, làm sáng lên màn biểu diễn. Nếu bạn chọn diễn viên cho bộ phim dựa vào con người thật của họ, thì bạn đang casting những vai mà họ đều đã từng diễn qua. Không có thử thách, cũng không có xung đột. Bạn đang yêu cầu họ diễn lại vai họ đã diễn rồi. Muốn được phần thưởng, bạn cần phải mạo hiểm. Và…cũng hãy nhớ phải trân trọng và tưởng thưởng những mạo hiểm ấy. Chọn những diễn viên mà bạn có thể hỗ trợ và động viên, và sau đó hãy hỗ trợ và động viên họ. 7. CHỌN NHỮNG DIỄN VIÊN HÀNG ĐẦU. Không phải diễn viên nào cũng có giọng nói trầm mạnh, nhưng những ngôi sao lớn với một sự nghiệp dài thành công thường sở hữu chất giọng ấy. Không phải diễn viên nào cũng giỏi giao tiếp bằng mắt khi lắng nghe, nhưng những ngôi sao lớn nhiều năm trong nghề thì có. Không phải diễn viên nào cũng được đào tạo diễn xuất, đào tạo chất giọng, hành động nhanh gọn, phản ứng nhanh, phát âm rõ ràng. Và diễn viên nào cũng muốn trở thành George Clooney hay Meryl Streep. Tất cả đều là những nguyên tắc cơ bản. Hãy loại bỏ những nguy cơ khiến bạn thất bại. 8. DIỄN VIÊN YÊU CÔNG VIỆC CỦA HỌ. Hãy đưa cho diễn viên một vai diễn khó và một quan điểm xa lạ với họ, và họ sẽ trở lại cho bạn xem một bản ghi chép đầy những yếu tố và những cảnh diễn mà họ đã nghiên cứu. Mỗi diễn viên đều có cách làm việc khác nhau, nhưng đó đều là một phần của quá trình sáng tạo. Khi một diễn viên cảm thấy dự án mang lại cảm hứng và cả thử thách cho họ, họ sẽ truyền cảm hứng và thử thách lại bạn! 9. DIỄN VIÊN SẼ ĐỀN CÔNG BẠN. Hãy kết thúc bộ phim một cách hoàn hảo, vì một ekip làm phim giỏi là một gia đình. Gia đình tha thứ rất nhiều và luôn ủng hộ lẫn nhau. Quy luật này đã tồn tại trong kịch nghệ ít nhất cả ngàn năm, và phim không phải là ngoại lệ. Hãy quay phim thật tốt, và quan tâm chăm sóc những diễn viên tham gia. Hãy xứng đáng với sự tin tưởng của họ. Và đáp lại, họ sẽ luôn luôn –LUÔN LUÔN- có mặt khi bạn cần. 10.DÂN NGHIỆP DƯ CHỈ CÓ LÝ LẼ TẦM THƯỜNG. ĐỪNG NGHE HỌ. Hai tuần trước, một cô diễn viên đầy tham vọng cố thuyết phục tôi rằng tôi cần sa thải America và Danielle- hai diễn viên chính trong bộ phim hành động khoa học viễn tưởng sắp tới của tôi - Quantum Theory – vì cô ta muốn có vai diễn cho cô ta và một người bạn. Cô ta không thấy ấn tượng với những ý kiến mà ekip chúng tôi nêu ra, cũng như với những điều ekip đã làm trong những dự án phim của tôi. Chỉ riêng việc cô ta không đủ khả năng để nhận ra những giá trị ấy cũng đủ để chúng tôi để hiểu về cô ấy… Cảm ơn các bạn vì đã đọc, và cảm ơn các bạn đã là một thành viên của cộng đồng này. Chân thành, Tennyson E. Stead