Chia sẻ 10 trường đoạn giới thiệu Tiêu đề phim hay nhất mọi thời đại

Thảo luận trong 'Kỹ thuật dựng phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 15/12/16.

Lượt xem: 4,964

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Tiêu đề phim là một hình thức nghệ thuật. Trong thực tế, chúng thậm chí có thể được coi là người hùng thực sự của kịch bản của bạn.

    Đây là video mới từ CineFix đưa ra một số chi tiết có ý nghĩa về các trường đoạn tiêu đề mở đầu hay nhất trong lịch sử điện ảnh. Sau khi xem video này, bạn có thể xem xét các tiêu đề của bộ phim của bạn không phải là kiểu làm xong phim mới nghĩ đến nó, mà như là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất.
    Có bốn yếu tố hay kỹ thuật về hình ảnh mà nổi bật trong số các cách thiết kế tiêu đề hàng đầu:

    Typography

    Typography, hay là cách mà các chữ cái được sắp xếp, là một cách mà mỗi chuỗi tiêu đề đều có điểm chung, nhưng việc sử dụng rất khác nhau và có thể đáng ghi nhớ như bản thân bộ phim. Cuối cùng, Star Wars là gì mà không có đoạn chữ dạo đầu chạy qua?

    CineFix đã có lựa chọn táo bạo khi chọn Enter the Void (2009) của Gaspar Noe đứng thứ 10 trong danh sách, chỉ vì Noe đã chọn cách tạo bạo với cách sắp xếp chữ của mình. Các nhà bình luận cho biết, "Các phong cách là táo bạo, tươi sáng, chiết trung, thậm chí lòe loẹt hay cổ điển, nhưng chúng đều được nghĩ đến một cách cẩn thận và mang đậm tính cá nhân, với từng tiêu đề được cẩn thận nghĩ ra để gợi lên nhân vật hay thành viên đoàn."

    Thiết kế đồ họa

    Thiết kế đồ họa bao gồm typography nhưng có bước tiến xa hơn bao gồm các yếu tố hình ảnh khác, như nhiếp ảnh và hình dạng. Tiêu đề phim James Bond là kiểu thiết kế đồ họa huyền thoại - đến độ mà chúng được tạo thành các bản mashup tiêu đề nổi bật và vô số các memes trên mạng. CineFix chọn Goldfinger ở vị trí # 9, đặc biệt là bởi vì các lớp overlay sáng tạo trong các hình ảnh mang tính phim ảnh và hình dạng gợi nhiều liên tưởng của nó. Những tiêu đề này đạt được một trong những điều mà tiêu đề đại diện cho: thiết lập tông cho bộ phim.
    Các tiêu đề của Goldfinger được tạo ra bởi Robert Brownjohn, nhưng đó là Maurice Binder người đã làm hầu hết các tiêu đề cho các bộ phim về Bond, với một con số khổng lồ 14 tiêu đề từ nhượng quyền thương mại cho đến tên của ông. CineFix cho vị trí #7 trong danh sách là phim đầu tiên của Binder, Dr. No (1962). Giải thích về sự lựa chọn này, người kể chuyện kể lại rằng Brownjohn "dường như đã bằng cách nào đó thu được sự ngọt ngào, tân thời, điềm tĩnh, nam tính của nhân vật của Bond chỉ với các vòng tròn đầy màu sắc; đó là thiết kế đồ họa tốt nhất".

    Hình ảnh mang tính phim ảnh

    Hầu hết các trường đoạn tiêu đề không chỉ là sử dụng thiết kế đồ họa. Đương nhiên, phần lớn bao gồm hình ảnh phim, mà có thể được sử dụng không chỉ để thiết lập tông của bộ phim mà còn để tạo ra câu chuyện thực. Một trong những cách hay nhất để làm điều này - mà thích hợp với lớp text overlay - là với những cảnh quay dài. Điều này được thực hiện rất tốt trong lựa chọn # 6, Touch of Evil (1958), trong đó chúng ta đi theo camera thông qua một quá trình phạm tội mà diễn ra hơn ba phút.
    Hình ảnh mang tính phim ảnh cũng có thể được sử dụng để thiết lập các cảnh, như rất nhiều bộ phim quay ở New York đã làm, mang đến cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về đường chân trời ở thành phố mang tính biểu tượng. Các nhà bình luận mô tả cách nó được thực hiện trong lựa chọn # 3, Taxi Driver (1976): "Cuộc du hành ướt át, khó khăn, mưa bẩn của khu vực dễ bị tấn công nhất vào ban đêm [của thành phố New York] trong Taxi Driver có lẽ là lâu dài nhất."

    Nó cũng ghi nhận tầm quan trọng của âm nhạc là trong một trường đoạn mở đầu, một chủ đề mà thực sự xứng đáng có một bài viết riêng. "Dùng cùng một bản nhạc jazz tuyệt vời của Bernard Herrmann, bạn có thể mong đợi của một trường đoạn lãng mạn hóa một người New York lái taxi, thay vì tạo ra một sự tương phản, và ngay từ lúc chuyển cảnh, chúng ta được chuyển vào thế giới của Travis Bickle, nhìn đơn độc thông qua ống kính biến dạng ở nơi cặn bã mà chúng ta đang bị bủa vây. "
    Foreshadowing (điềm báo trước)

    Điều đặc biệt thú vị về đoạn mở đầu trong Taxi Driver là quá trình Chemtone được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng nhòe được sử dụng lại trong cảnh cuối cùng của bộ phim, tạo ra cảm giác có điềm báo trước.

    Hình ảnh tiêu đề cũng có thể được sử dụng cho điềm báo mà không có sự rõ ràng trong câu chuyện, như trong lựa chọn # 5 của CineFix, Fight Club (1999), trong đó sử dụng một hỗn hợp hình ảnh não bộ và cận cảnh cảnh bạo lực rõ ràng cho cảnh mà "chúng tôi bắt đầu nghi ngờ bóng dáng của sự thật trước khi chúng tôi biết chi tiết cụ thể".

    Animation & CGI

    Một kỹ thuật trường đoạn tiêu đề cổ điển mà thường liên quan đến một trong ba yếu tố khác là hình động hay CGI. Nhiều bộ phim live-action được bắt đầu với lời giới thiệu động hoặc lai động. Nếu được làm với giá rẻ, nó có thể trở thành bộ phim tệ, nhưng nếu làm tốt, nó có thể mang đến điều kỳ diệu mang người xem thoát ra khỏi rạp chiếu phim và đi vào thế giới của bộ phim.

    Trong lựa chọn # 8 của CineFix, Catch Me If You Can (2002), một phong cách và bảng màu retro được sử dụng để tạo ra một hình ảnh động mà kể về một thế giới vi mô của câu chuyện trong phim. Thậm chí phù hợp hơn với thẩm mỹ cổ điển của bộ phim, trường đoạn được vẽ hình động thủ công trên giấy với tem khắc bằng tay và sau đó ghép vào hình nền máy tính. Còn cách nào tốt hơn để thiết lập tông cho loại phim phong cách như này?

    CGI được sử dụng để hiệu ứng ngoạn mục trong lựa chọn # 3 trong danh sách này, Lord of War (2005). CGI không tạo ra các sinh vật hoặc các vụ nổ ở đây; đúng hơn là nó cho phép chúng ta đi theo một cảnh POV kịch tính của một cuộc hành trình của một viên đạn từ các dây chuyền sản xuất đến trán của một nạn nhân.
    Một số các nhà thiết kế tiều đề xuất sắc đã thử nghiệm với tất cả các yếu tố này, như với lựa chọn # 1 của CineFix: toàn bộ phần thân của các tác phẩm của Saul Bass, người đã tạo ra hơn 60 trường đoạn mang tính biểu tượng, bao gồm mọi thứ từ Vertigo của Hitchcock đến Goodfellas của Scorsese.