15 Quảng cáo hay nhất dưới bàn tay những nhà làm phim nổi tiếng

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Son Kevin, 18/9/15.

Lượt xem: 3,142

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Thế giới ngành quảng cáo rất khắc nghiệt. Để bán được sản phẩm đến hàng triệu người tiêu dùng mỗi ngày chỉ với thời gian và nguồn kinh phí định sẵn, quảng cáo là một công việc vô cùng căng thẳng, ở đấy đạo diễn phải vận dụng tất cả các chiến lược quảng cáo để có thể thu hút được khách hàng một cách nhanh nhất có thể. Quảng cáo càng dài, kinh phí của nhà sản xuất càng tăng, và độ tập trung của khán giả càng giảm.

    Vì những quy định gắt gao về thời gian này, quảng cáo không có chỗ cho credits:sự phổ biến của các ngôi sao điện ảnh thường là nhân tố dễ nhận biết đối với khán giả. Vì lý do ấy, chúng ta thường không áp dụng nguyên tắc dùng cho điện ảnh hay video ca nhạc: làm cách nào để quảng cáo truyền hình có hiệu ứng hình ảnh? Làm cách nào để một đạo diễn có thể thể hiện phong cách riêng của mình với khoảng thời gian hạn hẹp và với những nguyên tắc chung mà ông ta phải tuân theo?

    Sự thật là: ông ấy hoàn toàn có thể làm được. Không như điện ảnh là nơi để trưng bày sản phẩm và bán thương hiệu, đây thật ra là một trong những phương pháp tốt nhất để thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn để có thể làm ra được một quảng cáo hay và đưa nó đến với khán giả. Mặt khác, quảng cáo vẫn phải tập trung vào mục tiêu chính là sản phẩm được chào bán, chứ không tập trung vào đạo diễn/diễn viên.

    Thế nhưng, vẫn có những quảng cáo không chỉ đơn thuần nhằm thu hút sự chú ý của khán giả hay phổ biến trong cộng đồng. Một số quảng cáo được đưa đến tay của một đạo diễn tài năng để làm chúng nổi bật hơn những quảng cáo khác. Chúng thể hiện cá tính của đạo diễn, và không sử dụng cách dẫn dắt hay những hiệu ứng hình ảnh thông thường. Những quảng cáo nhỏ nhưng đặc sắc này thể hiện rõ bản sắc của nhà làm phim theo cách mà điện ảnh thông thường không thể làm được.

    Sau đây là danh sách và phân tích của một vài mẫu quảng cáo như thế.

    15. Mark Romanek – Masked Warriors (Call of Duty, 2013)


    Masked Warriors có lẽ là một trong những quảng cáo ấn tượng nhất trong những năm gần đây với mẩu quảng cáo truyền thôngvà việc sử dụng phương pháp thính thị nói chung. Với mục tiêu ban đầu khi phát hành là để được chia sẻ trên YouTube, bản teaser trailer Call of Duty này đã có hơn 12 triệu lượt xem, thật là một con số ấn tượng với một bản teaser.

    Call of Duty là một cái tên lớn trong dòng games bắn súng góc nhìn người thứ nhất (First-person shooter), và Mark Romanek đã nổi tiếng với vai trò đạo diễn cho rất nhiều âm thanh video và là một nhân vật được yêu mến với bộ phim thứ hai của mình – Never Let Me Go – với các diễn viên chính Andrew Garfield, Carey Mulligan và Keira Knightley.

    Đây là lý do Masked Warriors là một điển hình mới trong quảng cáo: vô tuyến không phải là phương tiện truyền thông duy nhất có thể truyền đi thông điệp nghe nhìn và dĩ nhiên không phải là nơi duy nhất để một đạo diễn với tầm nhìn xa có thể tỏa sáng. Romanek thể hiện tầm nhìn của mình bằng hình ảnh đẹp nhưng ghê rợn với cách dựng phim thể hiện cuộc chiến sinh tử giữa thiện và ác, phô diễn một dàn những chiến binh đeo mặt nạ với kỹ thuật lồng tiếng chuẩn xác làm nổi bật chủ đề của video.

    Chính kỹ thuật ánh sáng cùng thiết kế trang phục tỉ mỉ đã khiến quảng cáo nào nổi bật, và ông Romanek cùng nhiều năm kinh nghiệm của mình đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của quảng cáo này.

    14. Sofia Coppola – Miss Dior Chérie (Dior, 2008)


    Một trong hai quảng cáo trong danh sách này có phong cách vòng vo lãng mạn, lần lấn sân sang lĩnh vực quảng cáo đầu tiên của Coppola được lấy cảm hứng từ một nơi rất xa: Paris. Đây là một đoạn phim thương mại với phông nền và âm nhạc tương tự như Marie Antoinette năm 2006 của Coppola, và thậm chí đoạn phim quảng cáo này còn có một phụ nữ tóc vàng lộng lẫy đóng vai chính. Đoạn phim quảng cáo này có tính biểu tượng cao như Lost in Translation hay Virgin Suicides; chúng ta dõi theo dưới góc nhìn của nhân vật nữ khi sử dụng sản phẩm trong suốt một ngày.

    Vì là một thước phim quảng cáo ngắn nên không có sự góp mặt của một khúc nhạc buồn nhưng các bộ phim của Coppola, hay phong cách trào phúng như một trong những tác phẩm gần đầy của bà. Miss Dior Chérie là một thước phim quảng cáo tươi mới như một bộ phim của Coppola: phong cách tươi sáng và lãng mạn và một bản nhạc của Brigitte Bardot (người mẫu Maryna Linchuk cũng có một vẻ ngoài giống với nữ diễn viên người Pháp một cách kì lạ) đã mang đến cho người xem sự hồi tưởng đến bộ phim xưa cùng một ý nghĩa sâu sắc, chứ không đơn thuần là một đoạn quảng cáo thương mại đẹp nhưng hời hợt và nông cạn.

    13. Tarsem Singh – Xperia Z (Sony, 2013)


    Phim quảng cáo của Tarsem Singh cho chiếc điện thoại thông minh Xperia Z của hãng Sony rất đáng xem. Đoạn phim sử dụng hiệu ứng slow motion khiến đoạn quảng cáo càng thêm thu hút. Cặp đôi trong quảng cáo diễn trên nền bản cover hiện đại Sound and Vision của David Bowie, và chúng ta có một thước phim quảng cáo cực đỉnh của thế kỉ 21.

    Những hình ảnh trong đoạn quảng cáo thấm đượm dấu ấn của Tarsem và con mắt tinh tường khi bố trí bố cục của ông, hơn nữa, việc ông lựa chọn địa điểm quay ở Ấn Độ đã mang lại một chất lượng khác hẳn so với hầu hết các quảng cáo của người Mỹ hay người Anh.

    Đoạn phim quảng cáo là một thông điệp nghiên cứu mạnh mẽ cho những đoạn video đại chúng khác, 30 giây mở đầu của đoạn phim nhanh chóng chuyển thông điệp đến khán giả về quá trình phát triển của công nghệ và gợi cho họ về những ký ức xa xưa, theo thứ tự thời gian kể về sự phát triển và tầm quan trọng của thương hiệu Sony trong lịch sử. TV, máy quay video xách tay, PlayStation và giờ đây là điện thoại thông minh: mỗi một thiết bị ấy đều ghi lại những phút giây đẹp đẽ quý giá, sử dụng nhiều màu sắc giúp kích thích thị giác người xem.

    12. Tony Scott – Beat the Devil (BMW, 2002)


    Tony Scott vĩ đại là một đạo diễn nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều nhưng vẫn được yêu mến. Một mặt, ông tên ông xuất hiện trong những biểu tượng của văn hóa pop như Top Gun, và những bộ phim được yêu thích như True Romance. Mặt khác, ông cũng tham gia đạo diễn những tác phẩm như Déjà vu và The Taking of Pelham 1 2 3.

    Tuy có nhiều tác phẩm điện ảnh gây tranh cãi, nhưng ông thật sự vớ được vàng khi đạo diễn cho đoạn phim ngắn Beat the Devil cho series phim The Hire của hãng BMW, được sản xuất cho internet giữa năm 2001 và 2002. Đoạn phim ngắn có sự góp mặt của các tên tuổi lớn như Clive Owen, Danny Trejo, James Brown và Gary “Norman Stansfield” Oldman với vai diễn Ác quỷ. Ông ta còn dùng cả son môi!

    Đây là đoạn phim quảng cáo dài nhất trong danh sách này vì nó không tuân thủ theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của những đoạn quảng cáo thông thường. Với thời gian phát sóng 9 phút, đoạn phim kể về câu chuyện của huyền thoại James Brown- người muốn đòi lại linh hồn mình từ tay ác quỷ, vì ông đã bán linh hồn mình để đánh đổi lấy danh vọng và sự giàu có. Dù đoạn phim không khiến bạn muốn mua ngay một chiếc BMW, nhưng ít nhất nó vẫn khiến bạn phải bật cười.

    11. Wes Anderson & Roman Coppola – Candy L’Eau (Prada, 2013)


    Đã từng làm việc cùng nhau trong những bộ phim như The Darjeeling Limited và Moonrise Kingdom năm 2012, Wes Anderson và con trai của đạo diễn huyền thoại Francis Ford Coppola, Roman Coppola được giao nhiệm vụ thực hiện 3 đoạn quảng cáo nhỏ (hay một bộ phim ngắn) cho dòng nước hoa Candy L’Eau của hãng Prada.

    Với sự tham gia của diễn viên chính Léa Sydoux trong Blue is the Warmest Color, đoạn phim quảng cáo thể hiện lòng tôn kính của người Pháp với phong trào French New Wave, hoàn toàn phù hợp với cốt truyện và hình ảnh mang phong cách của Anderson. Đoạn quảng cáo đặc biệt giống với những bộ phim như Jules et Jim của Truffaut, với nội dung xoay quanh câu chuyện hai người đàn ông cùng theo đuổi một phụ nữ và mối quan hệ phức tạp của họ.

    Sự thật thì, đoạn quảng cáo mang đậm dấu ấn của Wes Anderson hơn là Roman Coppola: nó thể hiện màu sắc riêng của nhà đạo diễn tài ba; vị trí và cách di chuyển camera hợp lý; 3 người lớn ngây thơ như trẻ con, và những tình huống xúc động kì lạ.

    Léa Sydoux diễn xuất ấn tượng với vai diễn của mình, và hai diễn viên trông giống nhau Peter Gadiot và Rodolphe Pauly cũng không xuề xòa lắm.

    10. Spike Lee – Air Jordans (Nike, 1989)


    Đảm nhận vai chính Mars Blackmon, Spike Lee đạo diễn một series quảng cáo hấp dẫn cho dòng Air Jordans của hãng Nike, ông cùng diễn với siêu sao bóng rổ Michael Jordan. Mars Blackmon cũng là nhân vật mà Lee đã đóng trong bộ phim năm 1986 của mình – She’s Gotta Have It. Tuy nhiên, chính câu khẩu hiệu trong những đoạn phim quảng cáo đã khiến nhân vật này trở nên nổi tiếng: ông cứ luôn miệng nói với Jordan “phải là đôi giày ấy” khi ông nói về bí kíp để trở thành một ngôi sao bóng rổ thành công như thế.

    Hình ảnh trắng đen, kỹ thuật cắt ghép nhanh và những màn đối thoại trực tiếp đến khác giả đã thể hiện rất nhiều dấu ấn của Lee trong đoạn quảng cáo, nhờ đó tạo nên một quan điểm quá-tuyệt-khi-đến-trường trong giới trẻ ngày ấy và bây giờ. Đoạn quảng cáo xác định được đối tượng khán giả mình đang hướng tới và được thực hiện dựa trên mục tiêu ấy với phong cách rất độc đáo của đạo diễn.

    9. David Fincher – Beer Run (Heineken, 2005)


    Để trở thành một đạo diễn với nhiều tác phẩm như David Fincher không phải là chuyện dễ dàng. Ngoài những tác phẩm điện ảnh khá thông thường (bất chấp danh nghĩa là đạo diễn, ông chỉ sản xuất 5 bộ phim trong vòng 10 năm qua) và đóng góp trong những video ca nhạc cho những nhân vật như nhóm nhạc Nine Inch Nails và ca sĩ Justin Timberlake, Fincher cũng tham gia vào lĩnh vực quảng cáo. Sự thật là, bất kỳ một tác phẩm nào của ông cho hãng Coca-Cola và Levi cũng có thể được liệt kê trong danh sách này, thế nhưng quảng cáo Beer Run của Heineken lại nổi bật hơn cả vì một lý do đơn giản: nó có sự tham giả của Brad Pitt.

    Sức ảnh hưởng của ngôi sao điện ảnh này không bao giờ có thể xem thường, và điều này thậm chí còn đúng hơn đối với quảng cáo truyền hình. Vì thời gian hạn hẹp của hầu hết các quảng cáo, một khán giả có thể không nhận ra được thương hiệu, nhưng anh ta sẽ luôn liên tưởng được sản phẩm với diễn viên đã thổi hồn cho nó trên màn ảnh. Đó là lý do khiến sự đóng góp của Brad Pitt vào quảng cáo của Fincher không thể bị xem nhẹ, và đó thật sự là một cú hích.

    Hầu hết các quảng cáo của Fincher đều có cảnh chạy, dù bằng cách này hay cách khác. Dù là cảnh sát trong đôi giày patin hay một gã trùm kín chạy trốn lũ chó dữ, sẽ luôn có một cảnh chạy trong các quảng cáo của ông. Mặt khác, Brad Pitt (nam diễn viên nhập vai là chính mình) lại không chạy trong quảng cáo của Heineken, mà là những bước đi hiên ngang.

    Đạo diễn đã đưa thực tế khắc nghiệt từ Sa7en, nghệ thuật trào phúng xã hội từ Fight Club và những chỉ trích đến giới paparazzi, trong phần đầu của đoạn quảng cáo, một nhóm thợ nhiếp ảnh bám theo Pitt trong khi anh thực hiện cuộc “Beer Run” của mình, và rồi sau đó hàng ngàn thợ nhiếp ảnh xuất hiện.

    Câu chuyện rất đơn giản nhưng hiệu quả: Brad Pitt đánh cược sự riêng tư của mình trong một phút rưỡi để ra ngoài mua Heineken- quả là một ý tưởng vô cùng thông minh.

    8. Jonathan Glazer – Dreamer (Guiness, 2001)


    Quảng cáo của Jonathan Glazer là một phần của chiến dịch phối hợp được Diageo khởi xướng vào năm 2001 để quảng bá Kỷ lục Guiness về uống bia tại Anh quốc. Đây là một phần trong chiến dịch 4 phần dựa trên câu nói “những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi”. 3 trong số 4 quảng cáo ấy được đạo diễn bởi Jonathan Glazer, nhưng Dreamer là quảng cáo ấn tượng nhất trong số chúng.

    Với đoạn phim sử dụng kỹ thuật quay phim đen trắng giản dị, và vài chú sóc biết nói đáng yêu, đoạn phim quảng cáo mang đến một trải nghiệm kịch hài về một gã say và trạng thái lâng lâng mơ hồ mà bia rượu gây ra. Một điểm đáng chú ý là nền nhạc của quảng cáo và thiết kế âm thanh nói chung, có ý nghĩa gợi nhắc khán giả rằng ngoài thông điệp mà đoạn quảng cáo muốn truyền đạt thì những hình ảnh chúng ta đang thấy có thể hoàn toàn không logic.

    Dreamer lại là một tác phẩm nghệ thuật nữa của Glazer, truyền tải thông điệp ẩn giấu một cách rõ ràng với những hình ảnh gây khó chịu cho người xem và lời thuyết minh khá khó hiểu.

    7. David Lynch – The Third Place (Playstation 2, 2000)


    David Lynch là người có thể làm được mọi thứ. Ông tham gia vào tất cả các lĩnh vực: từ truyền thông đến điện ảnh, từ hội họa đến âm nhạc, từ video ca nhạc đến quảng cáo; không có một lĩnh vực nghệ thuật nào mà nhà đạo diễn siêu thực này chưa từng khám phá.

    Là một phần trong chiến dịch quảng bá rộng rãi sản phẩm Playstation mới mà Sony đưa ra vào sự chuyển tiếp giữa 2 thế kỷ, The Third Place dĩ nhiên là sản phẩm gây sửng sốt nhất. Là kết quả của cuộc khảo sát kéo dài 18 tháng, đoạn phim quảng cáo được quay trong 2 ngày tại LA, nơi được cho là nơi duy nhất hội tụ đủ các nhân tố mà nhóm thực hiện đã hình dung.

    Kết quả không có gì đáng ngạc nhiên: yếu tố siêu thực và buồn cười trong quảng cáo rõ ràng là một phép ẩn dụ cho những khả năng và trải nghiệm vô hạn mà trò chơi có thể mang lại. Đoạn quảng cáo thu hút vì sự kết hợp cả yếu tố siêu thực cùng thứ âm nhạc rùng rợn thường được tìm thấy trong các tác phẩm của David Lynch, và có phong cách khác hẳn với những quảng cáo thường được phát sóng.

    6. Alejandro González Iñárritu – Write the Future (Nike, 2010)



    Muốn thử sức trong lĩnh vực quảng cáo, nhà làm phim người Mexico Alejandro González Iñárritu đã đạo diễn quảng cáo cho Fifa World Cup lần thứ 19 của Nike, với sự tham gia của của loạt các tên tuổi bóng đá lớn và tôn vinh sự kiện thể thao bằng những âm thanh ngập tràn cảm xúc. Với nhịp điệu nhanh và dàn dựng chặt chẽ, đoạn quảng cáo về trận bóng đá này đã khiến người ta muốn được xem cả một bộ phim về bóng đá.

    Iñárritu đạo diễn một trận đấu với kỹ thuật slow motion và những thước phim cận cảnh mà những trận đấu thông thường không thể mang đến cho khán giả, nhờ đó làm tăng thêm sự hào hứng và căng thẳng, là những nhân tố quan trọng trong nghệ thuật làm phim nói chung. Bằng cách xen cảnh phản ứng của khán giả vào trận đấu (với việc tập trung vào nền văn hóa Nam Phi, vì World Cup năm ấy được tổ chức tại đây) đạo diễn đã khơi lên những cảm xúc dễ dàng kết nối với khán giả nhờ sự thân thuộc và đồng cảm.

    Dù quảng cáo có sự tham gia của khá nhiều tên tuổi bóng đá lớn như Didier Drogba và Tim Howard, nhưng Iñárritu lại tập trung vào huyền thoại người Brazil Ronaldinho, cậu bé phi thường người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo và cầu thủ người Anh Wayne Rooney. Việc tập trung vào các tài năng lớn này thật thú vị nhờ kỹ thuật sống động mà đạo diễn sử dụng để kể câu chuyện.

    Không sử dụng bất kỳ một đoạn đối thoại hay thuyết minh nào, Iñárritu kết nối trực người xem đến với suy nghĩ của cầu thủ, thông qua âm nhạc và những pha cắt ghép nhanh tạo nên những câu chuyện nhỏ kể về những điển hình và những sắc thái văn hóa.

    Đây là một quảng cáo xuất sắc với kỹ thuật quay phim xuất sắc và những pha xuất hiện ngắn ngủi xuất sắc. Ngay cả Homer Simpson cũng được mời tham gia vào quảng cáo này. Thực ra lại là Ronaldo.

    5. Ang Lee – Dining Out (Visa, 2001)


    Sau siêu phẩm võ trang Ngọa Hổ Tàng Long năm 2000 và trước thất bại lớn Hulk (ý đồ chơi chữ) năm 2003 của ông, Ang Lee đã đạo diễn một quảng cáo dài 2 phút cho công ty thẻ tín dụng Visa, từ đó hoàn toàn thay đổi ý nghĩa câu nói “món súp này mặn quá” trong văn hóa pop.

    Với nhịp độ nhanh (là một yếu tố cần thiết cho quảng cáo vì người ta thường chuyển kênh liên tục) và cách bố trí khung hình tỉ mỉ, Dining Out là một quảng cáo hành động do nữ diễn viên Ziyi Zhang thủ vai chính, cô cũng hợp tác cùng Ang Lee trong phim Ngọa Hổ Tàng Long. Điều khiến quảng cáo này vô cùng thú vị là sự tái hiện tác phẩm trước đây của đạo diễn và một cảnh từ chính bộ phim này. Thay vì tập trung vào yếu tố căng thẳng kịch, quảng cáo này lại vui và nhẹ nhàng, dù có sự xuất hiện các cảnh đánh nhau và đập phá.

    Nhìn chung thì, Dining Out sẽ không thuyết phục tôi sử dụng thẻ tín dụng của Visa, nhưng quảng cáo này quá khác biệt và được thực hiện quá hoàn hảo, khiến nó trở nên nổi bật so với các quảng cáo khác trong thế giới truyền hình.

    4. Darren Aronofsky – Meth: Not Even Once (Montana Meth Project, 2011)


    Khác với xu hướng chung của các quảng cáo trong danh sách này, mục tiêu cuối cùng của quảng cáo không phải luôn là để bán sản phẩm. Mục đích cuối cùng của quảng cáo nói chung là để khán giả biết rằng có một sản phẩm như thế trên thị trường. Đây chính là mục tiêu mà những quảng cáo của Darran Aronofsky hướng đến. Mỗi một đoạn video dài 30 giây mà đạo diễn của Requiem for a Dream chỉ đạo đều kinh khủng và cực thực khi phác họa chứng nghiện ma túy meth.

    Với ánh sáng ảm đạm, máy quay cầm tay và kỹ thuật hóa trang tuyệt vời, những video của Aronofsk, cũng như bộ phim thứ hai của ông, đã khiến khán giả cảm nhận được sự đau đớn khi nghiện ma túy, đoạn quảng cáo tập trung vào tác động của ma túy đến những người trẻ và người vị thành niên. Đoạn lồng tiếng mở đầu rất ngắn gọn và súc tích, kể lại những chặng đường mà những con người này phải đi để thỏa mãn nhu cầu của mình.

    Một trong những quảng cáo mà Aronofsky đạo diễn đã tận dụng quan điểm đạo đức giả của xã hội nói chung về cơ thể người phụ nữ. Cảnh “bán dâm” thật là một cái nhìn phiến diện, mua vui cho đàn ông theo một cách quỷ quyệt và lợi dụng quá đáng. Quảng cáo này đã thay đổi cái nhìn ấy, máy quay lướt trên cơ thể gần như trần trụi của một cô gái, để tiết lộ rằng cô ta đang bán thân để mua ma túy.

    Cả 4 đoạn quảng cáo đều lạnh và có tính biểu tượng cao, cũng như Requiem for a Dream, đoạn quảng cáo không ngại mô tả những điều kinh hãi khi nghiện ma túy meth.

    3. Michel Gondry – Smarienberg (Smirnoff, 1998)


    Vào năm 1999, chị em nhà Wachowski đã được vinh danh vì đã “phát minh” ra hiệu ứng hiện nay được biết đến với cái tên “bullet time”: cảnh phim được ngừng lại để tập trung vào hiệu ứng đường đạn bay chậm trong không trung. Sự thật là, Gondry đã thực hiện hiệu ứng này một năm trước với đoạn quảng cáo cho Smirnoff, Smarienberg.

    Quảng cáo Smirnoff là sự kết hợp giữa hiệu ứng hình ảnh và kỹ thuật dựng phim với nhịp điệu nhanh, mà hầu hết là nhờ vào việc Gondry sử dụng video ca nhạc và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của ông khi ông luôn hướng đến sự độc đáo (thật đáng tiếc khi hầu hết những bộ phim hiện tại của ông đều phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố này, khiến chúng không được đánh giá cao trong các phương diện còn lại).

    Đây là một quảng cáo hỗn loạn khi cảnh được chuyển liên tục bằng kỹ thuật điện ảnh, thể hiện đặc trưng nhiều màu sắc thông qua không gian M.C. Escher-esque khiến rượu Smirnoff thật sự là một trải nghiệm thú vị và hào hứng.

    Đạo diễn của Eternal Sunshie of the Spotless Mind đã thắng hầu hết các giải thưởng cho tác phẩm quảng cáo Levi’s Drugstor của mình, nhưng Smarienberg quả thật là một đoạn quảng cáo không được đông đảo khán giả chú ý đến nhưng có hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời đến kinh ngạc, là một đoạn quảng cáo cần được…quảng cáo rộng rãi.

    2. Spike Jonze – Lamp (IKEA, 2002)


    Đã bao giờ bạn được xem một cảnh quay từ góc nhìn của một chiếc đèn bàn chưa? Nếu câu trả lời là chưa, Spike Jonze sẽ là người đáp trả lời cầu nguyện về chiếc đèn bàn ấy cho bạn. Trước quảng cáo này, bấy lâu nay ông chỉ được biết đến như là một thành viên trung lập tại Hollywood, Jonze đạo diễn quảng cáo chiếc đèn bàn cho IKEA với nhịp điều buồn ở phần mở đầu nhưng buồn cười ở phần sau, đây là một phần của chiến dịch “Unböring” của họ.

    Thật là một mẩu quảng cáo thiên tài khi kể câu chuyện về một chiếc đèn bàn bị bỏ đi và được thay thế bằng một chiếc đèn mới hơn và tốt hơn. Chúng ta theo chân cuộc sống ngắn ngủi của chiếc đèn trong căn hộ, rồi đến vỉa hè, dưới cơn mưa nặng hạt, tái hiện lại rất nhiều bộ phim chỉ trong vòng chưa đầy 30 giây.

    Chiếc đèn như một chú cún hay một chú thú cưng đáng yêu. Jonze, bằng sự thông thạo của mình trong lĩnh vực điện ảnh, đã khiến khán giả đồng cảm với thứ đồ vật bất động ấy, chỉ vì ánh đèn của nó vẫn không bật sáng khi người chủ bật công tắc.

    Trong những giây cuối, một người đàn ông từ đâu xuất hiện và gọi khán giả là điên khùng khi cảm thấy thương xót cho chiếc đèn. Rốt cuộc thì chiếc đèn ấy cũng không có cảm giác như chúng ta, và chiếc đèn mới sẽ tốt hơn nhiều! Thế thì tại sao chúng ta lại phải thấy buồn? Doanh số đồ nội thất của IKEA tăng 8% trong suốt thời gian phát đoạn quảng cáo này, đồng thời đoạn quảng cáo cũng nhận được giải Gran Clio và Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes, một phần thưởng xứng đáng. Jonze là một trong số những nhà làm phim hiếm hoi luôn mang lại niềm vui cho khán giả trong các tác phẩm của mình.

    1. Ridley Scott – 1984 (Apple, 1984)


    Không một danh sách quảng cáo nào có thể hoàn chỉnh nếu thiếu đi danh mục này. Tác phẩm dài 1 phút của Ridley Scott là một kiệt tác về sự chặt chẽ trong nội dung và liên kết với khán giả.Trong một sự kiện được xem là “bước ngoặt” và một “kiệt tác”, Scott giới thiệu sản phẩm máy vi tính Macintosh của Apple đến phần đông khán giả, bằng cách sử dụng phông cảnh ảm đạm trong quyển sách của George Orwell làm phần mở đầu.

    Nhưng thay vì chống lại các anh hùng như Winston Smith, chúng ta lại được xem một nhân vật giống như Leni Riefenstahl, mặc một chiếc áo bun trắng và quần short cam, đối lập với khung cảnh u ám tăm tối.

    Người phụ nữ thể hiện sự can đảm về thể chất lẫn tinh thần của con người, có thể vượt qua mọi trở ngại họ gặp phải. Cô ấy là một anh hùng, ném chiếc búa như một vận động viên Olympic và đập bể màn hình TV đang tuôn ra những câu như Big Brother. Cô ấy như là một biểu tượng của một dân tộc đang kìm nén, và đấu tranh chống lại sự kiểm soát tư tưởng.

    Vào năm 1983, Steve Jobs, khi được hỏi về đoạn quảng cáo này, đã so sánh Big Brother với IBM. Macintosh của Apple chính là vị cứu tinh của quốc gia vào thời điểm ấy, báo hiệu một sự đa dạng mới trong một thế giới bị thống trị bởi công nghệ của hãng IBM, cũng như Oceania bị thống trị bởi Ingsoc. Ridley Scott đã chuyển tải thông điệp này một cách đầy chuyên nghiệp, dù đi đôi với quan điểm của Jobs nhưng đây có lẽ không phải là thông điệp thông minh nhất. Nhưng dù sao thì, 1984 vẫn được xem là một thành công lớn trong nền điện ảnh.
    24hinh.vn dịch theo tasteofcinema​