Chia sẻ 2 phút để học 6 cách chuyển cảnh camera độc đáo

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Hitchcock, 13/7/18.

Lượt xem: 10,781

  1. Hitchcock

    Hitchcock Cinematographer

    [​IMG]
    Một kiểu chuyển cảnh tốt có thể làm tăng giá trị cho các dự án phim của bạn. Tất nhiên, bạn có thể thử tự thiết kế một kiểu chuyển cảnh, và những nỗ lực của bạn có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc với các phần mềm dựng phim như Premiere Pro, After Effects hay một vài NLE khác. Tuy nhiên, các kiểu chuyển cảnh camera thường trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn và có thể được thực hiện một cách thú vị hơn – và bạn có thể phải dành ít thời gian hơn để edit trong một căn phòng tối tăm. Trong video dưới đây, team Mango Street sẽ cho bạn thấy 6 cách chuyển cảnh camera khác nhau mà có thể làm bộ phim của bạn trở nên cực kì sexy.
    Mặc dù không phải toàn bộ các kiểu chuyển cảnh trên đều là cần thiết, nhưng việc nắm bắt được hết các kiểu chuyển cảnh đó trong lòng bàn tay sẽ giúp cho công việc làm phim của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Có rất nhiều cách khôn khéo và độc đáo để tận dụng không gian cũng như các vật thể, con người và nguồn ánh sáng xung quanh để tạo nên được một kiểu chuyển cảnh thật cool, nhưng nếu bạn mới chỉ bắt đầu tập tành làm phim, thì sau đây sẽ là 6 kiểu chuyển cảnh đã được đề cập trong video:

    - Through the door: Dùng dolly để zoom in camera cho đến khi cảnh cửa lấp đầy toàn khung hình. Mở cánh cửa ra rồi zoom in tiếp.

    - Back in and out: Quay gần vào đến khi vật thể lấp đầy khung hình. Sau đó, quay ra xa bắt đầu từ vị trí vừa zoom in.

    - Whip tilt up and down: Quay hướng lên đến khi bầu trời lấp đầy khung hình. Quay hướng xuống từ một khoảng trời khác để chuyển sang một địa điểm khác.

    - Below ground: Quay xuống cho đến khi lề đường (hay một cái gì khác) lấp đầy khung hình. Dùng một vật thể tương tự để lấp vào khung hình ở shot hình tiếp theo và rồi bắt đầu quay hướng xuống.

    - Straffe blocking: Dùng một vật thể hình trụ để lấp vào khung hình và chủ thể khung hình bước đằng sau. Ở shot hình tiếp theo, để chủ thể của khung hình bước ra từ đằng sau của vật thể hình cột đó.

    - Prism Wipe: Đưa một lăng kính qua khung hình từ phía đối diện với hướng đi của chủ thể đến khi chủ thể đó đi đến bên kia của khung hình. Làm tương tự ở shot hình tiếp theo nhưng làm sớm hơn.

    Hãy luôn nhớ rằng bạn vẫn cần làm một số việc khi bước và giai đoạn hậu kì; kĩ thuật tua nhanh sẽ giúp bạn ẩn đi những kĩ thuật dàn dựng. Nhưng trước khi dựng phim, phải chắc chắc rằng camera phải ghi lại những cảnh quay hoàn hảo. Có lẽ điều quan trọng nhất mà bạn cần làm là lấp đầy khung hình với những cảnh quay tuyệt nhất từ việc tận dụng những thứ mà bạn dùng để ngăn cách các cảnh quay.