Mọi câu chuyện đều đã cũ dưới ánh mặt trời, chỉ có nhân vật mới và tình tiết mới. Đứng trên vai những người khổng lồ, nhiệm vụ của người viết là tổng hoà những thứ đã cũ dưới lăng kính mới, tạo thành cái duyên cho câu chuyện riêng nhất của mình. Xin giới thiệu 20 cốt truyện kinh điển, cải thiện từ 7 cốt truyện kinh điển đã có từ thời Aristotles. Các bạn hãy tham khảo và biến tấu nhé! 1/ Quest – Truy tìm/Nhiệm vụ (Lord Of The Rings, The Hobbit, Indiana Jones) Danh sách: Cốt truyện truy tìm thường là tìm kiếm một người, một nơi hay một vật nào đó, phát triển mối quan hệ tương đương gần gũi giữa dự định cùng động lực và vật thể mà nhân vật chính đang cố gắng tìm kiếm. Cốt truyện của dạng phim này nên thường xuyên di chuyển, thăm thú nhiều nơi, nhiều người. Tuy nhiên, đừng chỉ bắt nhân vật của bạn di chuyển như gió thổi cỏ bay. Những chuyển động ấy nên được sắp đặt theo kế hoạch nguyên nhân – ảnh hưởng của bạn. (Bạn có thể tạo cảm giác giống như chẳng có gì dẫn dắt cho hành trình đó cả – hãy khiến nó trông thật ngẫu nhiên – và thực tế nó là ngẫu nhiên thật). Hãy cân nhắc đến việc khiến cốt truyện của bạn là một vòng tròn – về mặt địa lý. Nhân vật chính thường kết thúc ở nơi mà người ấy khởi hành. Hãy khiến nhân vật của bạn trở nên khác biệt cơ bản vào đoạn cuối câu chuyện – nhờ vào kết quả của hành trình tìm kiếm. Cốt truyện dạng này là về một nhân vật thực hiện quá trình tìm kiếm chứ không phải là về thứ mà người ấy tìm kiếm. Nhân vật sẽ dần thay đổi trong suốt câu chuyện, và cuối cùng nhân vật ấy sẽ trở thành ai? Trở thành cái gì? Mục tiêu của hành trình chính là sự thông suốt – ẩn dưới dạng nhận thức của nhân vật. Thông thường, đây là quá trình nhân vật ấy trưởng thành. Đó có thể là chuyện về một đứa bé học được bài học của thế giới người lớn, cũng có thể là chuyện về một người lớn học được bài học về cuộc đời. Hồi đầu tiên của câu chuyện bao gồm tình huống dẫn đến động lực khiến nhân vật của bạn bắt đầu hành trình tìm kiếm. Đừng nhảy ùm ngay vào nhiệm vụ, hãy chắc chắn rằng người xem hiểu rõ vì sao nhân vật lại muốn dấn thân vào hành trình đó. Nhân vật chính nên có ít nhất một người bạn đồng hành. Nhân vật chính phải tương tác với những nhân vật khác để khiến câu chuyện không trở thành quá trừu tượng hay quá nội tâm. Nhân vật chính cần một người đáp lại ý tưởng của mình, cũng như cần một người để cùng tranh luận. Hãy cân nhắc đến việc cho thêm một nhân vật giúp ích vào cốt chuyện (Merlin). Hồi cuối nên bao gồm sự bộc lộ nội tâm nhân vật, có thể xảy ra sau khi từ bỏ quá trình tìm kiếm hoặc thành công chinh phục nó. Những gì mà nhân vật phát hiện thường phải khác hẳn thứ mà lúc đầu nhân vật ấy theo đuổi. 2/ Adventure – Phiêu lưu (Mad Max, Robinson Crusoe) Danh sách: Câu chuyện nên tập trung vào hành trình hơn là người thực hiện hành trình. Câu chuyện nên bao gồm sự thử sức với thế giới, khám phá những nơi, những sự kiện mới mẻ và khác lạ. Nhân vật đi để tìm kho báu/số phận, thứ đó không thể được tìm thấy ở nhà. Nhân vật nên được ai đó hoặc thứ gì tạo động lực để bắt đầu cuộc phiêu lưu. Những sự kiện xảy ra trong các hồi phải phụ thuộc vào cùng một chuỗi nguyên-nhân-và-ảnh-hưởng đã tạo động lực cho nhân vật của bạn lúc đầu. Cuối truyện nhân vật chính không cần thiết phải thay đổi theo hướng ý nghĩa hơn. Cuộc phiêu lưu này thường có xen yếu tố tình cảm. 3/ Pursuit – Truy đuổi (Jaws, Butch Cassidy & The Sundance Kid) Trong cốt truyện truy đuổi, cuộc truy đuổi thường quan trọng hơn người tham gia vào cuộc truy đuổi đó. Hãy chắc chắn rằng người bị truy bắt đó luôn có nguy cơ bị tóm gọn. Người truy đuổi nên có một cơ hội hợp lý để túm được người bị truy đuổi. Người ấy cũng có thể bắt được người bị truy đuổi trong một khoảng thời gian ngắn. Phần lớn phụ thuộc vào hành động vật lý. Câu chuyện và nhân vật cần phải thú vị, hấp dẫn và đặc biệt Phát triển nhân vật và tình huống bất ngờ để tránh rập khuôn Hãy khống chế tình huống truyện trong một giới hạn địa lý nhất định, khu vực truy bắt càng nhỏ, sự căng thẳng càng cao. Pha kịch tính đầu tiên của chuyện nên có 3 giai đoạn: a/ Thành lập nguyên tắc cơ bản của cuộc truy đuổi, b/ Tạo dựng nguy cơ và c/ Tạo tình huống thúc đẩy bắt đầu cuộc đua 4/ Rescue – Giải cứu (Saving Private Ryan, Spiderman) Cốt truyện giải cứu thường phụ thuộc nhiều vào hành động hơn là sự phát triển tính cách nhân vật. Tam giác nhân vật nên bao gồm người hùng – kẻ ác – nạn nhân. Người hùng nên cứu nạn nhân thoát khỏi kẻ ác. Chủ đề tinh thần của cốt truyện giải cứu thường có xu hướng đen và trắng. Câu chuyện nên tập trung vào hành trình người hùng truy đuổi kẻ ác. Người hùng nên phiêu bạt thế gian để truy đuổi kẻ ác và thường phải chiến đấu với kẻ xấu ở ngay sào huyệt của hắn. Xác định rõ đặc điểm của người hùng thông qua mối quan hệ giữa người hùng và kẻ xấu. Sử dụng nhân vật phản diện với mục đích cướp lấy thứ mà người hùng tin rằng thuộc về người ấy. Hãy chắc rằng nhân vật đối lập thường xuyên can thiệp vào hành trình của người hùng. Nạn nhân nhìn chung là người yếu nhất trong tuyến 3 nhân vật, xuất hiện chỉ với mục đích thúc ép người hùng phải đương đầu với kẻ ác. Phát triển 3 pha kịch tính là chia cách, truy đuổi và đương đầu + hội ngộ. 5/ Escape – Chạy trốn (Panic Room, Die Hard, Midnight Express, Shawshank Redemption) Chạy trốn theo đúng nghĩa đen. Nhân vật chính bị giam giữ trái ý muốn (thường theo kiểu bất công) và muốn chạy trốn. Chủ đề tinh thần của cốt truyện nên theo hướng đen và trắng. Nhân vật chính là nạn nhân (ngược so với cốt truyện truy đuổi có nhân vật chính là người hùng cứu nạn nhân) Pha kịch tính đầu tiên thường là nhân vật bị giam cầm và những nỗ lực trốn thoát ban đầu bị thất bại Pha kịch tính thứ 2 là kế hoạch trốn chạy của nhân vật chính. Những kế hoạch này hầu như luôn gặp phải trở ngại. Pha kịch tính thứ 3 là cuộc trốn chạy thật sự. Nhân vật phản diện nắm quyền điều khiển trong 2 pha đầu, nhân vật chính đoạt lại được quyền điều khiển trong pha kịch tính cuối cùng. 6/ Revenge – Trả thù (The Count Of Monte Cristo, Hamlet, Desperado, John Wick) Nhân vật chính trả thù nhân vật phản diện vì những tổn thương thật sự hoặc tưởng tượng. Đa phần (không phải tất cả) cốt truyện trả thù tập trung vào hành động trả thù hơn là khám phá ý nghĩa động cơ trả thù của nhân vật. Quan niệm công bằng của nhân vật chính rất “hoang dã”, là kiểu công bằng thường thoát khỏi phạm vi luật pháp. Cốt truyện trả thù thường có xu hướng thao túng tình cảm của người đọc bằng cách cho người thực hiện trả thù thế giới bất công là do bị ép buộc, bởi các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề một cách không thỏa đáng. Nhân vật chính nên có lý lẽ biện minh cho hành động trả thù của mình. Hành động trả thù của nhân vật có thể công bằng, nhưng không thể vượt quá những tổn thương mà nhân vật đã phải chịu (tức là sự trừng phạt phải thích đáng với tội ác) Lúc đầu nhân vật chính nên nỗ lực giải quyết tội ác theo cách truyền thống, ví dụ như nương cậy vào cảnh sát – mà nỗ lực này thì thường thất bại. Pha kịch tính đầu tiên nên được tạo dựng trên cuộc sống của nhân vật chính, và rồi thì nhân vật phản diện đã can thiệp vào cuộc sống ấy bằng một tội ác. Hãy làm cho người xem hiểu thấu đáo tác động mà tội ác ấy gây đến cho nhân vật chính, kể cả mặt thể xác và tinh thần. Nhân vật chính nương tựa vào các cơ quan chức năng nhưng lại không được đáp ứng một cách thỏa mãn và nhận ra nếu muốn trả được thù thì phải tự mình hành động. Pha kịch tính thứ 2 bao gồm cảnh nhân vật lên kế hoạch trả thù và truy đuổi kẻ phản diện. Kẻ phản diện có thể vô tình hoặc cố ý thoát khỏi hành động trả thù. Hồi này thường chỉ để 2 tuyến nhân vật đối lập đấu trí với nhau. Pha cuối cùng là cảnh nhân vật chính đối đầu với phản diện. Thông thường kế hoạch của nhân vật chính sẽ bị chệch đường ray, bức ép nhân vật phải ứng biến. Có thể nỗ lực của nhân vật chính sẽ thành công hoặc thất bại. Trong cốt truyện trả thù hiện đại, nhân vật chính thường không phải trả giá về mặt tình cảm quá nhiều cho công cuộc trả thù. Điều này khiến người xem cảm thấy thoải mái hơn. 7/ The Riddle – Bí ẩn/câu đố (Chinatown, Edward Scissor Hand, Sherlock Holmes) Danh sách: Cốt lõi của điều bí ẩn phải thật khôn khéo: ẩn giấu những gì tưởng-như-khó-nhìn-thấy. Sự căng thẳng của điều bí ẩn đến từ mâu thuẫn, sự trái ngược giữa những gì diễn ra và những gì dường như đã diễn ra. Bí ẩn thách thức người đọc phải đoán ra chúng trước nhân vật chính. Câu trả lời của điều bí ẩn nên ở ngay tầm mắt, nhưng đừng hiển hiện quá rõ ràng. Pha kịch tính đầu tiên là khái quát chung về điều bí ẩn (con người, nơi chốn, sự kiện) Pha thứ 2 mô tả cụ thể về điều bí ẩn (người, nơi chốn, sự kiện đó có liên quan gì với nhau, theo cách nào) Pha thứ 3 là giải đố, giải thích động cơ của nhân vật phản diện và miêu tả những gì đã thực sự diễn ra (trái ngược với những gì dường như đã diễn ra) Chọn khán giả. Chọn giữa kết thúc mở và kết thúc đóng (kết thúc mở thường không có câu trả lời rõ ràng, kết thúc đóng thì ngược lại). 8/ Rivalry – Ganh đua (Brideswar, Ben Hur) Ngọn nguồn mâu thuẫn là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa một lực tác động không thể cưỡng lại và một mục tiêu không thể thay đổi. Bản chất của sự ganh đua là sự tranh giành quyền lực giữa nhân vật chính và nhân vật đối đầu. Đối thủ phải xứng tầm. Dù sức lực của đôi bên không nhất thiết phải ngang hàng nhau, một đối thủ phải có sức mạnh tương đương để đối chọi với người còn lại. Bắt đầu câu chuyện ở thời điểm xảy ra mâu thuẫn ban đầu, miêu tả nhanh tình trạng trước khi mâu thuẫn xảy ra. Bắt đầu hành động bằng cách cho nhân vật phản diện xúi bẩy nhân vật chính – mà nhân vật chính không hề muốn. Đây chính là phân cảnh xúc tác (catalyst scene) Cuộc đấu tranh giữa các đối thủ là cuộc đấu tranh đường-cong-quyền-lực. Người này ngược lại một cách đối xứng với người kia: Khi nhân vật phản diện chạm đỉnh cao quyền lực thì nhân vật chính diện sẽ thất bại. Hãy để cho nhân vật phản diện chiến thẳng nhân vật chính trong hồi đầu. Nhân vật chính thường phải chịu đựng hành động mà nhân vật phản diện gây ra và thường ở thế bất lợi. Các bên thường được phân biệt rõ ràng bởi các vấn đề liên quan. Hồi thứ 2 là sự đảo ngược của xuống dốc quyền lực của nhân vật chính thông qua một loạt vận may. Nhân vật phản diện thường nhận thức được quyền hành của nhân vật chính. Nhân vật chính thường chạm tới điểm cân bằng quyền lực trước khi gặp phải thử thách. Hồi thứ 3 là cuộc đối đầu cuối cùng giữa các địch thủ Sau khi giải quyết mâu thuẫn, cuộc sống của nhân vật chính lại khôi phục lại trật tự. 9/ Underdog – Kẻ thất bại (Cinderella) Cốt truyện về kẻ thất bại cũng tương tự như cốt truyện ganh đua, tuy nhiên, nhân vật chính trong truyện này không cân sức với tuyến phản diện. Tuyến phản diện – có thể là một người, một nơi, hay một thứ gì đó (như là một chế độ…), rõ ràng có quyền lực hơn hẳn nhân vật chính. Những pha kịch tính của cốt truyện này cũng tương tự như cốt truyện ganh đua, đi theo tuyến đường-cong-quyền-lực của nhân vật. Kẻ thất bại thường (nhưng không phải luôn luôn) vượt qua đối thủ của mình. 10/ Temptation – Cám dỗ (Bram Stock’s Dracular) Cốt truyện cám dỗ là cốt truyện về nhân vật. Nó khai thác khía cạnh động cơ, nhu cầu và cơn bốc đồng của tính cách con người. Cốt truyện cám dỗ phụ thuộc phần lớn vào bình diện đạo đức và ảnh hưởng của nó nếu ta xuôi theo cám dỗ. Vào cuối câu chuyện, nhân vật thường thay đổi theo hướng từ phẩm giá thấp hơn (lúc thuận theo cám dỗ) tới phẩm giá cao hơn – kết quả của việc học được những bài học khắc nghiệt khi đầu hàng cám dỗ. Xung đột của cốt truyện nên thuộc về nội tại, diễn ra sâu bên trong bản thân nhân vật chính, dù nó vẫn có những biểu hiện ngoại tại trong hành động. Xung đột này là kết quả của sự xáo động nội tâm nhân vật chính – kết quả của việc biết mình nên làm gì, nhưng lại không làm chuyện đó. Hồi đầu tiên nên tạo dựng trước bản chất của nhân vật chính, tiếp theo là nhân vật phản diện (nếu có). Kế tiếp, giới thiệu về sự cám dỗ, xây dựng ảnh hưởng của nó lên nhân vật chính và thể hiện lại quá trình nhân vât chính vật lộn với quyết định của mình. Nhân vật chính đầu hàng cám dỗ. Có thể xây dựng nhân vật chính vui vẻ, hài lòng sau khi nương theo cám dỗ trong khoảng thời gian ngắn. Nhân vật chính thường hợp lý hóa hành động đầu hàng cám dỗ của mình. Nhân vật chính cũng có thể trải qua một khoảng thời gian kiềm chế, cự tuyệt cám dỗ trước khi nương theo nó. Hồi thứ 2 nên thể hiện ảnh hưởng của việc thực hiện cám dỗ. Những lợi ích ngắn hạn bắt đầu tan biến, dần dần lộ ra những mặt tiêu cực. Hậu quả ập tới vì nhân vật chính đã quyết định sai lầm. Nhân vật chính cố gắng tìm cách trốn thoát trách nhiệm và sự trừng phạt cho hành động của mình. Tác động tiêu cực do hành động của nhân vật chính gây ra nên bộc lộ một cách dồn dập theo sự căng thẳng ngày càng gia tăng của hồi thứ 2. Hồi thứ 3 nên tập trung giải quyết xung đột nội tâm của nhân vật chính. Câu chuyện kết thúc bằng sự chuộc lỗi, hòa giải và tha thứ. 11/ Metamorphosis – Thay đổi bản chất (Beauty And The Beast, The Wolfman, Vampire) Danh sách Sự thay đổi thường là do kết quả của một lời nguyền rủa. Cách giải lời nguyền thường thường là tình yêu. Những dạng tình yêu có thể bao gồm: tình yêu cha mẹ dành cho con cái, tình yêu nam nữ, tình yêu giữa người và người, hoặc tình yêu dành cho Đức Chúa Trời. Những người bị thay đổi thường là nhân vật chính. Điểm chính của cốt truyện là để thể hiện quá trình nhân vật chính chuyển hóa lại thành con người. Đây là cốt truyện tập trung vào nhân vật, vì thế ta quan tâm đến bản chất của người thay đổi hơn là hành động. Người thay đổi bẩm sinh là người rất đáng thương Cuộc đời của nhân vật ấy thường bị ràng buộc bởi lễ nghi và cấm đoán Nhân vật này thường muốn tìm cách thoát khỏi tình huống bi đát của mình Thường luôn có một lối thoát khỏi tình trạng bi đát đó – ta gọi đó là giải thoát Thời kỳ giải thoát thường do nhân vật phản diện quyết định Nếu lời nguyền có thể được nhân vật phản diện hóa giải, nhân vật chính không thể vội vàng hay giải thích rõ sự kiện này Trong pha đầu tiên, nhân vật thay đổi thường không giải thích ngọn nguồn của lời nguyền rủa. Ta chỉ có thể thấy nhân vật ấy đã trong tình trạng bị nguyền mà thôi. Câu chuyện nên bắt đầu từ khúc trước khi có lối thoát cho lời nguyền (giải thoát) Nhân vật đối lập hành động như một chất xúc tác đẩy nhân vật chính tới chỗ giải thoát Nhân vật đối lập thường ra mắt dưới hình thái nạn nhân nhưng cuối cùng sẽ là người được chọn Pha thứ hai tập trung vào bản chất xoay quanh mối quan hệ giữa nhân vật phản diện và nhân vật thay đổi Pha thứ ba tiến dần đến những giờ khắc cuối của thời hạn giải thoát và nhân vật chính được giải nguyền. Nhân vật thay đổi có thể lấy lạng hình dáng cũ hoặc chết Người đọc biết được nguyên nhân và cốt lõi của lời nguyền. 12/ Transformation – Biến hình (Forrest Gump) Danh sách: Cốt truyện này tập trung giải quyết quá trình thay đổi của nhân vật chính trên hành trình đi qua nhiều giai đoạn cuộc đời Cốt truyện nên vạch rõ những giai đoạn trong đời nhân vật chính thể hiện thời kỳ thay đổi, chuyển hóa từ một tình trạng ý nghĩa này sang một tình trạng khác Câu chuyện nên tập trung vào bản chất của sự thay đổi và cách nó tác động đến nhân vật chính từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc Pha đầu tiên thuật lại sự việc biến đổi, đưa đẩy nhân vật phản diện vào khủng hoảng và bắt đầu quá trình thay đổi Pha thứ hai khái quát về tác động của sự biến đổi. Vì đây là cốt truyện về nhân vật nên câu chuyện sẽ tập trung vào sự tự kiểm của nhân vật chính Pha thứ ba bao gồm sự kiện làm sáng tỏ, đại diện cho giai đoạn cuối của quá trình biến đổi. Nhân vật lúc này sẽ tường tận bản chất của những gì mình đã trải qua và nó tác động thế nào đến con người nhân vật ấy. Nhìn chung, đây là lúc mà nhân vật thật sự trưởng thành và thấu hiểu. Thông thường, cái giá của trải nghiệm đó chính là sự mất mát. 13/ Maturation – Trưởng thành (American Pie) Danh sách: Hãy tạo ra một nhân vật đang trong giai đoạn trưởng thành, nhân vật này chưa có mục tiêu rõ ràng. Hãy chắc chắn rằng khán giả hiểu nhân vật, biết nhân vật ấy nghĩ gì, cảm nhận thế nào trước khi có một sự kiện đột xuất xảy ra và bắt đầu quá trình thay đổi Hãy tạo sự tương phản giữa thời ngây thơ (tuổi thơ) và thực tế phũ phàng của thời nguy cơ (tuổi trưởng thành) Tập trung thuật lại về quan điểm đạo đức và sự trưởng thành về mặt tâm lý cả nhân vật chính Khi đã tạo được nhân vật chính trước khi thay đổi, hãy tiếp tục dựng nên một sự kiện thách thức đức tin và sự thấu hiểu của nhân vật chính về thế giới Nhân vật này từ chối hay chấp nhận sự thay đổi? Có thể là cả hai chăng? Nhân vật có kháng cự lại bài học không? Nhân vật hành động thế nào? Hãy thể hiện cách nhân vật chính giãy dụa trong quá trình thay đổi. Giai đoạn này nên được thể hiện một cách từ từ, đừng quá bất ngờ Hãy chắc rằng nhân vật chính thời trẻ bị thuyết phục, đừng trao ngay giá trị và nhận thức về trưởng thành cho nhân vật ấy cho tới khi nhân vật sẵn sàng khắc họa nó Đừng cố ôm đồm bài học trưởng thành vào hết một lần. Những bài học nhỏ lẻ tẻ thường sẽ đại diện cho những thay đổi lớn lao trong quá trình trưởng thành Hãy quyết định cái giá tâm lý khi đón nhận bài học này và cách nhân vật chính đương đầu với nó 14/ Love – Chuyện tình (Love Story) Chuyện về tình yêu thì luôn phải đối đầu với những chướng ngại khó khăn. Nhân vật muốn điều đó, nhưng vì cơ số lý do nào đó mà (ít nhất là ngay lập tức) không thể có được nó Những người yêu nhau thường không phù hợp ở một số điểm nào đó. Có thể là tầng lớp xã hội khác nhau (hoa hậu/mọt sách, Romeo & Juliet) hay có thể là bất bình đẳng về ngoại hình, diện mạo Nỗ lực giải quyết chướng ngại đầu tiên hầu như đều bị xịt. Thành công không hề đến một cách dễ dàng. Tình yêu cần phải được khẳng định qua sự dâng hiến, chuyên nhất và kiên trì Như người ta từng ví von, tình yêu gồm hai người, một người hôn và một người chìa má. Nghĩa là sẽ có một người tích cực tìm kiếm yêu thương hơn người còn lại. Người chủ động sẽ là người tìm kiếm, là người hoàn thành hầu hết các hành động. Người bị động (có thể cũng là người rất khao khát yêu thương) thì vẫn chờ đợi người chủ động vượt qua chướng ngại. Vai trò này có thể được thực hiện bởi cả nam lẫn nữ. Chuyện tình không nhất thiết phải có kết cục hạnh phúc. Nếu bạn cố ép buộc câu chuyện không đáng phải có kết thúc mỹ mãn, khán giả sẽ cự tuyệt nó. Đúng là Hollywood chuộng kết thúc hạnh phúc hơn nhưng cũng có vài chuyện tình buồn được xếp vào danh sách hay nhất thế giới (như Anna Karenina, Madame Bovary, Heloise and Aberlard) Tập trung miêu tả nhân vật chính để khiến họ thật hấp dẫn và thuyết phục. Tránh rập khuôn. Tạo nên những nhân vật, tình huống đặc biệt và thú vị. Tình yêu là một trong những chủ đề khó viết nhất vì đây là chủ đề thông dụng, nhưng không có nghĩa là nó không thể được viết một cách hay ho. Bạn cần phải đồng cảm sâu sắc với nhân vật, nếu không, khán giả cũng sẽ thế. Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng khi viết về tình yêu. Bạn không chỉ cần phải viết một cách thuyết phục, mà còn nên phát triển những cung bậc cảm xúc như: sợ hãi, ghê tởm, thu hút, thất vọng, hội ngộ, kết thúc… Tình yêu thường mang theo rất nhiều cảm xúc và bạn nên chuẩn bị tinh thần phát triển chúng tùy theo nhu cầu cốt truyện. Hiểu rõ về vai trò tình cảm và cách bộc lộ tình cảm và quyết định xem cái nào phù hợp với câu chuyện hơn. Nếu bạn viết về chuyện tình thông thường (theo công thức cơ bản), bạn có thể dùng vài mánh khóe bộc lộ tình cảm. Nhưng nếu bạn viết về một chuyện tình đạc biệt, bạn sẽ muốn tránh sự bộc lộ tình cảm quá mức và hầu như phụ thuộc và tình cảm thật sự của nhân vật. Hãy cho nhân vật trải qua vô vàn thử thách tình yêu. Hãy chắc rằng họ phải được thử thách (riêng lẽ và cùng nhau) và cuối cùng họ cũng xứng đáng với tình yêu mà họ tìm kiếm. Tình yêu là thứ mà chúng ta vất vả đạt được, chứ không phải là một món quà có sẵn. Tình yêu chưa qua thử thách thì không phải là tình yêu thật sự. 15/ Forbidden Love – Tình yêu cấm kị (Unfaithful) Tình yêu cấm kỵ là dạng tình yêu đi ngược lại nguyên tắc của cộng đồng, vì vậy thường có áp lực hoặc rõ ràng hoặc ngấm ngầm cản trở hai người yêu nhau. Nhân vật chính phớt lờ nguyên tắc cộng đồng để theo đuổi trái tim, và kết quả thường rất tàn khốc. Ngoại tình là một dạng thường gặp nhất của tình yêu cấm kị. Người ngoại tình thường là nhân vật chính hoặc nhân vật phản diện, tùy vào cốt truyện. Tương tự với người bị cắm sừng. Hồi đầu tiên giới thiệu về quan hệ giữa hai người và diễn đạt chúng theo cái nhìn của xã hội. Họ đã phạm phải điều cấm kị gì? Bản thân họ xử lý vấn đề đó thế nào? Những người xung quanh họ xử lý thế nào? Hai người đang yêu một cách mê muội hay họ trực tiếp đối mặt với thực tế? Hồi thứ hai là để cho nhân vật nhìn sâu vào mối quan hệ của họ. Có thể lúc mới bắt đầu họ đang trong giai đoạn bình yên, nhưng khi xã hội và thực tế tâm lý bắt đầu hiển hiện một cách rõ ràng, mối quan hệ của hai người có thể sẽ bắt đầu tan rã, hoặc nằm dưới sức ép nặng nề và có nguy cơ tan rã Hồi thứ ba dẫn dắt cặp đôi tới điểm cuối của mối quan hệ và giải quyết tất cả theo quan niệm đạo đức. Cặp đôi này thường là sẽ chia xa, có thể là do sống chết, do bị ép buộc hoặc một trong hai người bỏ đi 16/ Sacrifice – Hy sinh (Joan Of Arc, 47 Ronin, Million Dollar Baby) Hy sinh nên ở dưới dạng bản thân nhân vật phải trả một cái giá đắt, nhân vật chính cược một vố lớn, có thể về mặt vật chất hay tinh thần Nhân vật chính trải qua một quá trình biến chuyển lớn trong suốt câu chuyện, từ trạng thái tinh thần thấp đến cao Tạo ra những sự kiện bắt buộc nhân vật chính phải quyết định Hãy chắc chắn rằng bạn diễn giải nhân vật đầy đủ, thích đáng để người đọc hiểu rõ quá trình hy sinh của nhân vật Hãy nhớ rằng tất cả các sự kiện đều nên phản ánh nhân vật chính. Các sự kiện ấy sẽ thử thách và phát triển tính cách nhân vật Làm rõ động lực của nhân vật chính để người xem hiểu vì sao nhân vật lại chấp nhận hy sinh Thể hiện hành động thông qua suy nghĩ của nhân vật Tạo tình thế cực kỳ nan giải làm trung tâm câu chuyện 17/ Discovery – Khám phá (Freaky Friday, Oedipus Rex) Hãy nhớ rằng cốt truyện khám phá thường tập trung vào quá trình nhân vật khám phá hơn là bản thân sự khám phá. Đây không phải là việc tìm kiếm bí mật những lăng mộ thất lạc của Vua Inca mà là việc tìm kiếm sự thấu hiểu về bản chất con người. Hãy tập trung vào bản thân nhân vật chứ không phải những gì nhân vật ấy làm. Bắt đầu cốt truyện bằng việc hiểu rõ nhân vật chính là ai, trước khi hoàn cảnh thay đổi và đẩy nhân vật vào tình huống mới. Đừng vấn vương cuộc đời “cũ” của nhân vật: hãy kết hợp quá khứ với hiện tại và tương lai. Hãy đặt nhân vật vào điểm cuối của thay đổi. Bắt đầu hành động muộn nhất có thể, nhưng vẫn cho khán giả ấn tượng về tính cách của nhân vật trước khi sự kiện đặc biệt xảy ra và thay đổi nhân vật ấy Hãy chắc rằng chất xúc tác sự thay đổi (từ trạng thái cân bằng đến mất cân bằng) là rõ ràng, đáng kể và đủ thú vị để thu hút sự chú ý của khán giả. Đừng tầm thường quá, đừng lằng hằng hoài ở những chi tiết vặt vãnh. Đẩy nhân vật vào khủng hoảng (lúc hiện tại và quá khứ xung đột) càng sớm càng tốt, nhưng vẫn hãy duy trì sự căng thẳng của 2 thời điểm – đó chính là phần tạo kịch tính cho câu chuyện của bạn Duy trì sự cân đối. Hãy cân bằng giữa hành động và cảm xúc để tạo cảm giác đáng tin. Hãy chắc rằng nhân vật của bạn bộc lộ một cách hài hòa phù hợp với các sự kiện Đừng quá phóng đại tình cảm hay tính cách nhân vật để ép buộc nhân vật phải bộc lộ cảm xúc (điều này giúp duy trì sự cân xứng cho câu chuyện). Tránh cường điệu bi kịch quá mức Đừng thuyết giáo hay ép buộc nhân vật chuyển tải thông điệp của bạn. Hãy để nhân vật và hoàn cảnh tự bộc lộ lấy. Hãy để người đọc tự rút ra kết luận dựa trên các sự kiện đã diễn ra trong câu chuyện. 18/ Wretched Excess – Cùng khổ (Wolf Of Wall Street, Dangerous Liasons) Cốt truyện cùng khổ nhìn chung kể về việc nhân vật trong trạng thái suy sụp tinh thần một cách hoàn toàn Thiết kế sự cùng khổ dựa trên sai lầm của nhân vật Diễn tả sự suy sụp trong 3 giai đoạn: nhân vật ấy thế nào trước khi sự kiện tác động đến nhân vật ấy, nhân vật ấy sa đọa thế nào và chuyện gì diễn ra sau đó, mọi việc chạm tới điểm khủng hoảng thế nào, nhân vật bị ép buộc vào sai lầm hoàn toàn (bi kịch) hay hồi phục sau sự kiện ra sao Hãy phát triển nhân vật sao cho người xem đồng cảm với sự suy sụp ấy. Đừng thể hiện nhân vật như một người mất trí điên khùng. Hãy đặc biệt chú trọng vào phát triển tính cách nhân vật, vì cốt truyện này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thuyết phục khán giả của bạn – rằng nhân vật này chân thật và đáng được thông cảm. Tránh bi kịch hóa quá lố. Đừng ép buộc cảm xúc quá mức vào một cảnh phim nào đó. Hãy thể hiện tin tức một cách rõ ràng để khán giả có thể thấu hiểu nhân vật chính. Đừng giấu diếm bất cứ điều gì có thể giúp khán giả đồng cảm với nhân vật. Hầu hết người viết đều muốn khán giả thương cảm cho nhân vật chính, vì vậy đừng khiến nhân vật chính phạm phải tội lỗi gì vượt quá sự thấu hiểu của khán giả về nhân vật ấy. Rất khó để cảm thông với những kẻ sát nhân liên hoàn hay phạm tội cưỡng hiếp. Khi câu chuyện chạm tới điểm khủng hoảng, hãy đưa đẩy nhân vật về hướng bị hủy hoại hay chuộc lỗi hoàn toàn. Đừng cứ để nhân vật cuốn theo chiều gió vì khán giả chắc chắn sẽ không thỏa mãn đâu. Hành động trong cốt truyện nên liên quan tới nhân vật. Các sự việc diễn ra là do nhân vật ấy làm (hay không làm) gì đó. Nguyên nhân và tác động của cốt truyện nên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhân vật chính. Đừng để nhân vật mất hẳn lý trí. Phân đoạn này yêu cầu kinh nghiệm cá nhân khá cao. Nếu bạn không thực sự hiểu rõ về sự cùng khổ (bằng cách trải qua nó), hãy cẩn thận khi để nhân vật làm những việc không quá thực tế trong hoàn cảnh ấy. Hãy tập đi. Hãy thấu hiểu triệt để sự suy sụp mà bạn muốn thể hiện trong câu chuyện. 19/ Ascension – Thăng tiến/Thành công (Cinderella, Rocky) & 20/ Descension – Thất bại (The Godfather, Apocalypse Now) Câu chuyện tập trung vào một nhân vật chính Nhân vật này phải mạnh mẽ, quyến rũ và đặc biệt. Tất cả các nhân vật khác phải xoay quanh nhân vật này. Trung tâm câu chuyện nên là về một tình thế khó khăn. Sự khó khăn này sẽ thử thách nhân vật chính/nhân vật đối lập và sẽ là tiền đề để xúc tác nhân vật thay đổi Nhân vật và các sự việc diễn ra liên quan mật thiết đến nhau. Bất cứ thứ gì xảy ra đều nên xảy ra vì nhân vật chính. Nhân vật này sẽ tác động đến các sự kiện đó, chứ không phải ngược lại (tuy nhiên, nói vầy không có nghĩa là các sự kiện không thể tác động đến nhân vật chính, chỉ là chúng ta sẽ hứng thú hơn khi nhân vật ảnh hưởng đến thế giới) Cố gắng miêu tả nhân vật trước khi cuộc đời nhân vật ấy thay đổi để khán giả có sự so sánh cơ bản Thể hiện quá trình nhân vật thay đổi thành công qua các sự kiện. Ví dụ nếu là câu chuyện về một nhân vật vượt qua một hoàn cảnh khó khăn, hãy diễn tả nhân vật khi còn vật vã chịu đựng vì hoàn cảnh ấy, sau đó thể hiện các sự kiện thay đổi dần tính cách nhân vật. Đừng vội thay đổi nhân vật từ tình trạng này sang ngay tình trạng khác, đó, hãy thể hiện các nhân vật thay đổi từ thế này sang thế khác bằng cách cho khán giả thấy động lực và dự định của nhân vật. Nếu bạn viết về sự thất bại của một nhân vật, hãy chắc rằng nguyên nhân của sự thất bại đó là kết quả là do chính bản thân nhân vật chứ không phải lỗi tại định mệnh. Nguyên nhân thăng tiến có thể vu vơ thật đấy (ví dụ như đột nhiên cho nhân vật trúng số 27 triệu $), nhưng nguyên nhân thất bại thì không nên thế. Nguyên nhân nhân vật có khả năng vượt qua nghịch cảnh cũng nên là do nhân vật chứ không phải là do sắp đặt. Cố gắng tránh tạo dựng sự thành công hay thất bại quá kịch. Hãy biến đổi cuộc đời nhân vật theo kiểu lúc thành công lúc thất bại. Đừng cho nhân vật lên tên lửa, phóng thẳng tới đỉnh cao xong rồi nổ tan tành. Bạn cũng nên biến đổi cường độ sự kiện. Ví dụ vào lúc này thì có vẻ như nhân vật đã thành công chế ngự khuyết điểm, nhưng sự thật thì thành công ấy không kéo dài lâu và ngược lại. Sau vài thất bại, nhân vật cuối cùng cũng vượt qua (nhờ sự kiên trì, dũng cảm và tin tưởng…) Hãy luôn tập trung vào nhân vật chính. Tất cả các sự kiện và nhân vật khác đều nên xoay quanh nhân vật chính. Hãy thể hiện nhân vật trước, trong và sau khi thay đổi. tham khảo atypemachine