Là một phần mềm đồ họa động, Adobe After Effects được biết đến với khả năng kết hợp và kết hợp các hình ảnh khác nhau thành một phần của video. Một yếu tố khác của After Effects vượt quá tầm hiểu biết của người dùng chính là khả năng tạo hình ảnh 3D động. Nhiều người dùng After Effects rất giỏi sử dụng khả năng của gói phần mềm này để làm các yếu tố chuyển động trong không gian 3D và thường được gọi làm 2.5D. Kết quả hình ảnh động đánh lừa cảm giác về độ sâu do thị sai và góc nhìn nhất định trên tổng thể. 1 chức năng được sử dụng ít trong After Effects là khả năng tạo ra và làm các vật thể 3D thực. Những vật thể này có chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. After Effects có thể kết xuất vật thể 3D thực, ánh sáng và bóng tối qua phương pháp gọi là Ray tracing Ray Tracing Ray tracing là 1 phương pháp tính toán kết xuất ra hình ảnh của các vật thể 3D ảo. Phương pháp này hoạt động bằng cách mô phỏng các tia sáng chiếu từ 1 nguồn ảnh ảo lên phong cảnh ảo. Hình ảnh được chiết xuất bằng cách tính toán hay dò tìm đường đi của tia sáng tương tác với phong cảnh. Việc này bao gồm sự hấp thụ, sự phản xạ, sự khúc xạ và sự hắt sáng. Hình ảnh tổng hợp là 1 hình ảnh mô tả chính xác phong cảnh trong thế giới thực, mẫu lấy ngẫu nhiên với phong cảnh đã được sắp xếp 1 cách chính xác. Nhược điểm của ray tracing chính là phụ thuộc nhiều vào khả năng tính toán để kết xuất hình ảnh. Khi nhiều vật thể động được xây dựng trong một cảnh với nhiều nguồn sáng và 1 máy quay ảo, quá trình kết xuất có thể tốn nhiều thời gian. Đây là lý do vì sao ray tracing phù hợp nhất với ứng dụng và chương trình video có cho phép thời gian kết xuất, và không phù hợp với những chương trình đòi hỏi thời gian kết xuất thật như video games. After Effects có thể kết xuất vật thể 3D, ánh sáng và bóng tối qua ray tracing Adobe After Effects thực hiện ray tracing khi phần mềm được cài đặt để làm vây. Ray-traced 3D trong After Effects cho phép bạn ép (extrude) chữ và lớp. Những lớp được ép có độ sâu z tức là hình ảnh 3 chiều không phải hình ảnh 2 chiều trong không gian 3 chiều. Khi các lớp ép này xoay thì có thể nhìn được các mặt ở mọi góc độ. 1 lớp 2 chiều hay là lớp không được ép trong không gian 3 chiều có độ sâu là 0 trên mặt phẳng z và nó sẽ biến mất khi xoay 90 độ trên trục x hay y. Hiện tại, After Effects không thể tạo ra chất rắn với thể tích lý tưởng hay những chất rắn làm mô hình mẫu khắc cho kết xuất Ray-traced 3D, tuy nhiên thì nó cũng không cần làm - những khả năng này phù hợp hơn với bộ hình ảnh 3D thật. Ray-traced 3D compositions trong After Effects cho phép bạn tạo ra và thêm nhiều đèn, xác định được bóng tối đổ và thiết lập các lựa chọn (material options) cho lớp 3D. Những tham số này và các lớp có thể được tạo chuyển động. Kết xuất hình ảnh ray-traced 3D ra khỏi After Effects là 1 gánh nặng cho máy tính do kết quả kết xuất thường tốn nhiều thời gian nhưng After Effect đã tận dụng GPU (chíp xử lý đồ họa) xử lý các card đồ họa được chọn. Việc sử dụng card đồ họa khiến cho thời gian kết xuất giảm đáng kể. Thiết lập ray-traced 3D Adobe After Effects được thiết lập mặc định để tạo chuyển động vật thể trên không gian 3 chiều, nhưng thiết lập này không thực hiện ray tracing. Composition có thể được thiết lập ray-traced 3D bằng cách mở bảng điều khiển Composition Settings (Ctrl+k) tab Advanced bên dưới mục Renderer chọn Ray-traced 3D, thay vì mặc định Classic 3D. 1 lớp thường chuyển thành lớp 3D khi chọn bật chế độ 3D layer trên timline. 1 lớp 3D trong 1 bộ ray traced có nhiều lựa chọn hơn 1 lớp thường. Khi các thuộc tính lớp 3D được mở trên timeline, bạn có thể truy cập vào Geometry Options và Material Options của Layer. Geometry Options cho phép bạn lựa chọn ép độ sâu (extrusion depth) của lớp. Material Options giúp xác định độ tương tác của lớp với ánh sáng. Bao gồm bóng (shadows), phản xạ (reflections), bóng sáng, trong suốt và khúc xạ (transparency and refraction.). Sử dụng Ray-traced 3D 1 trong những lợi thế lớn nhất của việc sử dụng Ray-traced 3D compositions trong After Effects chính là bạn không phải rời bỏ After Effects hay sử dụng 1 plugin thứ 3. Ray-traced 3D compositions là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn tạo hình ảnh 3D thực. Trước đây, After Effects không làm được điều này và người dùng After Effects cần phải dùng 1 mẹo để tạo hình ảnh 3D hay dùng 1 ứng dụng khác kết xuất file đó vào mang nó vào After Effects. Hình ảnh 3D thực bây giờ có thể được tạo ra và làm cho chuyển động trong Ray-traced 3D compositions 1 trong những thế mạnh của ray tracing chính là mô phỏng hành vi của tia sáng, nhờ đó bạn có thể tạo ra bóng thực và phản xạ thực có thể được sử dụng một cách sáng tạo để tạo hình các hình đồ họa động đẹp. After Effects không cung cấp giải pháp tất cả về nhu cầu 3D và thỉnh thoảng không nên dùng After Effects mà dùng 1 ứng dụng khác để tạo hình 3D động. Những chương trình như Cinema 4D, Maya và 3D Studio Max thích hợp hơn xử lý các mô hình tùy chỉnh, hệ thống điểm 3D thực và hình ảnh động. Mẹo làm việc với ray-traced 3D Ray-traced 3D dễ làm việc hơn nếu project được thiết lập sử dụng ít dữ liệu tính toán. Những cài đặt này có thể được thay đổi trước khi kết xuất để đảm bảo chất lượng hình ảnh xuất ra tốt nhất. Trên bảng Composition Settings, dưới tab Advanced là nút Options click vào đây để mở ra bảng Ray-traced 3D Renderer Options. Có 2 cài đặt ở đây để điều chỉnh. 1 là Ray-tracing Quality được cài đặt mức thấp (1,2) khi tạo và làm chuyển động 1 hình ảnh và tăng lên mức độ cao hơn (3,4) để kết xuất. Lựa chọn khác chính là Anti-aliasing Filter. Để nhanh hơn khi làm việc chọn None hay Box rồi chuyển sang Cubic khi kết xuất. Nó cũng giúp tắt đi nhiều ánh sáng trong Compositions khi tạo và làm chuyển động hình ảnh, và bật sáng lên khi kết xuất. Một số giải pháp 3D khác cho After Effects Ray-traced 3D trong After Effects đã có vị trí nhất định cho người dùng và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu các nhà motion graphic. Tuy nhiên, có nhiều hình ảnh động đòi hỏi hình mẫu kết xuất 3D rộng. May mắn cho người dùng After Effects, có rất nhiều lựa chọn được tích hợp đầy đủ với After Effects. Cinema 4D and Cineware Lựa chọn rõ ràng và dễ tiếp cập bộ hình ảnh 3D động cho người dùng After Effects là Maxon Cinema 4D. Đơn giản vì phiên bản phần mềm này, Cinema 4D Lite được đi kèm với Adobe After Effects CC cùng với plugin Cineware cho phép tập tin Cinema 4D được mở trong Adobe After Effects mà không cần kết xuất trước. Plugin Cineware không chỉ làm việc trên Cinema 4D Lite mà còn với tất cả phiên bản Cinema 4D. Điều này mang đến người dùng Adobe After Effects 1 giải pháp 3D động mạnh mẽ được tích hợp vào workflow xử lý hậu kỳ. Các trang web như Greyscalegorilla.com cung cấp nhiều hướng dẫn Cinema 4D và add-ons để mở rộng khả năng làm việc với phần mềm Cinema 4D. Element 3D Element 3D là 1 plugin của After Effects từ Video Copilot. Element 3D được tạo ra cho công việc đồ họa động và hiệu ứng hình ảnh. Nó tận dụng tiêu chuẩn OpenGL để sử dụng GPU của máy tính để kết xuất nhanh hơn. Và có thể dò tia sáng bằng OpenCL. Phương pháp ray tracing mang lại những độ sáng, tối chi tiết và chuẩn sác hơn nhưng mất nhiều thời gian để kết xuất. Video Copilot cung cấp hàng loạt các hướng dẫn và add-ons để hỗ trợ sử dụng Element 3D. Xem thêm tại trang chủ videocopilot.net Zaxwerks ProAnimator AE Zaxwerks ProAnimator AE là 1 plugin tạo 3D động cho After Effects, giúp đơn giản hóa quá trình làm chuyển động. ProAnimator AE có khả năng dò tia sáng với thời gian gần thực, tạo ra hình phản chiếu thực của vật thể 3D trong thời gian ngắn. Bạn không tạo chuyện động với các khung hình trong ProAnimator nhưng được cung cấp 1 giao diện dễ dùng hơn các chương trình 3D động truyền thống. Xem thêm tại trang chủ http://zaxwerks.com/