5 bước để biến một câu-chuyện-tàm-tạm trở thành một kiệt tác

Thảo luận trong 'Kịch bản' bắt đầu bởi 24HFS, 7/7/18.

Lượt xem: 10,020

  1. 24HFS

    24HFS Director


    [​IMG]
    Jason Katz là giám sát kịch bản của Pixar sẽ tiết lộ kể chuyện thành công là gì, tại sao lại có thể kể chuyện thành công và làm sao để có thể kể chuyện thành công. Trong chia sẻ dưới đây, Katz đã vạch ra năm yếu tố cơ bản mà anh luôn tuân theo khi phác ra những câu chuyện và anh liên tục bàn về sự tinh tế giản dị của cấu trúc ba hồi mà tất cả những phim của Pixar đều dùng đến khi kể chuyện.

    Bài giải cho một câu chuyện thường nằm ở bước chuyển khi nhân vật chính nhận ra rằng cái mà họ “cần có” thì được phản ảnh trong những cái họ “muốn có” trong suốt cả chặng đường.

    1. Thật kiên nhẫn

    Những nhân vật tuyệt vời và những câu chuyện hay cần rất nhiều thời gian và nhiều lần chỉnh sửa để có thể vẽ ra được. Katz chia sẻ rằng “Tất cả chúng ta đều có khoảng 100,000 bức vẽ tệ hại” để nhấn mạnh rằng ta cần vượt qua được những “bức vẽ tệ hại” đó trước khi có được những thành quả tốt đẹp. Điều này không khác với ý kiến cho rằng “10,000 bức ảnh đầu tiên của bạn là những bức hình tồi tệ nhất” và thông điểm của hai quan điểm này chính là việc thử nghiệm và học hỏi từ những sai lầm chính là con đường để tạo nên những hình ảnh, câu chuyện và thông điệp theo ý muốn, vậy nên đừng vội vã trong giai đoạn này.

    [​IMG]
    trong phim "UP"​
    2. Đặt câu hỏi theo đúng trình tự

    Katz nói rằng một mặt tất cả các câu chuyện đều phải đặt ra những câu hỏi “ai, cái gì, ở đâu, tại sao, khi nào và như thế nào”, thì mặt khác trình tự mà người kể chuyện trả lời những câu hỏi đó cũng rất quan trọng đối với việc tạo và giữ nhịp độ và cho cả việc giữ cho khán giả luôn hứng thú với các nhân vật mà bạn tạo ra.

    Katz đã sắp xếp trình tự câu trả lời cho những câu hỏi ở trên như sau: ai, khi nào, ở đâu, cái gì, tại sao, như thế nào. Theo anh, những câu trả lời cho “ai, khi nào, ở đâu” thì rất dễ. Đó là nơi mà bạn tạo dựng bối cảnh cho câu chuyện và định hình nhân vật chính. Anh tiếp tục nói câu trả lời cho “cái gì” chính là thứ mà bạn sẽ xoay chuyển câu chuyện. Anh gọi thứ đó là “động cơ của câu chuyện” và một trong những bước quan trọng nhất để trả lời câu hỏi “cái gì” là đặt ra thêm hai câu hỏi nữa: “nhân vật của bạn muốn có được gì?” và “nhân vật của bạn cần gì?”

    Katz nói thêm rằng nhu cầu và ước muốn của nhân vật chính thường là hai tấm gương phản chiếu lẫn nhau và rằng bài giải cho câu chuyện nằm ở bước chuyển khi nhân vật ấy nhận ra rằng cái họ “cần có” thì được phản ánh qua cái mà họ “muốn có” trong suốt cuộc hành trình. Một ví dụ mà anh nêu ra là trong phim Up, khi nhân vật chính Karl muốn đưa ngôi nhà của mình lên Paradise Falls để toại nguyện ước mơ ấp ủ cả cuộc đời của ông và người vợ của mình trước khi họ qua đời. Tuy nhiên, cái mà ông cần là mục đích và chuyến phiêu lưu. Khi ông tìm thấy một tờ giấy note trong cuốn album của vợ mình - tờ giấy ghi lời cảm ơn tới ông vì cuộc đời đầy những chuyến đi của họ và khuyến khích ông nên đi tiếp một cuộc hành trình mới, ông mới nhận ra rằng chuyến đi mà ông đang thực hiện đã cho ông chính xác những thứ ông cần và chuyến đi cũng là điều ông muốn làm (nhưng lại không biết đó là điều ông muốn).

    Làm khán giả để tâm đến các nhân vật chính và những chuyến đi của những nhân vật ấy là điều cần thiết để kể một câu chuyện hay.

    Câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” là những câu hỏi có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển nhân vật, quá trình nầy rất quan trọng nên ta cần phải làm cho thật tốt nếu muốn khiến khán giả quan tâm đến nhân vật chính, đến nguồn gốc của sự thành công và đến nỗi sợ hãi sự thất bại của họ.

    Câu hỏi “tại sao” chính là động lực thúc đẩy của nhân vật. Katz có nhắc đến phim Finding Nemo và giải thích rằng, một khi khán giả đã hiểu tại sao bố của Nemo có sự bảo vệ thái quá đối với mẹ của Nemo và những anh em bị con cá chình ăn thịt, chúng ta sẽ có thể hiểu được tính cách của Nemo và bố của cậu một cách sâu sắc hơn, và điều này sẽ khiến ta dành nhiều tình cảm hơn cho hai nhân vật cũng như cho câu chuyện.

    Câu hỏi “như thế nào” mang ý nghĩa của rất nhiều thứ trong quá trình phát triển nhân vật. Ví dụ như, nó có nghĩa là “họ bị thử thách như thế nào” trong suốt cuộc hành trình. Và cũng có thể nghĩa là “họ đã thay đổi như thế nào” trong cuộc hành trình.

    [​IMG]
    trong phim "Coco"​
    3. Khiến khán giả phải lưu tâm

    Việc khiến khán giả để tâm đến các nhân vật chính và cuộc hành trình của họ là điều cực kì quan trọng để kể được một câu chuyện hay. Bạn muốn khán giả của mình phải cảm nhận và bạn muốn họ phải dành nhiều cảm xúc cho những thành công và thất bại của nhân vật. Nhưng làm thế nào để tạo ra được những nhân vật mà khiến khản giả phải lưu tâm? Katz gợi ý rằng, ngoài việc chú trọng đến câu hỏi “cái gì” và “tại sao” như ở trên, ta cần khai thác nhân vật từ những trải nghiệm thật của bản thân và từ chính cuộc sống của chúng ta, điềy này sẽ giúp những nhân vật ấy có chiều sâu, thú vị và gần gũi hơn.

    4. Đảm bảo rằng các nhân vật phải có những gì sự thay đổi đầy ý nghĩa

    Sự thay đổi của các nhân vật có ý nghĩa hay không phụ thuộc rất lớn vào việc bạn xây dựng nhân vật có sâu sắc hay không và cách bạn khiến khán giả hiểu động cơ của nhân vật. Những thứ đó sẽ giúp bạn tạo ra sự đấu tranh và những sự thay đổi một cách chân thật đối với nhân vật và sẽ khiến khán giả phải để mắt đến.

    5. Đưa khán giả lên cuộc hành trình của cảm xúc

    Việc áp dụng những tiêu chí trên và giữ cho các nhân vật luôn gắn với những trải nghiệm từ cuộc sống thật của bạn sẽ giúp tạo ra những nhân vật gần gũi với khán giả và khiến khán giả quan tâm đến nhân vật hơn. Katz cũng khuyên rằng nếu bạn có thể khiến khán giả quan tâm đến nhân vật và cuộc hành trình của nhân vật ấy, bạn sẽ có thể mang khán giả vào một chuyến đi của những cung bậc cảm xúc khác nhau.