Chia sẻ 5 cách để cải thiện kỹ năng quay phim

Thảo luận trong 'Tin tức - Đánh giá - Sự kiện' bắt đầu bởi Son Kevin, 26/8/15.

Lượt xem: 3,147

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Hãy đặt sang một bên các công cụ của máy quay và thiết lập các yêu tố kỹ thuật khác và chỉ tập trung vào những tips về quay phim.

    Tất cả các tips mà chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn ngày hôm nay là điều mà bạn sẽ học ở trong 1 quay phim. Bạn có phải thực sự đi đến trường điện ảnh để học những tips này?! Có một tấn tài liệu tuyệt vời ở ngoài để bạn học. Hãy cùng liệt kê một vài cuốn sách trước khi chúng ta bắt đầu.

    - Cinematography: Theory and Practice: Image Making for Cinematographers and Directors: 2nd Edition by Blain Brown

    - Film Production Technique: Creating the Accomplished Image by Bruce Mamer

    - Cinematography: Third Edition by Kris Malkiewicz & M. David Mullen ASC

    Mỗi một cuốn sách trên đã được sử dụng trong các lớp quay phim khác nhau trên thế giới. May mắn là bạn không cần phải tham gia một trong những lớp học đó để có chúng trong tay. Hai cuốn “Cinematography” không quá đắt, tuy nhiên cuốn Film Production Techniques lại khá đắt tiền, nhưng kiến thức bên trong nó lại rất tuyệt vời. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu với các tips.

    Tip # 1: Điện ảnh là một ngôn ngữ. Hãy học nó!

    Là một nhà quay phim, bạn, giống như đạo diễn, là một người kể chuyện và bạn kể câu chuyện qua ngôn ngữ của sự chuyển động. Hiện nay, sự chuyển động này có một vốn từ vựng cụ thể và trong từ vựng đó có tồn tại ngôn ngữ phụ cụ thể như bố cục, điểm nhìn nhân vật, liên tục, chuyển động, thiết kế, ánh sáng và ống kính. Là một nhà quay phim, bạn nên học từng loại ngôn ngữ phụ đó. Tức là bạn nên nắm được nền tảng kiến thức về các khái niệm và thuật ngữ của mỗi ngôn ngữ phụ đó.


    Bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt nếu có được kiến thức này, đặc biệt là khi làm việc trên một trường quay chuyên nghiệp. Bởi vì nếu bạn hiểu ngôn ngữ phụ như di chuyển, bạn có thể quay 1 cảnh quay tĩnh bình thường, biến nó thành chuyển động, và làm cho nó ấn tượng.

    Tip # 2: Kiến thức về nhà quay phim và đạo diễn chồng chéo lên nhau.

    Bây giờ bạn đã biết ngôn ngữ của bạn, chúng ta hãy mở rộng kiến thức đó. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhà quay phim thành công, thì bạn cần phải biết đạo diễn. Không chỉ là biết ai sẽ là đạo diễn hay cách họ làm việc, mà còn là kiến thức họ dùng. Cũng giống như bạn, một đạo diễn có một ngôn ngữ và các ngôn ngữ phụ, nhiều ngôn ngữ trùng với ngôn ngữ của bạn. Và một điều chắc chắn - cả hai đều có một mục tiêu duy nhất. Mục tiêu đó được kể một câu chuyện với máy quay.

    Bằng cách hiểu đạo diễn và biết những thứ anh/cô ta muốn (thông qua các khái niệm và thuật ngữ mà họ sử dụng), bạn có thể khiến mọi việc dễ dàng hơn nhiều cho chính bạn và các thành viên. Ví dụ, bởi vì hiểu được chính xác những gì Steven Spielberg muốn, nhà quay phim Allen Daviau đã có thể tạo nên cảnh “lái xe trên bầu trời” nổi tiếng từ kịch bản của Steven cho phim âm bản trong bộ phim E.T. the Extra-Terrestrial.


    Tip # 3: Hiểu phương pháp quay phim.

    Có một số phương pháp quay phim mà bạn cần phải biết, như cảnh Master shot, quay tự do (Freeform), In-One, Overlapping, Montage, Coverage và điểm nhìn nhân vật. Ví dụ, chúng ta thấy ngày càng có nhiều phim theo phong cách quay phim tự do, hoặc nhiều người gọi là phong cách làm phim tài liệu. Hiện nay, nếu bạn đang thực hiện một bộ phim theo phương pháp này, bạn sẽ biết chính xác nên gọi là gì và quay như thế nào.

    Như bạn thấy, có kiến thức cơ bản của mỗi phương pháp sẽ giúp đảm bảo rằng bạn sẽ có được cảnh những thước phim đẹp nhất. Vì vậy, nếu bạn thấy mình trong một tình huống mà đạo diễn muốn run n gun như Michael Mann, thì bạn sẽ biết chính xác nên xử lý cảnh đó thế nào và phương pháp sử dụng là gì.


    Tip # 4: Nắm vững cách sắp xếp hình ảnh và quy tắc bố cục.

    Để kỹ năng quay phim tiến đến mức độ mới, bạn luôn cần phải nhận thức được cách sắp xếp và các quy tắc của bố cục. Bất cứ khi nào bạn ở địa điểm quay và sẵn sàng để quay phim, phải biết được các đường chân trời, điểm biến mất, và thậm chí cả các đường được tạo ra bởi dãy các tòa nhà. Những đường tự nhiên trong thế giới xung quanh chúng ta có thể được sử dụng để sắp xếp bố cục. Sử dụng chúng là lợi thế cho bạn.

    Ngoài các đường tự nhiên, phải biết và nắm vững các khái niệm về quy tắc bố cục. Ví dụ có kiến thức về các nguyên tắc như không gian âm và dương hoặc các quy tắc 1/3 sẽ giúp cho bố cục của bạn cân bằng và nhìn thú vị. Không có ai sắp xếp hình ảnh tốt hơn Stanley Kubrick, người sử dụng các đường tự nhiên của thế giới để tạo lợi thế cho mình.


    Footage stock này của Shutterstock là một ví dụ tuyệt vời về các quy tắc sắp xếp và bố cục. Lưu ý cách các đường cạnh của cả kim tự tháp và vỉa hè dẫn mắt bạn đến cửa trước của Louve.


    Tip # 5: Tìm hiểu nghệ thuật ánh sáng và màu sắc.

    Bạn phải tìm hiểu nghệ thuật ánh sáng và màu sắc. Ánh sáng không chỉ làm cảnh phim của bạn hiện rõ, mà nó còn chuyển tải một tâm trạng nhất định về cảnh đó. Có một cảnh với rất nhiều sự tương phản tối sẽ gợi ra một cảm xúc đặc biệt từ khán giả, vì vậy, một lần nữa, sử dụng nó để giúp bán bộ phim.

    Rồi, nếu bạn thêm màu sắc cho ánh sáng của bạn, thì bố cục và hình ảnh của bạn sẽ tốt hơn. Bạn sẽ thấy ánh sáng và màu sắc tương phản lớn trong mỗi một bộ phim của Nicolas Winding Refn. Ông sử dụng chúng để tạo ra tâm trạng. Cho dù là sử dụng màu đỏ để chuyển tải nỗi sợ hãi và căm ghét, hoặc bằng màu xanh để truyền đạt sự ngây thơ vô tội, thì ông cũng sử dụng những màu này kết hợp với ánh sáng để tạo ra chủ đề và phản ứng cảm xúc.


    Footage này của Shutterstock cho chúng ta thấy một ví dụ khác về sử dụng ánh sáng và màu sắc để kể một câu chuyện. Như bạn có thể thấy trong footage mắt bạn bị cuốn vào hai điểm khác biệt trong khung: Những đám mây ở phía trên bên trái và các tòa nhà phía dưới bên phải. Điều này là vì nhiều lý do bao gồm độ tương phản, màu sắc đối lập, và các giá trị khác biệt nhỏ.


     
    LeeGiangK33A thích bài này.