Tips 5 nguyên tắc kết hợp màu trong phim phổ biến

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chỉnh sửa màu sắc (Color Grading)' bắt đầu bởi Son Kevin, 4/9/15.

Lượt xem: 10,474

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Có thể sử dụng màu sắc để tạo ra sự hài hòa, hoặc căng thẳng trong một cảnh, hoặc thu hút sự chú ý đến một chủ đề hình ảnh quan trọng có thể được sử dụng cho hiệu ứng đặc biệt. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về 5 nguyên tắc phối hợp màu sắc trong phim phổ biến có thể giúp bạn hiểu được cách tạo màu trong phim.


    [​IMG]

    Nếu bạn chưa bao giờ thực sự hiểu lý do tại sao màu sắc hoặc sự kết hợp màu sắc gợi lên hoặc gây ra phản ứng cảm xúc, hay đơn giản là chỉ nhìn đẹp, thì lời giải thích về lý thuyết màu sắc thực tiễn cơ bản này có thể gây ra sự hoang mang hoặc truyền cảm hứng để nghiên cứu chi tiết hơn.

    Lập kế hoạch về hình ảnh

    Dĩ nhiên trong phần hậu kỳ, một chuyên viên chỉnh màu có thể chỉ làm việc với những gì được đưa, và do đó có thể cho rằng hình ảnh và cảm nhận tổng thể của hình ảnh là trách nhiệm của nhà thiết kế sản xuất (production designer). Điều này được lên kế hoạch cẩn thận bởi bộ phận nghệ thuật với việc tham khảo ý kiến với đạo diễn và quay phim rất lâu trước khi quay. Dù điều này là sự thật, thì có bao nhiêu người trong chúng ta thường xuyên được làm việc với một nhà thiết kế sản xuất chuyên nghiệp?

    Đôi khi có thể, nhưng chắc chắn không phải mỗi dự án. Nhiều khi tôi gọi một người mới vào nghề, hay đơn giản là gọi nhà thiết kế mỹ thuật bố trí địa điểm, hoặc mang đến một số vật dụng cùng họ nếu cần thiết. Các kiến thức cơ bản mà tôi sẽ chia sẻ sẽ giúp ích nhiều trong những tình huống này.

    Hiệu ứng màu sắc

    Màu sắc có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sinh lý của chúng ta, và chúng ta thường không nhận thức được, và có thể được sử dụng như công cụ mạnh mẽ dùng trong câu chuyện. Kiến thức cho bạn sự kiểm soát, và kiểm soát có nghĩa là bạn có thể thao tác và sử dụng màu sắc để tạo ra những tác phẩm đẹp và sâu sắc hơn.

    Có thể sử dụng màu sắc để tạo ra sự hài hòa, hoặc căng thẳng trong một cảnh, hoặc thu hút sự chú ý đến một chủ đề hình ảnh quan trọng có thể được sử dụng cho hiệu ứng đặc biệt.

    [​IMG]
    Cảnh trong phim "The shining"
    Những hình ảnh trong các tác phẩm của các nhà quay phim vĩ đại nhất thế giới mà chúng ta ngưỡng mộ không phải được tạo ra ngẫu nhiên. Một màu đỏ đậm có thể tạo ra sức ép và sự kích động mạnh mẽ, trong khi một màu xanh có tác dụng làm dịu. Một số màu sắc liên quan đến một vị trí hoặc địa điểm cụ thể, trong khi những màu khác mang đến cảm giác về thời gian hay thời kỳ.

    Biểu đồ màu


    Trước hết, chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố cơ bản sẽ được áp dụng như nhau cho cả phần thiết kế và phần hậu kỳ .

    Tất cả đều bắt đầu với biểu đồ màu. Biểu đồ này chắc chắn quen thuộc với bất cứ ai có kinh nghiệm chỉnh màu với hiệu ứng “3 way color corrector”.

    [​IMG]
    Biểu đồ màu là công cụ phổ biến mà bạn sẽ thấy khi điều khiển màu sắc, và là tiêu chuẩn về lý thuyết kết hợp màu sắc.

    Đơn giản thì biểu đồ màu gồm 12 màu sắc dựa trên mô hình màu RYB.

    Trong mô hình màu RYB, các màu cơ bản là đỏ (red), vàng (yellow) và xanh dương (blue). Ba màu thứ cấp là màu xanh lá (green), màu cam (orange) và màu tím (purple), và có thể được tạo ra bằng cách trộn hai màu cơ bản. Sáu màu cao cấp sau có thể được tạo ra bằng cách trộn các màu cơ bản và màu thứ cấp.

    Hãy làm điều có nghĩa. Trước hết bạn sẽ nhận thấy màu nóng ở phía bên phải, và màu lạnh ở bên trái. Màu nóng thì sáng và tràn đầy năng lượng. Màu lạnh thì mang lại cảm giác nhẹ nhàng và bình tĩnh.

    Chúng ta sẽ nhanh chóng xác định sự hài hòa màu sắc (color harmonies or color chords) phổ biến, mỗi sự hòa hợp bao gồm hai hoặc nhiều màu sắc với đặc điểm hoặc mối quan hệ cụ thể trong biểu đồ màu.

    Tất cả các hình được sử dụng để minh họa cho 5 nguyên tắc phối màu phổ biến nhất được tạo ra bởi nhà thiết kế đồ họa Roxy Radulescu từ trang web của bà www.moviesincolor.com. Rất đáng dành thời gian để xem qua tác phẩm của bà.

    5 nguyên tắc phối màu phổ biến

    1. Complementary Color Scheme (Kết hợp màu tương phản)

    Hai màu đối diện nhau trên biểu đồ màu tạo nên cặp màu tương phản. Cách dùng màu này thường được sử dụng nhất. Một ví dụ phổ biến là màu cam (orange) và màu xanh dương (blue), hoặc xanh thiên thanh (teal). Sự kết hợp này tạo ra một màu nóng và một màu lạnh và tạo ra một sự tương phản cao và kết quả rực rỡ. Độ bão hòa phải được kiểm soát, nhưng cặp màu tương phản thường khá tự nhiên và đẹp mắt.

    [​IMG]

    Màu cam và xanh màu thường có thể được kết hợp với các hành động xung đột, nội tâm hay bên ngoài. Thường thì xung đột nội tâm trong một nhân vật có thể được phản ánh qua màu sắc ở môi trường xung quanh nhân vật.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Bảng màu trong phim Cuộc Đời Của Amelie Poulain (Amelie) của Jean-Pierre Jeunet của là một ví dụ tuyệt vời của sự kết hợp tương phản của màu đỏ (red) và màu xanh lá (green).

    [​IMG]
    Màu cam và màu xanh thiên thanh dùng trong một cảnh này của phim Sàn Đấu Sinh Tử (Fight Club 1999). Màu thiên thanh (Teal) thường bị đẩy vào vùng tối, và màu cam (oranges) thì vào vùng sáng.

    [​IMG]
    Một hình ảnh tương tự trong một cảnh của Drive.

    [​IMG]
    Sự kết hợp tương phản không phải lúc nào cũng rõ ràng và sự tương phản giữa hai màu được sử dụng thường có tính tương đối. Một cảnh khác trong Fight Club mà lúc đầu dường như toàn cảnh chỉ toàn màu teal tint, nhưng nhìn gần hơn thì thấy vẫn có một chút màu da cam để tương xứng với màu xanh đậm kia.

    2. Analogous Color Scheme (Kết hợp màu tương đồng)

    Màu sắc tương đồng nằm cạnh nhau trên biểu đồ màu. Chúng ăn nhập với nhau và có thể tạo ra sự hài hòa tổng thể trong bảng màu. Có thể là cùng màu nóng, hoặc cùng màu lạnh nên không có sự tương phản và sự căng thẳng của các màu tương phản.

    [​IMG]

    Màu sắc tương đồng dễ dùng trong cảnh Phong cảnh như chúng thường thấy trong tự nhiên. Thường thì một màu có thể được chọn để trội hơn, màu thứ hai để hỗ trợ, và màu thứ ba cùng với đen, trắng và xám để nhấn mạnh.

    [​IMG]
    Đỏ, cam, nâu và vàng trong cảnh này của phim American Hustle nằm cạnh nhau trên biểu đồ màu tạo thành màu nóng và tạo ra ít căng thẳng hơn trong cảnh.

    3. Triadic Color Scheme (Kết hợp màu bộ ba)

    Màu Triad là ba màu được sắp xếp cách đều nhau xung quanh biểu đồ màu. Một màu làm chủ đạo, những màu khác để nhấn mạnh. Chúng sẽ tạo ra cảm giác sôi động ngay cả khi màu sắc khá bão hoà.

    [​IMG]
    Triadic là một trong nguyên tắc kết hợp màu phổ biến nhất trong phim và mặc dù khó dùng nhưng hiệu ứng lại khá ấn tượng.

    [​IMG]
    Phim Pierrot Le Fou năm 1964 của Jean-Luc Goddard sử dụng cách kết hợp bộ ba màu đỏ, xanh dương và xanh lá.

    4. Split-Complementary Color Scheme (Kết hợp màu bổ túc cận)


    [​IMG]
    Kết hợp màu màu bổ túc cận tương tự với kết hợp màu tương phản nhưng thay vì sử dụng các màu cơ bản đối diện nhau, nó sử dụng hai màu bên cạnh của màu tương phản. Nó có độ tương phản cao tương tự nhưng ít căng thẳng hơn cặp màu tương tự.

    [​IMG]
    Kết hợp màu màu bổ túc cận ở cảnh này trong phim Burn After Reading của anh em nhà Coen là màu đỏ, xanh lá và xanh thiên thanh.

    5. Tetradic Color Scheme (Kết hợp màu chữ nhật)

    [​IMG]
    Màu chữ nhật bao gồm bốn màu được sắp xếp thành hai cặp màu tương tự. Kết quả là tạo ra một bảng màu với nhiều biến thể. Như với hầu hết các hòa âm màu này, một màu được làm chủ đạo.

    [​IMG]
    Cảnh bữa tiệc đầy màu sắc trong phim Mama Mia là ví dụ về kết hợp màu chữ nhật tạo ra một bảng cân đối và hài hòa trong cảnh mà nếu không có thể trông giống như khung cảnh một vũ trường xấu.

    Một số hình ảnh chung phổ biến mà có thể được tạo ra trong phần hậu kỳ khá không dựa trên những màu có trong hình ảnh là hình ảnh màu cam/xanh thiên thanh được đẩy vùng sáng và trung tính của các tông màu da và màu xanh thiên thanh (hoặc blue green) được đẩy vào vùng tối.

    [​IMG]
    Một cảnh trong Magnolia cho thấy một ví dụ khác về phim của Hollywood với sự kết hợp của màu cam và màu xanh thiên thanh. Màu xanh dương / màu xanh lá cây được đẩy vào vùng tối, và màu da cam trong vùng trung tính và sáng đặc biệt ở tông màu da.

    Tôi hy vọng bài viết này có thể giúp bạn kiểm soát việc lựa chọn màu sắc theo kế hoạch và mục đích trên cả trường quay và khi làm việc với một nhà thiết kế, hoặc trong phần hậu kỳ để hoàn thiện công việc của mình.

    24hinh.vn dịch theo cinema5d​
     
  2. Thanhson405

    Thanhson405 DOWNLOAD

    bài viết rất hữu ích, đọc xong em hiểu được một phần về màu sắc :V
     
    Son Kevin thích bài này.