Những cảnh slow motion trông rất đẹp khi quay chính xác, nhưng làm bất kỳ những sai lầm thường gặp sau đây khi quay hoàn toàn có thể làm hỏng sản phẩm của bạn. Thực tế mỗi nhà làm phim đều học quay slow motion ở mức nào đó, thường là quay video thương mại hay âm nhạc mà càn hình ảnh thật phong cách. Xu hướng slow motion chỉ tăng trong những năm gần đây khi nhu cầu về cảnh quay chậm tăng lên, và hơn bao giờ hết càng có nhiều camera có khả năng slow-motion. Thật không may, thu cảnh slow motion một cách hoàn hảo cần nỗ lực nhiều hơn là thay đổi tốc độ khung hình (frame rate) trong camera. Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc quay slow motion cho dự án tiếp theo của mình và chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, phải rất cẩn thận để không mắc phải bất cứ sai lầm phổ biến nào được liệt kê dưới đây. 1. Không điều chỉnh được tốc độ màn trập Đây có lẽ là cái bẫy phổ biến nhất mà các nhà làm phim rơi vào khi quay slow motion. Giống như quay ở bất kỳ tỷ lệ khung hình nào khác, quy tắc màn trập 180 độ cũng được dùng ở đây - có nghĩa là tốc độ màn trập cần phải gấp đôi so với tỷ lệ khung hình (shutter gấp đôi frame rate). Nhiều nhà làm phim quên chuyển đổi tốc độ màn trập từ 1/50 (khi quay 24p) đến một thiết lập cao hơn (chẳng hạn như 1/125 khi quay 60p) và cuối cùng là tạo ra cảnh quay không sử dụng được. Khi loại cảnh slow motion không đúng cách này được phát lại ở tốc độ bình thường, nó sẽ có hiệu ứng bóng ma quay chậm kỳ lạ mà chắc chắn sẽ làm cho bạn muốn loại bỏ những đoạn phim trong phòng dựng. 2. Chiếu sáng không đủ Vì tốc độ khung hình cao cần tốc độ màn trập cao hơn, dẫn đến cần lượng ánh sáng vào nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng các bộ đèn chiếu mà bạn có trên trường quay mà đủ tốt cho các cảnh tối quay trong nhà ở 24p không nhất thiết phải đủ mạnh cho cảnh quay 120fps. Điều quan trọng là bạn lên kế hoạch cẩn thận trước khi quay slow motion để biết được cần chiếu sáng ra sao - nếu không cuối cùng bạn chỉ có thể thu được những cảnh thiếu sáng nghiêm trọng. 3. Nháy sáng Một điều nữa cần xem xét khi nói đến ánh sáng là vấn đề nháy sáng. Một số loại đèn (như bảng đèn LED chất lượng thấp) có xu hướng nhấp nháy, và hiệu ứng nhấp nháy này có thể trở nên rất rõ rệt khi được quay chậm lại. Cá nhân tôi đã được trải qua chuyện này một lần, và nhanh chóng học được cách luôn luôn ghi lại đoạn thử nghiệm khi chiếu sáng cảnh để đảm bảo rằng các đèn và / hoặc nguồn sáng đang được sử dụng không tạo bất kỳ vấn đề nhấp nháy. 4. Chuyển động chậm quá nhiều Nhiều nhà làm phim rất háo hức để quay cảnh slow motion, họ ngay lập tức quay với tốc độ khung hình cao nhất có thể. Nhưng chỉ vì camera của bạn có thể quay với 240fps, không có nghĩa là bạn nên quay ở tốc độ cao như vậy. Đây là loại cảnh phim chuyển động siêu chậm có thể trông rất hay - nhưng đó là một hình nhìn rất khác biệt, và có thể là không thích hợp cho hầu hết các dự án. Và dù bạn có thể nghĩ rằng bạn luôn có thể điều chỉnh tốc độ trong phần hậu kỳ vì vậy cảnh 240fps không chậm lại quá nhiều, thì việc này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Giả sử bạn làm theo các quy tắc quay 180 độ, cảnh của bạn nhìn không được chuẩn từ góc độ kỹ thuật, trừ khi chúng phải cực chậm - vì vậy luôn luôn phải chọn tốc độ khung hình có chủ đích . 5. Lạm dụng slow motion khi dựng phim Không phải tất cả sai lầm slow motion đều mắc phải trên trường quay - nhiều sai lầm có mắc phải trong phòng dựng phim. Nếu dự án của bạn không sử dụng slow motion cho mỗi một cảnh quay (tạo ra hình cực kỳ phong cách), hãy nhớ rằng ít thì tốt hơn. Nhiều nhà làm phim có xu hướng lạm dụng cảnh slow motion, chỉ đơn giản là vì chúng nhìn rất đẹp, ngay cả khi chúng lấy đi từ nhịp độ hay tính linh hoạt của câu chuyện. Hãy cẩn thận đừng lạm dụng cảnh slow motion quá nhiều - và luôn hướng tới thu hút người xem nhiều hơn. tham khảo premiumbeat biên tập DP Hoang Tan