Quay phim 7 cảnh quay tiêu chuẩn mà các nhà làm phim phải biết

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 12/8/15.

Lượt xem: 5,192

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Đối với bất kỳ người mới làm phim nào, hoặc người hâm mộ phim nói chung, đây là một bài miêu tả về các yếu tố chính của quá trình sản xuất phim. Đây là những cảnh quay mà bạn sẽ thấy trên mỗi kịch bản và danh sách cảnh quay. Đó là vai trò của nhà quay phim để đặt cảnh quay vào trong khung hình và mang lại sức sống cho nó.

    1. Cảnh thiết lập (Establishing Shot)


    [​IMG]
    ảnh trong phim: Blade Runner
    Cảnh thiết lập thường là cảnh đầu tiên khán giả từng thấy, và cũng thiết lập nên bất kỳ cảnh mới trong một bộ phim. Nó thiết lập nên bối cảnh và không gian của một cảnh. Cảnh thiết lập thường là một cảnh rất rộng của một thành phố hoặc tòa nhà. Nó không chỉ không chỉ khiến khán giả cảm nhận được vị trí, mà còn khiến họ nhận ra được thời gian cảnh đang diễn ra.

    Các cảnh thiết lập cũng có thể được sử dụng để thiết lập một khái niệm, chẳng hạn như một phi đội máy bay trực thăng bay đại diện cho chiến tranh. Chúng cũng nói lên các mối quan hệ giữa các nhân vật, giống như bệnh nhân và bác sĩ, hoặc một giáo viên và các học sinh. Cảnh thiết lập không dựa trên câu chuyện. Loại cảnh này nên tự nói khán giả với tất cả mọi thứ họ cần biết.

    Hãy xem đoạn video được biên soạn về các cảnh thiết lập của Alexander Friedrich.


    2. Cảnh toàn viễn (Extreme Wide Shot)

    [​IMG]
    Ảnh trong phim: The Lord of the Rings
    Cảnh toàn viễn là một cảnh được quay từ một khoảng cách xa, được sử dụng để gây ấn tượng với khán giả. Những cảnh này thường được sử dụng như các cảnh thiêt lập, vì chúng thường cho thấy các cảnh quan hoặc mặt ngoài tòa nhà lớn. Nó đại diện cho môi trường xung quanh quanh một nhân vật, thường cho thấy quy mô, khoảng cách và vị trí. Nếu nhân vật này là có thể nhìn thấy trong cảnh, khán giả sẽ thấy toàn bộ cơ thể của họ từ đầu đến chân.

    Trong hình trên, Gandalf cưỡi con ngựa Shadowfax của mình. Khán giả có thể liên tưởng được kích thước của một người đàn ông và một con ngựa, vì vậy khi họ nhìn thấy lâu đài ở đằng xa, họ biết kiến trúc lớn thực sự của nó. Lâu đài hoàn toàn cao hơn hẳn họ, và cảnh toàn viễn đã gây ấn tượng với khán giả.

    3. Toàn cảnh (Wide Shot (WS) or Long Shot (LS))

    [​IMG]

    Ảnh trong phim: Mad Max: Fury Road

    Giống như cảnh trước, toàn cảnh cho thấy toàn bộ nhân vật từ đầu đến chân. Đôi khi được gọi như cảnh đầy đủ, khán giả vẫn thấy được quy mô, khoảng cách và vị trí. Sự khác biệt duy nhất với cảnh toàn viễn là thực tế thì nhân vật chính được hiện diện trong khung hình lớn hơn. Trái ngược với hình ảnh của Gandalf trong Lord of the Rings, nhân vật Max Rockatansky xuất hiện nổi bật trong cảnh toàn cảnh phía trên.

    Hãy nhìn vào phần biên soạn của Jacob T. Swinney về việc sử dụng cảnh toàn và cảnh toàn viễn của đạo diễn Paul Thomas Anderson.

    4. Cảnh trung (Medium Shot (MS))

    [​IMG]
    ảnh trong phim: Stagecoach
    Định nghĩa về một cảnh trung khác nhau trên thế giới. Cảnh trung tiêu chuẩn đặt nhân vật vào khung hình từ thắt lưng của họ trở lên. Nó được sử dụng để thể hiện kết hợp các nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của một nhân vật. Những cảnh này rất phổ biến dựa trên thực tế là nó mang đến cảm giác tự nhiên cho khán giả, cũng như họ ở đó nói chuyện với nhân vật.

    Đạo diễn John Ford là một bậc thầy về cảnh trung, thường sử dụng nó trong các phim miền tây của ông. Trong hình trên, chúng ta thấy John Wayne trẻ được thấy từ đầu gối trở lên trong một cảnh trung. Phía dưới, Ford đặt John Wayne vào trong khung hình chỉ từ thắt lưng lên trên trong một cảnh trung hẹp.

    [​IMG]
    5. Cảnh cận - Close-Up (CU)

    [​IMG]
    Ảnh trong phim: The Silence of the Lambs
    Cảnh cận chủ yếu để quay một nhân vật hay đối tượng. Điển hình cảnh cận được sử dụng để miêu tả cảm xúc của nhân vật, dù chỉ quay khuôn mặt của họ. Chúng cũng thường được sử dụng để thể hiện hành động cụ thể, giống như một bàn tay cầm một con dao lên. Việc Cảnh cận có thể là cảnh quan trọng nhất trong danh sách này. Nó chính là khối nhà của một bộ phim. Trong thực tế, phim The Passion of Joan of Arc năm 1928 sẽ không là gì ngoài một bộ phim 2 giờ chiếu nếu không có các cảnh cận.


    Đạo diễn Edgar Wright đã đạt gặp tai tiếng vì sử dụng liên tục của các cận cảnh trong các bộ phim của mình. Jaume Lloret đã biên soạn lại rất tuyệt vời các cảnh cận của Wright.

    6. Cảnh đặt tả - Extreme Close Up (ECU / XCU)

    [​IMG]
    Ảnh trong phim:The Good, the Bad and the Ugly
    Một cảnh đặt tả là một cảnh rất gần mà khán giả chỉ có thể thấy một số phần của một nhân vật hoặc đối tượng. Toàn bộ màn hình chỉ thấy một thành phần duy nhất, giống như mắt hoặc miệng của một nhân vật. Việc sử dụng nổi tiếng nhất của kỹ thuật này là của đạo diễn Sergio Leone. Trong bộ phim The Good, the Bad and the Ugly, khán giả thấy được thế giằng co căng thẳng giữa ba nhân vật chính. Khi căng thẳng tạo ra, mỗi cảnh quay gần hơn từng nhân vật cho đến khi khán giả chỉ nhìn vào mỗi mắt của họ. Cảnh đặt tả cũng có thể áp dụng cho một đối tượng, giống như một chiếc kéo cắt một dây bom.

    7. Point of View (POV)

    [​IMG]
    Point of View, hay POV, là một góc quay mà thể hiện được thứ mà một nhân vật đang nhìn. Điển hình các cảnh POV được đặt ở giữa một cảnh một nhân vật đang nhìn vào một cái gì đó và một cảnh thể hiện phản ứng của nhân vật. Hiện nay việc sử dụng phổ biến nhất của POV là một cảnh công nghệ cao, như cảnh ở trên. Khán giả nhìn thấy thứ mà các nhân vật như Terminator, Iron Man, RoboCop, và CHAPPiE đang nhìn.
     
    sontung07 thích bài này.