Quay phim 7 kỹ thuật quay phim điện ảnh làm nên biểu tượng của Hollywood

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 25/7/15.

Lượt xem: 11,298

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Mỗi đạo diễn đều có kỹ thuật quay hay mà không thể nhầm với ai khác. Hãy xem 7 kỹ thuật quay phim điện ảnh mang tính biểu tượng được sử dụng bởi các bậc thầy làm phim.

    Những đạo diễn lớn có ảnh hưởng đến lịch sử làm phim, giới thiệu phong cách và kỹ thuật tiếp cận mà trở thành thương hiệu và có tầm ảnh hưởng. Phong cách của Akira Kurosawa ảnh hưởng đến George Lucas. Cách phác thảo nhân vật đầy màu sắc của Robert Altman đã truyền cảm hứng cho Paul Thomas Anderson. Chưa hết, mỗi đạo diễn có thể được gọi là truyền thuyết đều có thể gây ảnh hưởng và tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới. Hướng làm hình ảnh của việc làm phim phim là nơi mà hầu hết các nhà làm phim bắt đầu tạo nên thương hiệu của họ. Hãy xem các kỹ thuật quay phim điện ảnh mang tính biểu tượng được sử dụng bởi các bậc thầy làm phim.

    1. Dolly Zoom còn có tên gọi khác là Trombone Shot

    Đây là cách Wikipedia giải thích về dolly zoom:

    "Dolly zoom là một hiệu ứng nhỏ trong camera dùng để làm giảm nhận thức thị giác bình thường"

    Đây là lời giải thích đơn giản nhất về hoạt động của nó, dưới sự giúp đỡ của Jan Stripek.


    Đầu tiên được nghĩ đến bởi nhà làm phim Rumani Sergiu Huzum, nhưng nổi tiếng nhất được sử dụng trong phim Vertigo của Hitchcock, dolly zoom là lựa chọn kỹ thuật hay để truyền tải bệnh hoang tưởng, chìm trong lo lắng, và tiết lộ bất ngờ khủng khiếp.

    Jaws và Vertigo Trombone Shot


    Đây là cảnh trong phim Jaws có thể thấy kỹ thuật trombone shot. Bỏ qua đến 3:30 để xem kỹ thuật này trong thực tế.

    Sự phát triển của Dolly zoom

    Vashi Nedomansky đã tạo ra video sâu sắc này gồm có nhiều cách sử dụng khác nhau kỹ thuật trombone shot trong lịch sử điện ảnh.

    2. Low Angle Trunk Shot (góc view từ trong cốp xe)

    Trunk shot (kỹ thuật thùng xe) là nghe giống như tên gọi của nó ... Đó là một cách quay từ trong thùng xe. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng vừa với một người điều khiển máy quay và 1 chiếc quay cỡ lớn trong không gian hẹp của thùng xe, vì vậy rất nhiều lần kỹ thuật này khiến bộ phận nghệ thuật làm giả với những bức tường và cửa hầm giả. Quentin Tarantino là người yêu thích và dùng tốt nhất trunk shot , như thể hiện trong bộ sưu tập này của Sinara Snake.


    3. Dutch Angle

    Theo định nghĩa trên Wikipedia, Dutch angle có thể hiểu gắn gọn là góc quay “để các đường thẳng đứng song song với cạnh bên của khuôn hình, còn đường chân trời thì không song song với mặt đáy khuôn hình ”. Sẽ dễ dàng hơn nếu nói ... Dutch angle được tạo ra bằng cách nghiêng máy sang một bên. Kỹ thuật này là một cách hiệu quả để truyền đạt sự mất phương hướng, tuyệt vọng, say rượu, và cảm xúc mãnh liệt. Dưới đây là một loạt góc nghiêng Dutch angle trong phim Kenneth Branagh Thor và sau đó là một bài học về cách tạo góc quay.

    Dutch Angles of Thor


    Mẹo quay đơn giản: Dutch Angle


    Video hướng dẫn của Matt Chapman cho chúng ta cách quay dutch angle. Không quá phức tạp. Chỉ cần quay máy quay của bạn sang một bên và nghiêng.

    4. Montage cận cảnh

    Nếu bạn muốn khán giả chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng hành động, thì bạn cần montage cận cảnh ngắn. Dưới đây là một đoạn các cảnh cắt từ các bộ phim cho những người không rõ về khái niệm.


    Bậc thầy về montage cận cảnh ngắn là Edgar Wright. Trong video tiếp theo này, Wright cung cấp các ví dụ của kỹ thuật này và giải thích cách ông thực hiện. Gợi ý: Ông quay chúng theo cách ngược lại.

    Edgar Wright và nghệ thuật cận cảnh


    Edgar Wright // Cận cảnh


    5. Whip Pan

    Whip pan truyền tải sự cấp bách và nhịp điệu. Đó là cách quay thay đổi và thường là cách nhanh nhất để đi từ điểm A đến điểm B. Paul Thomas Anderson nắm vững whip pan, sử dụng thành thục kỹ thuật này để che giấu các đoạn cắt của mình và giữ nhịp độ ổn định mà vẫn tạo được trong sự căng thẳng trong 1 cảnh phim. Đối với một nhà làm phim có rất nhiều chiến lược bí mật, whip pan là một trong những kỹ thuật đặc biệt nhất của Anderson.


    6. Bố cục 1 điểm tụ (One Point Perspective)

    Bố cục 1 điểm tụ đồng nghĩa với Stanley Kubrick và đúng là như vậy. Wes Anderson thực hiện truyền thống về cảnh quay đối xứng, nhưng Kubrick lại khiến kỹ thuật trở thành xu hướng. Khi người sử dụng từ "Kubrickian," họ có ý nhắc đến kỹ thật này ...

    Kubrick // bố cục 1 điểm tụ


    Wes Anderson // Centered


    7. Long Tracking Shots (cú máy dài)

    Một kỹ thuật tinh tế mà có thể không được chú ý ngay từ đầu chính là Long Tracking Shotsi. Robert Altman sử dụng kỹ thuật này cho hiệu ứng lớn trong bộ phim bị phê phán gay gắt của Hollywood “The Player”. Dưới đây là clip nhờ sự giúp đỡ của Single Shot Film Festival..


    Dưới đây là 1 montage khá xuất sắc về montage of tracking shots


    Một trong những mẹo hay của Martin Scorsese, cú máy dài đặt người xem vào thế giới của một bộ phim. Chúng là đoạn đường dài liên tục qua một không gian với đầy đủ chức năng nơi mà các quy tắc và cách thức về bối cảnh và nhân vật được thiết lập tự nhiên.


    24hinh.vn tổng hợp