9 tác phẩm huyền thoại của lịch sử điện ảnh thế giới

Thảo luận trong 'Điện ảnh thế giới' bắt đầu bởi Hitchcock, 20/12/17.

Lượt xem: 6,024

  1. Hitchcock

    Hitchcock Cinematographer

    Điện ảnh là hình thức nghệ thuật độc đáo nhất trong lịch sử nghệ thuật của nhân loại.Nếu như so sánh với các hình thức nghệ thuật khác thì điện ảnh là hình thức nghệ thuật gần gũi nhất và là phương tiện truyền đạt tốt nhất đến con người…..

    [​IMG]
    Cũng giống như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác, để có được sức cuốn hút như ngay nay, điện ảnh đã trải qua một giai đoạn lịch sử phát triển nhiều thăng trầm. Sau đây là 9 bộ phim được coi là những dấu mốc quan trọng trong quá phát triển của điện ảnh.

    1. A horse in motion (1878)

    Coi đây là một bộ phim thì có lẽ là chưa chính xác, bởi vì nó chỉ có duy nhất một cảnh phi ngựa trong suốt cả đoạn phim, nhưng khi nói đến lịch sử phát triển của điện ảnh mà không nói đoạn phim này thì là một sự thiếu sót lớn.

    [​IMG]
    Mặc dù đoạn phim chỉ kéo dài khoảng 2 phút nhưng nó là cả một cuộc cách mạnh về nghệ thuật. Đây là lần đầu tiên có những hình ảnh chuyển động, đi lại trên một khung hình được ra mắt công chúng. Bộ phim chính là sự đánh dầu về việc ra đời một loại hình nghệ thuật mới.

    2. The Birth of a Nation (1915)
    Đây là một bộ phim sử thi, bộ phim kể về cuộc nội chiến của nước Mỹ và quá trình tái thiết đất nước sau đó. The Birth of the Nation đã làm nên một cuộc cách mạng trong kỹ thuật làm phim, những trận chiến lớn kỹ thuật sắp xếp khung hình đã trở thành tiêu chuẩn cho các bộ phim về chiến tranh sau này. Với bộ phim này, Griffith trở thành người đặt nền móng vững chắc trong quá trình biến điện ảnh thành một bộ môn nghệ thuật.

    [​IMG]
    The Birth of a Nation được đánh giá là bộ phim bom tấn vào thời đó, doanh thu của bộ phim đạt 10 triệu đô la, nếu tính quy đổi theo giá trị hiện này thì nó tương đương khoảng 200 triệu đô. Có thể bộ phim được coi dấu mốc lịch sử về kỹ thuật của nền điện ảnh nhưng nếu về mặt xã hội, thì nó lại không được chào đón. Trong bộ phim này, vấn đề phân biệt chủng tộc được thể hiện công khai, thậm chí nó còn thể hiện thái độ bài xích đối với những người có tư tưởng tiến bộ.

    3. Citizen Kane (1941)

    Tại sao mọi người không bao giờ thôi nói về Citizen Kane? Bởi vì, nó không chỉ là bộ phim tốt nhất của thời điểm đó mà nó còn là bộ phim mở ra một hướng đi mới về cách kể chuyện. Một yêu tố khác làm nên sự thành công của bộ phim chính là những cảnh quay trong phim được dàn cảnh chiều sâu.

    [​IMG]
    Cả bộ phim là hành trình đi tìm ý nghĩa của từ Rosebud mà Kane thốt lên trước khi chết, từ đó dựng lên chân dung của Charles Foster Kane, một ông trùm báo chí lấy hình mẫu từ một ông trùm xuất bản có thật: William Randolph Hearst. Sau này, người ta phát hiện ra rằng Orson Welles đã dùng phương pháp ghép hình để tạo ra những cảnh có độ nét sâu như vậy. Góc quay chủ đạo của Citizen Kane là góc quay thấp, sau này có ảnh hưởng rất lớn đến dòng phim noir. Góc quay này cũng góp phần tạo nên sự bí ẩn, khó hiểu của phim cũng như gây ra ấn tượng về sức mạnh và ảnh hưởng khá lớn củaCharles Foster Kane hay chính là của Hearst trong xã hội bấy giờ.

    4. Seven Samurai (1954)

    Akira Kurosawa là một trong những đạo diễn đầu tiên của Châu Á để lại dấu ấn trong khán giả Mỹ. Không giống như các bộ phim hành động của các nước phương Tây, Seven Samurai của Akira Kurosawa được xây dựng khá đơn giản nhưng lại toát lên được tất cả các nội dụng cần truyền đạt của cốt chuyện. Đây là bộ phim hành động kinh điển của thế giới và được coi là đại diện tiêu biểu của nền điện ảnh Châu Á.

    [​IMG]
    Câu chuyện xảy ra ở nước Nhật vào đầu thế kỷ 1586, giai đoạn mà nạn đói hành hoành, giặc giã nổi lên khắp nơi bởi thiên tai và sự bóc lột của tầng lớp phong kiến thống trị. Bị đe dọa liên miên bởi một băng cướp gồm 40 tên, một ngôi làng tổ chức cuộc họp toàn thể để quyết định xem nên chống lại hay phục tùng. Trong lúc tuyệt vọng thì họ gặp Kambei Shimada, một chiến binh già nhưng cực kỳ khôn ngoan. Đồng ý giúp đỡ dân làng, Kambei đi khắp thành phố để thuyết phục 5 võ sĩ đạo tự do khác cùng chiến đấu với ông.

    Seven Samurai thường được các nhà phê bình và báo chí coi là bộ phim có ảnh hưởng lớn nhất đối với thể loại phim hành động hiện đại. Một số kỹ thuật trong tác phẩm này đã trở thành những kỹ thuật chủ đạo của thể loại phim hành động ngày này, chẳng hạn như kiểu quay chậm để minh họa cái chết của nhiều kẻ thù. Bộ phim cũng áp dụng nhiều thủ thuật mang tính đột phá để đưa khán giả tới gần hơn với hành động (quay một đàn ngựa ở xa nhưng lại lồng những tiếng gõ móng to để tạo cảm giác như chúng ở rất gần).

    5. The 400 Blows (1959)

    Bộ phim The 400 Blows (1959) của Fancois Truffaut là một trong những phim đầu tiên của phong trào Làn sóng mới kiểu Pháp, một trào lưu nghệ thuật mới được khởi nguồn từ công thức Hollywood. Những điểm đáng nhớ trong phim này là cách sử dụng các cảnh dài, quét máy quay và đặc biệt là cảnh cuối cùng của phim, cảnh phim đóng băng lại ở gương mặt của nhân vật chính.

    [​IMG]
    Mặc dù Làn sóng mới kiểu Pháp dần dần biến mất từ sau năm 1963, nhưng nó đã gây cảm hứng cho nhiều làn sóng mới khác trong công nghiệp điện ảnh toàn thế giới. Phong trào này đã đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử điện ảnh. Cho đến tận hôm nay, bạn vẫn có thể nhận ra sự ảnh hưởng của trường phái này trong các mẫu phim quảng cáo cũng như một số phim truyện.

    6. The Godfather (1972)

    Bộ phim The Godfather(1972) nói về gia đình tội phạm Corleone. Bộ phim không đi sâu vào việc bóc tách khái niệm tốt và xấu, mà nó đi sâu vào việc tìm hiểu lý do tại sao họ lại như vậy. Đây chính là nét mới, nét lạ mà đạo diễn Francis Ford Coppola lần đầu tiên mang đến cho công chúng.

    [​IMG]

    Đến tận thời điểm này, The Godfather (1972) vẫn đứng đầu Top 250 phim được yêu thích nhất mọi thời đại với tỷ lệ 91% phiếu bầu. Bộ phim cũng giành được 3 giải Oscar cho Diễn viên chính xuất sắc nhất, Hình ảnh phim xuất sắc nhất và Kịch bản xuất sắc nhất (1973). Và chiến thắng hàng loạt 19 giải thưởng giá trị tận một thời gian dài sau đó.​

    7. Eraserhead (1977)

    Cũng giống như Làn sóng mới kiểu Pháp, cái tên David Lynch gắn liền với những bộ phim kinh dị kinh điển. Trong lịch sử điển ảnh thế giới, thì Lynch giống như một tượng đài trong thể loại phim kinh dị. Phim kinh dị của Lynch luôn khác biệt so với các bộ phim kinh dị khác. Trong tác phẩm đầu tay của mình Eraserhead, Lynch đã sử dung những thủ pháp gây sợ khá kinh điển: Thay vì gây áp lực lên các giác quan thì việc sử dụng từng chi tiết để khơi dậy cảm giác sợ hãi và rôi làm nó bùng lên bất cứ lúc nào.
    [​IMG]
    Bộ phim Eraserhead nói về một chàng trai đi lạc vào một thành phố có không khí u ám. Và câu chuyện tiếp diễn với những yếu tố gây sợ hãi khi anh chăm nom một đứa trẻ quái vật trong căn phòng ở khách sạn.

    8. Pulp Fiction (1994)

    Pulp Fiction được xây dựng theo thủ pháp phi tuyến tính, một thủ pháp làm phim rất phổ biến trong thập kỷ trước. Với cách xáo trộn trình tự các cảnh, phim dường như là tập hợp của những câu chuyện tưởng như rời rạc, nhưng thực chất là chúng có gắn kết với nhau.

    [​IMG]
    Pulp fiction là một bộ phim tiêu biểu cho phong cách của Quentin Tarantino: Nhiều bạo lực, xem qua có vẻ đơn giản nhưng thực ra phải xem đi xem lại vài lần có lẽ mới hiểu được ý nghĩa của nó. Không chỉ tiêu biểu về phong cách làm phim mà Pulp fiction còn tiêu biểu về góc máy, hình ảnh và âm nhạc trong phim. Các góc máy trong phim tả thực, hình ảnh không chau chuốt nhiều. Những cảnh bạo lực: bắn giết, máu me…đều rất thực và không hề dùng kĩ xảo để làm giảm bớt. Nước phim cũng có vẻ cũ kĩ chứ không bóng bẩy, mịn và sắc nét như nhiều phim khác. Đó là thủ pháp thường thấy trong các phim của Q.Tarantino. Ngoài ra, nếu chú ý, ta cũng nhận thấy phần nhạc chủ đạo trong Pulp fiction là nhạc rock and roll, để làm bộ phim thêm kịch tính.

    9. Blair Witch Project (1999)

    Bộ phim Blair Witch Project không được xếp vào danh mục những bộ phim kinh điển, nhưng nếu nói đến những bộ phim làm thay đổi lịch sử điện ảnh mà không nói đến bộ phim này thì đó là một thiếu sót đáng trách.

    Bộ phim được thực hiện với một ngân sách eo hẹp, không diễn viên chuyên nghiệp, thậm chí còn không có một kịch bản theo đúng tiêu chuẩn nhưng câu chuyện ma quái trong Blair Witch Project lại khiến người xem rùng mình và kinh hãi.

    [​IMG]
    Cái sự hoàn toàn đơn giản và xác thực của The Blair Witch Project chính là thành công lớn nhất của nó. Lạc trong rừng, nghe thấy những tiếng động, mọi thứ chuyển động, và chỉ với một chiếc máy quay video xách tay làm bạn đồng hành, nhóm ba cô cậu sinh viên dẫn đường của chúng ta đã được giao đóng sao cho thật hết mức có thể trong phạm vi mà, ngay cả sau khi đã xem xong bộ phim, rất nhiều người vẫn còn nghi hoặc liệu bộ phim này có thật hay không. Được quay như một bộ phim tài liệu, suốt chiều dài phim không hề có một chút nhạc nền nào đã làm cho nó trở nên rất lạ và hết sức thuyết phục