Khi nhìn lại lịch sử các bộ phim, hầu hết chúng đều không chuyển động nhiều. Trong nhiều thập kỉ sau khi phim được đồng bộ hoá âm thanh, thì những thiết bị nặng, những chiếc máy quay ồn ào và những phương pháp quay cổ lỗ thường đặt máy quay đứng im một chỗ (nhưng cũng có một vài những ngoại lệ đáng chú ý). Sự ra mắt của Steadicam những năm 1970 là một bước tiến vĩ đại, và một yếu tố chủ chốt của cuộc cách mạng số là rằng kể cả các đạo diễn của những chiếc máy quay bình dân nhất cũng có thể gỡ camera ra khỏi giá và di chuyển camera xung quay nhờ công của Max Ophuls. Nhưng bạn có thể làm không có nghĩa là bạn nên làm điều đó. Và việc di chuyển camera vừa có thể là một chỗ dựa đầy tính nghệ thuật và cũng có thể là một việc làm táo bạo đầy tính nghệ thuật. Có một điều mà hầu hết các bộ phim kể chuyện đều muốn làm, đó là dựng lên một “giấc mơ phim”, tức là, khiến khán giả phần nào quên mất đi rằng họ đang xem một bộ phim. Một pha chuyển động của một chiếc camera hào nhoáng có thể ngay lập tức phá tan giấc mơ này, và ồn ào thông báo cho khán giả rằng đích thị là họ chỉ đang xem một phim mà thôi. Và dưới đây là những ví dụ điển hình của những kiểu chuyển động camera quan trọng, và thời điểm thích hợp để dùng những đến những chuyển động đó. Những chuyển động từ bên ngoài Trong sách Directing the Camera của Gil Bettman, tác giả đã đưa ra tranh luận rằng loại chuyển động camera phổ biến nhất, theo ông gọi, là “chuyển động được sinh ra từ bên ngoài”. Hiểu đơn giản thì chuyển động từ bên ngoài là khi camera di chuyển theo những thứ đang chuyển động trong khung hình, và những cảnh quay kiểu này chiếm phần lớn trong những bộ phim quảng cáo của Hollywood ngày nay. Ở một khía cạnh khác, ngày nay một nhà làm phim dùng đến kiểu làm phim tĩnh và cổ điển có lẽ là để khắc hoạ nghệ thuật “indie”, đơn giản vì sự tĩnh lặng không phải là tiêu chuẩn được gắn cho những bộ phim Hollywood đương đại. Ở kiểu chuyển động camera này, kiểu chuyển động mà chí ít sẽ gây được sự chú ý của người xem hoặc đưa khán giả ra khỏi bộ phim, thì camera sẽ đi theo người hoặc vật trong suốt cảnh quay, và nó sẽ tạo ra sự liền mạch cũng như tính thực tế. Dưới đây là một ví dụ từ cảnh mở đầu của bộ phim Eyes Wide Shut. Những chuyển động từ bên trong Một kiểu cảnh hay dùng chuyển động camera từ bên trong là cảnh POV, khi camera di chuyển theo nhân vật, cho khán giả thấy những thứ mà nhân vật trong cảnh quay đang thấy. Ta cũng có thể tìm thấy những cảnh quay kiểu này khi camera di chuyển để báo hiệu sự thay đổi trong cảm xúc của nhân vật. Một trong những bậc thầy của những cảnh quay kiểu này là Martin Scorsese, người thường dùng phiên bản baroque của loại chuyển động này. Chuyển động camera từ bên trong chính nó cũng đã thu hút sự chú ý của khán giả, nhưng khi nó được thực hiện tốt, khán giả sẽ không thấy phiền hà gì cả. Một tình huống thứ ba nữa mà ta hay thấy loại chuyển động này xuất hiện, đó là trong những cảnh quay crane shots ở cuối phim, hay những cảnh quay hướng lên bầu trời. Khi dùng chuyển động từ bên trong áp dụng vào những cảnh quay này, nó thể hiện một cái nhìn khách quan, vì bộ phim như đang hướng lên thiên đường phía trên cao và thể hiện một cái nhìn lạc quan của những con người đứng dưới bầu trời đó. Những cảnh quay di chuyển Cảnh quay chuyển động truyền thống là một cảnh quay tĩnh và xa xôi của một địa điểm nào đó, được dùng để hướng người xem đến không gian hoặc thời gian nào đó. Bettman đã đưa ra quan điểm rằng những cảnh quay tĩnh kiểu này đang dần bị thay thế bởi những cảnh quay mở đầu với những hành động đang được diễn ra dang dở. Lấy ví dụ là cảnh này, từ phim Saving Private Ryan của Spielberg. Khán giả biết đến nhân vật Đội trưởng Miller của Tom Hanks thông qua một cảnh động mở đầu bằng đôi bàn tay run rẩy của ông và di chuyển sang giới thiệu ông cùng những người lính dưới trướng của ông khi họ đang hứng chịu cơn bão tại bờ biển ở Normady. Cảnh quay đã liên kết được sự hỗn loạn của xung quanh, tạo lập được nỗi sợ hãi của Đội trưởng Miller (đây là điếm mấu chốt của bộ phim) và cũng đồng thời giới thiệu được một nhóm những chàng tải trẻ đang dấn thân vào cuộc chiến. Di chuyển camera có nhiều điểm tương đồng với việc di chuyển một chiếc xe hơi, cả hai việc này ta đều phải có kiến thức nhất định thì mới có thể làm tốt được. Tuy nhiên, khi đã làm tốt, thì những động tác chuyển động của camera sẽ đóng góp rất lớn cho giá trị của tác phẩm và tính động (dynamism) cho bộ phim, đồng thời cũng có chức năng kể chuyện quan trọng, cũng như giúp hướng người xem vào không gian/thời gian và hướng cả vào câu chuyện.