Bài học Cách tính tỉ lệ tương phản để có thể setup ánh sáng một cách chuyên nghiệp

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chiếu sáng phim ảnh' bắt đầu bởi Son Kevin, 15/8/18.

Lượt xem: 5,791

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Để hiểu về tỉ lệ tương phản hay tỉ lệ ánh sáng, bạn cần để ý đến cách chiếu sáng của các chương trình TV và các bộ phim. Thường thì, các thành phần ánh sáng sẽ được ẩn trong background. Và nếu như bạn không thật sự để ý hay không luyện mắt thành quen thì sẽ rất dễ lờ đi mất các màu ánh sáng, trong khi ánh sáng lại là yếu tố cực kì quan trọng của câu chuyện và sẽ giúp định hướng cảm xúc của người xem.

    Tỉ lệ tương phản là gì?

    Tỉ lệ tương phản biểu thị sự so sánh giữa cường độ của nguồn sáng chính tính từ phần bóng đổ đến phần ánh sáng đổ vào phần bóng. Có một cách hiểu khác về tỉ lệ ánh sáng, đó là sự chênh lệch giữa các vùng sáng của khung hình so với các vùng shadow tối hơn của khung hình đó. Nếu bạn đã xem nhiều các bộ sitcom hay các chương trình giải trí, hãy để ý đến cách chiếu sáng vào các nhân vật trong đó.

    Tỉ lệ tương phản rất quan trọng trong việc kể chuyện vì nó làm tăng mood của cảnh quay, có thể là thêm phần kịch tính hay sự vui vẻ. Ví dụ, những tỉ lệ tương phản thấp như 1:1 hay 2:1 thì rất thích hợp cho những bộ phim hài trên TV và các đoạn phim phỏng vấn (những cảnh này thì chủ thể thường được chiếu sáng sao cho đem lại cảm giác cởi mở và vui vẻ). Còn ngược lại, những tỉ lệ tương phản cao như 4:1 hay nhiều hơn nữa thì sẽ tạo cảm giác kịch tính và có điềm xấu sắp xảy đến. Những tỉ lệ tương phản cao như thế này thường được dùng trong các bộ phim thể loại giết người (những bộ phim này thường có nhiều vùng bóng tối để tạo cảm giác bí hiểm và ngờ vực).

    Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng và tính toán tỉ lệ tương phản là nó sẽ giúp bạn giữ được cường độ sáng và tối trên gương mặt nhân vật một cách thống nhất để tạo sự ổn định trong suốt bộ phim.

    Đo độ tương phản

    [​IMG]
    Để đo độ tương phản, bạn cần một thiết bị đo ánh sáng. Bắt đầu bằng việc đo độ sáng của ánh sáng chính, hay còn gọi là key light. Sau đó đọc độ sáng từ vùng sáng nhất của khuôn mặt hoặc của vật thể. Tiếp đến, độ độ sáng của vùng sáng thứ hai, hay gọi là fill light. Bạn cần chắc chắn rằng các thông số bạn đo được phải có đơn vị là F-stop (đơn vị đo độ sáng). Ví dụ, nếu thêm 1 F-stop từ f/1.4 lên f/2.8, bạn sẽ tạo ra ánh sáng có cường độ sáng gấp đôi cái trước. Ngược lại cũng vậy, nếu giảm 1 stop từ f/8.0 xuống f/5.6 thì sẽ làm giảm cường độ ánh sáng đi một nửa.

    Ví dụ bạn đo được ánh sáng từ key light là f/8.0, sau đó bạn đo fill light và có kết quả là f/4.0, nghĩa là ta có tỉ lệ 4:1, vì sẽ có khoảng cách 2 stop giữa f/4.0 và f/8.0 và mỗi một stop sẽ làm tăng gấp đôi cường độ ánh sáng. Nói cách khác, khoảng cách giữa f/8.0 và f/4.0 là: 2 stop x 2 lần sáng mỗi stop = 4 lần sáng.

    [​IMG]
    Thu thập những thông tin này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp giữ được tính liên tục của ánh sáng từ cảnh này sang cảnh khác trong suốt quá trình quay phim. Hơn nữa, nếu xây dựng được một tỉ lệ tương phản cụ thể cho một bộ phim, nhà làm phim và đội ngũ nhân viên sẽ làm việc tốt hơn với đạo diễn và có thể thể hiện được tài năng của họ trong các cảnh quay (vì đã biết ánh sáng đã được setup như thế nào).

    Tổng kết

    Nói tóm lại, tỉ lệ tương phản là sự chênh lệch ánh sáng giữa các vùng sáng và vùng tối của cảnh quay (key light so với fill light). Để đo được độ tương phản, bạn cần dùng đến thiết bị đo sáng (đo bằng đơn vị F-stop). Cứ thêm 1 stop thì sẽ làm tăng cường độ ánh sáng lên gấp đôi và ngược lại, giảm 1 stop sẽ làm giảm một nửa cường độ ánh sáng. Tỉ lệ tương phản thường gặp là 8:1, 4:1 hoặc 2:1. Quá trình đo độ tương phản sẽ giúp tạo ra sự ổn định và thống nhất giữa các cảnh quay trong cùng một bộ phim, cũng như giúp đội ngũ làm phim setup ánh sáng suôn sẻ hơn. Cuối cùng, việc dùng tỉ lệ tương phản thích hợp sẽ giúp tạo ra kịch tính hoặc làm không khí cảnh quay vui vẻ lên nếu cần thiết.