Cảm nhận Cánh đồng bất tận (2010)

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi putu, 2/7/15.

Lượt xem: 12,663

  1. putu

    putu Moderator

    [​IMG]

    Câu đầu tiên mà mình có thể nói được, sau khi xem xong bộ phim này đó là “Nếu như trong phim không có nhân vật Nương, chắc chắn mình sẽ ngủ khi xem phim này mất!”:):)
    Cánh đồng bất tận là bộ phim điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, khởi quay vào năm 2009 và được công chiếu trên toàn quốc năm 2010, dựa theo nguyên tác truyện ngắn cùng tên của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Phim cánh đồng bất tận được dịch sang tiếng anh là The Floating Lives (dịch chả sát tẹo nào luôn:D). Đây là bộ phim đoạt khá nhiều giải thưởng của điện ảnh Việt Nam và gây được nhiều tranh cãi ở thời điểm mà nó công chiếu, tốn khá nhiều giấy mực của báo đài, truyền thông. Suy cho cùng, đúng là đáng phải đem phim ra mổ xẻ vì có rất nhiều lý do đi kèm
    Về nội dung
    Mình xem phim ở cái thời điểm mà nó chẳng còn được nói đến rầm rộ nữa. Không biết vì lý do gì mà dạo đó nghe thấy quảng cáo nhiều nhưng không buồn xem. Giờ ngồi xem lại, chắc hồi đó phim lôi kéo được nhiều người xem vì cái dàn diễn viên được coi là khủng. Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của người dân vùng sông nước, một cuộc sống nuôi vịt chạy đồng, trong đó có Út Vũ (Dustin Nguyễn).Trong một lần giúp đỡ (hay dùng từ “cứu vớt” thì đúng hơn) một người phụ nữ ngồi khóc ở mé sông, do Tăng Thanh Hà đóng, 2 người đã thành vợ chồng và có được 2 đứa con là Điền (Võ Thanh Hòa) và Nương (Lan Ngọc). Sau sự bỏ đi của người vợ một thời gian sau đó, Út Vũ đã đốt căn nhà từng là một tổ ấm hạnh phúc của ông, lênh đênh trên những cánh đồng sông nước và không hề có lấy một điểm dừng chân. Họ gặp Sương (Đỗ Thị Hải Yến) trong một lần Điền cứu cô khỏi đám đàn bà đang đánh ghen, sau đó Sương bắt đầu cuộc sống lang thang cùng gia đình này. Nói sơ qua về nội dung cộng thêm một dàn diễn viên như Hải Yến, Tăng Thanh Hà, Dustin Nguyễn... đã đủ lôi kéo người xem đến rạp. Vậy nhưng, diễn viên sáng nhất trong phim, ai cũng có thể nhận ra, đó là Lan Ngọc trong vai Nương
    Về một số diễn viên chính
    1.Hải Yến (Sương)


    [​IMG]
    Nói đến diễn viên chính, mình nghĩ phim đã dẫn dắt người xem theo một cách hiểu mà ở đó Sương là nhân vật chính. Phim bắt đầu bằng cảnh đánh ghen một cách bạo lực và tàn nhẫn đối với phụ nữ, mà sau này sẽ được hé lộ ở những phân đoạn tiếp theo trong phim. Nhưng nếu đọc truyện, thì đáng ra Nương mới là nhân vật chính. Truyện kể theo lời của nhân vật tôi là Nương, còn nhân vật trên phim do Hải Yến đóng sẽ chỉ xuất hiện ở những chương đầu và cuối của tác phẩm. Dù sao thì tại thời điểm năm 2010, Hải Yến đã là một trong những diễn viên có nhiều tên tuổi qua Chuyện của Pao, vì thế ý đồ của các nhà làm phim cũng là dễ hiểu. Trong phim, ta thấy được thân phận của Sương, một cô gái “làm điếm” mà chẳng ngại ngần gì khi nói ra nghề nghiệp của mình. Nhân vật này đáng thương từ đầu đến cuối phim. Người ta thương tiếc cho hoàn cảnh của cô, thương tiếc cho những tình cảm cho đi nhưng không được nhận lại mà Sương dành cho Út Vũ, và một cái kết buồn cho sự bỏ đi. Cô giống như được cứu vớt khỏi vũng lầy này rồi lại sa vào một vũng lầy khác, kiếm tìm một tương lai chẳng mấy xán lạn
    Điểm trừ của Hải Yến trong nhân vật này có lẽ chính là chất giọng Bắc của cô. Tưởng tượng cả phim toàn người nói tiếng vùng sông nước êm đềm, thậm chí giọng của Nương do Lan Ngọc đóng còn vô cùng nhẹ nhàng (mình sẽ nói thêm ở phần sau) thì tự nhiên giọng của Hải Yến chen vào những câu thoại dường như chả ăn nhập gì với nỗi đau khổ của nhân vật. Thắc mắc là làm sao mấy bác làm phim Việt không lồng tiếng cho giọng của cô? Mà cái lỗi không ăn nhập này gặp kha khá trong những phim của Việt Nam, cứ người một đằng, giọng một nẻo.o_Oo_O
    2. Lan Ngọc (Nương)

    [​IMG]
    Đây là nhân vật mà theo mình đã níu kéo lại giá trị nhân văn cho bộ phim. Không nói đến truyện, vì thực sự trong truyện, cô ấy là nhân vật chính. Đọc truyện sẽ thấy vô cùng day dứt và ám ảnh, ám ảnh bởi nỗi đau của những đứa trẻ lớn lên khi thiếu thốn tình cảm gia đình, nhớ về cha mẹ nhưng lại chỉ nhớ về những lỗi lầm mà họ gây ra, ám ảnh bởi cách suy nghĩ về tình người và con người trong cuộc sống. Đặc biệt trong truyện đã lột tả sợ cô đơn đến cùng cực của nhân vật Nương và Điền khi mà những ngày tháng trôi nổi khiến 2 đứa trẻ phải làm bạn với những bầy vịt. Và trên phim, bạn cũng sẽ thấy day dứt khi một cô bé lớn lên với những thay đổi về tâm sinh lý nhưng lại chẳng có một chút kiến thức nào về vấn đề này. Chính cái việc không được đi học, cái đói, cái nghèo đã khiến cô bé, đôi khi để hiểu được những điều rất đỗi bản năng lại cần phải trải qua một quãng thời gian dài để vấp váp và tìm hiểu trong sự trả giá.
    Thêm nữa, giọng nói của Lan Ngọc trong bộ phim này vô cùng thành công. Một sự thành công đầu đời đáng khen ngợi. Giọng nói dẫn dắt mạch phim một cách logic. Một giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, mang theo nhiều nỗi buồn, nhất là phân đoạn cô ấy miêu tả tiếng thở dài của mẹ với Sương “Em thấy má hay buồn và thờ dài, tiếng thở dài thườn thượt, nghe buồn mênh mông, chảy dài từng giọt như nước mắt”. nếu nói nhân vật Sương làm người xem cảm thấy đáng thương, thì nhân vật Nương lại khiến mình thấy xúc động hơn. Nó lấy đi nước mắt của khán giả, làm nổi lên nhiều nét tính cách trong tâm hồn của các nhân vật khác như nhân vật người cha, người em hay Sương.
    [​IMG]
    Một phân cảnh hy vọng của Nương
    Cánh đồng bất tận trên phim hay trên truyện đều lột tả số phận nghiệt ngã, đau đớn của những phụ nữ vùng quê nghèo. Quẩn quanh với mưu sinh trong cuộc sống, đến tuổi thì lấy chồng, đẻ con rồi lại quẩn quanh với chuyện chồng con, gia đình. Một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại. Khi mẹ của Nương rời bỏ chồng con theo người đàn ông khác, khi Sương cuối cùng cũng phải bỏ đi và có thể sẽ lại nối dài những đau khổ tiếp theo, hay khi Điền đi tìm Sương và không trở về... rồi đến khi Nương xách chiếc giỏ đi trên cây cầu tre, mình tưởng tượng cô ấy sẽ lại ra đi giống như những số phận trước đó. Tuy nhiên sau đó, cảnh Nương mang bầu đi trên cánh đồng, trò chuyện cùng đứa con đã mở ra những ý nghĩa tươi sáng cho tác phẩm “Đứa trẻ đó tôi đặt nó tên Thương. Đứa trẻ không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ đến hết đời, vì được mẹ dạy: là trẻ con đôi khi nên tha thứ những lỗi lầm của người lớn”
    Đây là câu nói mình thích nhất trong phim. Nghe có vẻ ngược đời “trẻ con đôi khi nên tha thứ những lỗi lầm của người lớn”. Có thể hiểu rằng, bản thân Nương đã tha thứ được cho người cha, và đôi khi nếu không bỏ qua được những lỗi lầm của cha mẹ, thì con cái, sẽ phải mang những day dứt và ám ảnh theo những năm tháng của cuộc đời, giống như đứa em trai đã bỏ đi của cô-nhân vật Điền. Đứa con đã gửi gắm những suy nghĩ và hy vọng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như bộ phim Cánh đồng bất tận
    3. Dustin Nguyễn (Út Vũ)

    [​IMG]
    Trước khi review về nhân vật này, xin bày tỏ một số ý kiến cá nhân mình về Dustin Nguyễn. Không hiểu vì sao mà bác này lại thành diễn viên hot được. Thấy phim nào bác đóng cũng thấy bình thường, từ Dòng máu anh hùng cho đến Để mai tính. Có lẽ không thích vì giọng nói của Dustin Nguyễn khá là buồn ngủ. Trong Cánh đồng bất tận cũng vậy, ngoại trừ cảnh nóng được coi là hot trong phim, hầu như những phân cảnh khác, nhân vật Út Vũ không đem lại mấy thương cảm cho mình (dù rằng nhân vật này cũng đáng thương). Cảnh người đàn ông phá hỏng căn nhà sau khi vợ bỏ đi, nó mờ nhạt và thiếu cảm xúc. Nhân vật bộc lộ nhiều nét tính cách thông qua cảm nhận của Nương mà không phải lên gân cốt quá nhiều.
    Về cảnh nóng trong phim
    Nói về cảnh nóng trong phim. Nói chung, phim cũng nổi tiếng một phần nhờ có những cảnh nóng kiểu này. Nhưng nói chung, cái gì cũng có tính 2 chiều của nó

    Cảnh nóng đầu tiên

    [​IMG]
    Mẹ của Nương và người đàn ông buôn vải
    Cảnh này không nóng lắm.:D:DTuy nhiên, thực sự mình không thích sử dụng trẻ em “kèm theo” trong những phân cảnh như thế này mặc dù theo nguyên tác là có. Cũng có sự thay đổi so với truyện.Theo như trong truyện, Nương kể lại rằng “Giật mình thức dậy mới hay mình ngủ quên trong kẹt bồ lúa, con chó Phèn ngoài hè nôn nóng cào đất rột rẹt chỗ cái lổ chui (Chắc má tưởng hai chị em tôi đi chơi nên chốt cửa trước cửa sau mất rồi). Mà Điền ngồi ém ngay đó, lì ra, không cục cựa, mình nó mướt mồ hôi, không có vẻ gì là nó đang khóc, nhưng nước mắt chảy ròng ròng. Tôi ôm đầu nó, giấu ánh nhìn của nó vào ngực mình. Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chín tuổi úp mặt vô áo chị nó, nhưng cả hai vẫn như thấy rõ ràng, trên chiếc giường tre quen thuộc, má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm những nốt ruồi. Họ cấu víu. Vật vã. Rên xiết”
    Phải nói rằng, cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Ngọc Tư vô cùng “đắt”. không miêu tả quá nhiều nhưng người đọc vẫn hình dung được khung cảnh đó. Nó không giống với cách diễn đạt trong một số tiểu thuyết hiện nay. Có thể nói, tác phẩm Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư đã bóc trần nhiều sự thật nhưng qua cách viết truyện, vẫn không hề mất đi “chất thơ” trong đó. Nó nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía dư luận. Theo Wikipedia , tập truyện đã trở thành một hiện tượng xuất bản của văn học Việt Nam với 108.000 bản được tiêu thụ tính đến năm 2010, nhất là sau khi bộ phim dựa trên truyện vừa cùng tên được ra mắt cùng năm. Cùng trong năm 2005, truyện vừa Cánh đồng bất tận được đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ. Vào năm 2006, tập truyện đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm xuất sắc. Năm 2007, tác phẩm được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành. Năm 2008, tập truyện được dịch qua tiếng Thuỵ Điển với tên Fält utan slu

    Cảnh nóng thứ 2

    [​IMG]
    Út Vũ và Sương
    Có một sự đáng khen ngợi dành cho diễn xuất của Dustin Nguyễn và Hải Yến trong cảnh này (kéo lại một số lời “chê” trong review trước). Có vẻ như dạo này diễn viên Việt Nam đóng những cảnh nóng hơi xuất sắc quá rồi thì phải. Cảnh này được coi là nóng nhất trong phim. Công nhận là nóng thật. Tuy nhiên cũng không thể nói rằng nó không có tính nghệ thuật. Theo như một số phân tích, cảnh Sương thay đổi tư thế và cố tình hôn Dustin Nguyễn đã cho thấy tình cảm mà cô dành cho Út Vũ không đơn thuần chỉ là thể xác. Suy cho cùng, cô gái này cũng khao khát những tình cảm thật sự, cái mà đáng lẽ nếu có sẽ cảm thấy buồn cười với thân phận “làm gái” của cô.
    Phân cảnh này hình như cũng đã được làm cho “sống động” so với nguyên tác của truyện. Nhưng theo mình thấy, tính nghệ thuật có vẻ ít hơn mà mục đích để câu lượng khán giả đến rạp thì nhiều.
    Cảnh nóng cuối cùng

    [​IMG]

    [​IMG]
    Gương mặt vô cảm của Nương
    Đây là phân cảnh lấy đi nước mắt và gây ám ảnh nhất cho người xem. Phải nói đây là cảnh cưỡng bức chứ không phải cảnh nóng thì chính xác hơn. Cảnh Nương bị những người đàn ông làm nhục, cô đau đớn nhưng không nhận được sự giúp đỡ nào. Đau đớn hơn là, cảnh này lại “được” chứng kiến bởi chính người cha đẻ ra cô. Lại một lần nữa phải khen diễn xuất của Lan Ngọc ở cảnh này. Sau những tiếng kêu cứu của cô, dù không rơi một giọt ngước mắt nào, nhưng ánh mắt vô hồn của Nương, cảnh cô yếu ớt dùng chút sức cuối cùng lết đến bên cha đã cho thấy sự rạn vỡ đến không còn cứu vớt được trong tâm hồn của cô gái trẻ đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Cảnh này cũng đã được thay đổi so với trong truyện. theo nguyên tác, trong những lúc nguy nan nhất, Nương đã cầu cứu Điền-đứa em trai đã bỏ đi của cô mà không phải là tiếng cha như trên phim. Theo mình, nên giữ lại theo như truyện thì sẽ hay hơn vì nó cho thấy sự bất lực của người làm cha. Sâu thẳm trong tâm hồn, người gắn bó với Nương từng ấy năm là Điền. Hai chị em đã thương yêu, đùm bọc lấy nhau, chứ không phải người được gọi là cha kia. Và tiếng gọi của Nương, nó bắt nguồn từ tiềm thức, chứ gần như lúc đó, cô chẳng còn ý thức được ai mới là người thân đang ở cạnh cô lúc này.
    Kết thúc lại bài review này, dù gì thì đọc truyện nó vẫn cảm xúc hơn xem phim. Lời lẽ giàu cảm xúc, cách viết đan xen, có chiều sâu. Việc để nhân vật Nương xưng tôi kể lại câu chuyện làm cho nó có tính chân thực. Ngay cả việc bộc lộ những tính cách, suy nghĩ được coi là tế nhị của Nương và Điền vẫn không làm người đọc cảm thấy quá dung tục. Những bạn nào đã đọc qua truyện rồi thì đương nhiên có thể cảm nhận được phần nào giá trị mà tác phẩm này đem lại.