Tôi đã từng cố gắng liệt kê ra những cảnh phim sử dụng chiếu ba điểm nảy ra trong đầu tôi. Thường là tôi chẳng nghĩ ra đc cảnh nào cả. Thay vì những cảnh quay đó, thì trong đầu tôi lại tràn ngập các cảnh quay không sử dụng phương pháp chiếu sáng ba điểm thông thường. Có một cảnh quay luôn hiện ra trong tâm trí tôi mỗi khi nghĩ về ánh sáng trong phim, đó là một cảnh quay ngược sáng sử dụng hình bóng rất đẹp trong phim “Punch-Drunk Love.” của Paul Thomas Anderson. Trong bộ phim đó, nhân vật chính, Barry Egan đã đoàn tụ với tình yêu của cuộc đời mình, và họ ôm lấy nhau với hình bóng hoàn hảo. Tôi cho răng, tôi không thể nhớ được cảnh quay nào sử dụng chiếu sáng ba điểm theo tiêu chuẩn, là vì tôi không có hứng thú với chúng cho lắm. So với cách quay ngược sáng tạo nên hình bóng như trong “Punch-Drunk Love.”, thì cách thiết lập ánh sáng ba điểm thực sự nhàm chán. Chiếu sáng ba điểm là gì? Nhớ lại lớp học quay phim đầu tiên của tôi thì cách thiết lập chiếu sáng ba điểm, là bài học duy nhất về chiếu sáng mà chúng tôi học trong khóa học đó, nó được coi như là cách thiết lập cơ bản. Chiếu sáng ba điểm thường bao gồm, ánh sáng chính (key light), ánh sáng phụ (fill ligh) và ánh sáng ngược (backlight). Có rất nhiều cách thiết lập khác nhau, nhưng đó là cách thiết lập thông dụng nhất. Ánh sáng chính (key light) thường chiếm ưu thế nhất, và hệ thống đèn chiếu sáng thường được đặt ở bên cạnh hoặc phía trước đối tượng ghi hình. Tiếp theo là ánh sáng fill ligh, đó là một hệ thống ánh sáng nhẹ hơn, lấp đầy những khoảng khuất của ánh sáng chính. Ánh sáng phụ cũng có thể bị phản lại từ ánh sáng chính khi chúng ta sử dụng tấm phản quang, như vậy ta có thể phản chiếu ánh sáng cần dùng lên đối tượng ghi hình; tôi biết được điều này bởi một người bạn học của tôi có đam mê với chúng, cậu ta luôn dí sát tấm phản quang vào mặt tôi và chiếu ánh sáng phản chiếu vào mắt tôi. Cuối cùng là ánh sáng ngược (backlight), đó là hệ thống ánh sáng được đặt phía sau đối tượng ghi hình của bạn, dùng để tách riêng đối tượng ghi hình với cảnh nền phía sau. Đây là cách thiết lập ánh sáng cơ bản, bời vì với cách thiết lập này, bạn có thể chiếu sáng đối tượng ghi hình mà vẫn giữ được không gian ba chiều. Tại sao nó lại nhàm chán: Thiết lập chiếu sáng ba điểmd ần trở thành cơ bản, vậy nên nó được coi là tiêu chuẩn thiết lập ánh sáng cho đối tượng ghi hình, điều đó dẫn đến việc các nhà chế tác sử dụng nó quá mức. Hơn thế nữa, việc sử dụng cách thiết lập này một cách rộng rãi đã khiến cho nó không còn thu hút chúng ta, chúng ta đã thấy cách thiết lập như vậy cả ngàn lần rồi. Ý tôi là, các bạn có cảm thấy loạt phim về Marilyn Monroe phiên bản của Andy Warhol cuốn hút không? Có lẽ là không, bởi vì nội dung, tình huống trong loạt phim đó đã được khai thác cả chục lần rồi. Chiếu sáng ba điểm tạo ra một hình ảnh mà tổng thể cảm thấy khá trung lập. Cá nhân tôi thích có nhiều sự tương phản và ánh sáng rực rỡ trong những bộ phim mà tôi xem, thậm chí là trong tác phẩm của riêng tôi, bởi vì nó tạo ra độ tương phản mạnh mẽ, thể hiện được yếu tố nghệ thuật mà các bạn muốn thể hiện trong tác phẩm của mình. Chiếu sáng ba điểm thường làm mất đi độ tương phản đó, nó thường trung hòa và điều chỉnh hài hòa ánh sáng giữa các đối tượng ghi hình. Nếu các bạn muốn thu hút người xem và nâng cao kỹ năng của mình, bạn cần chấp nhận rủi ro trong việc thiết lập hệ hống ánh sáng. Bây giờ, nếu vẫn muốn giữ cách thiết lập chiếu sáng ba điểm, các bạn có thể giảm độ trung hòa ánh sáng, tạo khí sắc mạnh hơn, thế nhưng các bạn không bao giờ có thể tạo ra một cảnh dramatic nghệ thuật như vậy nếu như chỉ sử dụng một hệ thống ánh sáng chính. Dường như thiết lập ánh áng như vậy là quá an toàn. Nó giống như là các nhà quay phim đang sử dụng cách thiết lập này như một cái nạng vì nó đã được chứng minh là có hiệu quả. Nhưng nếu các bạn muốn thu hút người xem và nâng cao kỹ năng của mình, bạn cần chấp nhận rủi ro trong việc thiết lập hệ hống chiếu sáng. Phát triển hệ thống ánh sáng của bạn: Tôi không nói là các bạn nên ngừng việc thiết lập hệ thống chiếu sáng ba điểm – mà hơn thế nữa. Tôi muốn nói rằng, hệ thống chiếu sáng ba điểm nên được kết hợp với các cách thiết lập hệ thống ánh sáng khác nữa. Cá nhà quay phim nên nhìn nhận từng dự án với một cái mới mẻ hơn, và từ đó quyết định xem nên thiết lập hệ thống chiếu sáng thế nào cho phù hợp với nhu cầu của từng dự án. Nhu cầu ánh sáng của trình truyền hình không giống với phim ngắn. Đối với bản tin truyền hình thì có lẽ dùng ánh sáng ba điểm mang lại hiệu quả cao nhât, bởi trọng tâm là phát thanh viên và không cần phải tạo ra các hiệu ứng ấn tượng trên bản tin truyền hình. Ngược lại, với các chương trình tường thuật lại một câu chuyện, thậm chí là trong phim tài liệu, cách tốt nhất là tiếp cận ánh sáng của mỗi cảnh một cách riêng lẻ, chứ không phải là tự động mặc định theo thứ tự tiêu chuẩn của chiếu áng ba điểm ba điểm. Hãy tự hỏi mình: làm thế nào để thiết lập ánh sáng cho cảnh này, để có thể thể hiện được tâm trạng tôi muốn diễn tả? Chiếu sáng ba điểm sẽ tạo nên hiệu ứng tốt nhất, hay tôi nên dùng nhiều hoặc ít ánh sáng hơn? Tôi khuyến khích các bạn thử nghiệm các ý tưởng sử dụng ánh sáng của mình, không nên tự hạn chế mình trong khuôn khổ chiếu sáng ba điểm chỉ vì cách thiết lập đó được coi là tiêu chuẩn của hệ thống chiếu sáng phim ảnh Kết luận: Chiếu sáng ba điểm bị lạm dụng tới mức trở thành một lỗ đen xáo rỗng, nhưng trên thực tế, cái lỗ đen ấy lại là một yếu tố cần thiết. Đó là nền tảng thiết lập hệ thống ánh sáng của chúng ta, và nó được sử dụng khá rộng rãi. Không có nó, chúng ta sẽ không định hướng được cách thiết lập hệ thống ánh sáng chính xác. Ngay cả trong “Punch-Drunk Love”, Anderson cũng thường sử dụng cách thiết lập ánh sáng ba điểm tùy theo từng tình tiết câu chuyện. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng cách thiết lập này mà không tạo ra bất kỳ đột phá nào, thì các ảnh quay sử dụng chiếu sáng ba điểm sẽ bị lu mờ và rơi vào quên lãng. Chiếu sáng ba điểm cần được sử dụng kết hợp với các cách thiết lập ánh sáng độc đáo khác để tạo sự cân bằng giữa cơ bản và biểu cảm. Đọc thêm một số bài về chiếu sáng trên 24hinh.vn TẠI ĐÂY