Bài học Chiếu sáng trong phim và TV – Phần 1: Những điều cơ bản

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chiếu sáng phim ảnh' bắt đầu bởi Son Kevin, 9/6/15.

Lượt xem: 3,942

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    Trong những bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận tất cả mọi thứ về ánh sáng từ cơ bản đến nâng cao. Hãy bắt đầu nào.

    Tại sao việc chiếu sáng lại quan trọng?


    Việc chiếu sáng, với gần như mỗi yếu tố khác của phim và TV, là một phần thiết yếu của quá trinh làm phim. Ánh sáng có thể tạo nên và mô tả 1 cảnh phim hay nhân vật, nó có thể che hay hiện những vùng quan trọng trong khung hình, nó còn có thể tăng cảm giác hồi hộp hay khơi gợi cảm xúc. Nó chính là yếu tố quan trọng trong việc dẫn dắt sự chú ý của khán giả hay ảnh hưởng đến cảm xúc của họ khi di chuyển máy quay, diễn xuất, âm nhạc hay dựng phim. Bỏ qua nó là một mất mát lớn.

    Tôi tin rằng hầu hết các nhà làm phim độc lập (đặc biệt là trong phim) đang hướng tới việc tạo ra những hình ảnh mang chất lượng điện ảnh mà khiến mọi người khi nhìn vào đều nghĩ “Ồ, trông giống như 1 bộ phim”. Nhưng thật không may khi những nhà làm phim độc lập dường như bỏ qua ánh sáng và lại tập trung vào loại máy quay hay ống kính họ sử dụng.

    Tôi kêu gọi tất cả những ai có ý nghĩ như vây hãy dừng lại 1 phút và nhìn lại xem những hình ảnh của bạn sẽ trở nên nhàm chán và tẻ nhạt kể cả khi dùng máy Panavision Panaflex nếu bạn không xử lý ánh sáng ở các cảnh tốt. Vâng, chiếu máy quay có thể mang đến cho bạn những hình ảnh tinh thể rõ ràng và độ sâu trường ảnh hẹp, tuy nhiên đó mới chỉ là 1 nửa câu chuyện

    Nhiều người chỉ nhận ra điều này sau khi đã đổ tiền mồ hôi nước mắt vào những thiết bị quay phim mới nhất và tốt nhất, chỉ để nhận ra muộn màng rằng một chiếc máy quay mới sáng bóng sẽ không thể giúp phim của họ nhìn giống những thước phim điện ảnh. Thật đáng xấu hổ và tôi ở đây để nói rằng bất kỳ ai cũng có thể tạo ra những hình ảnh tuyệt vời nếu họ quan nhiều đến ánh sáng như là khi họ qua tâm đến máy quay vậy.

    Bạn có quan tâm không? Tốt. Vậy thì bắt đầu từ đâu đây?


    Dưới đây là 1 trích đoạn ngắn của nhà quay phim John Alton từ cuốn sách của ông có tên “Painting With Light” trong đó tóm tắt tầm quan trọng và mục đích của ánh sáng.

    [​IMG]

    Ánh sáng mang đến những giá trị sau:

    1. Sự định hướng: hướng khán giả đến nơi câu chuyện diễn ra
    2. Tâm trạng hay cảm giác (mùa trong năm hay thời gian trong ngày)
    3. Vẻ đẹp về hình ảnh, thỏa mãn tính thẩm mỹ
    4. Chiều sâu, viễn cảnh, ảnh ảo 3 chiều
    Mọi người có hiểu không? Tốt. tiếp theo, nếu bạn muốn xử lý ánh sáng tốt hơn, thì bạn nên biết một số thuật ngữ. Nhiều bạn chắc đã biết 16 thuật ngữ nêu ra phía dưới, vì vậy tôi xin lỗi nếu dạy các bạn những thứ bạn đã biết, tuy nhiên khóa học này ngay từ đầu được thiết kế dành cho những người mới bắt đầu.

    Biết những thuật ngữ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những bài viết sau:

    1. Ánh sáng nhân tạo
    Ánh sáng nhân tạo là tên bất kỳ loại ánh sáng nào do con người tạo ra, trái ngược với ánh sáng trời. Ánh sáng nhân tạo có thể là từ đèn để bàn trong nhà, đền huỳnh quang trong bệnh viện, đèn pha ô tô và tất nhiên là đèn từ các trường quay phim hay TV. Trong phim và TV, đèn nhân tạo có thể được sử dụng để bổ sung cho ánh sáng trời hay tạo ánh sáng trời cho một khu vực không có ánh sáng trời (như trong trường quay), tùy thuộc vào tình hình hay hình ảnh mà bạn muốn đạt được.

    2. Cửa chắn (barn door)

    [​IMG]
    4 cái cửa hay cờ nhôm gắn vào đầu đèn, dùng để kiểm soát các chùnm ánh sáng từ nguồn sáng. Chúng có thể được điều chỉnh để điều khiển chùm tia sáng tạo ra bóng và tránh hiện tượng lóe sáng ống kính.

    3. Ánh sáng ven (back light)
    Back Light tách chủ thể hoặc làm nổi bật chủ thể khỏi phông nền. Nó được đặt đối diện với ống kính từ trên và đằng sau chủ thể (hay đằng sau và hơi xiên để cung cấp nhiều ánh sáng viền hơn)

    4. Ánh sáng phản chiếu (bounced light)
    Nguồn ánh sáng được phản chiếu lại bề mặt màu sáng. Ánh sáng phản chiếu trên bề mặt màu trắng là ánh sáng rất nhẹ nhàng và thường sử dụng để tăng mức độ ánh sáng của một vùng lớn.

    5. Bubble
    Thuật ngữ công nghiệp được đặt cho tên của bóng đèn trên đầu đèn

    [​IMG]
    6.Nhiệt độ màu, thang nhiệt độ Kelvin K
    Màu sắc hay vùng mày của 1 nguồn sáng được đo nhiệt độ màu bằng độ Kelvin. Đèn phim hay TV có thể được cân bằng với nhiệt độ màu cụ thể bằng cách sử dụng bộ lọc và gel màu. Nhiệt độ màu của ánh sáng trời là khoảng 5600K trong khi ánh sáng vonfram là 3200K

    7. Ánh sáng trời
    Nguồn ánh sáng tự nhiên trong ngày, có thể tái tạo bằng cách sử dụng đền HMI hay đèn vonfram với bộ lọc đặc biệt để chuyển nhiệt độ màu của đèn vonfram sang ánh sáng trời.

    8. Ánh sáng trong mắt (Eye Light)
    Đôi khi còn được gọi là “Catch light”. Eye light là 1 ánh sáng nhỏ khuếch tán gần trục ống kính máy quay, được sử dụng khiến đôi mắt của nhân vật trở nên lấp lánh một chút. Aaa.. không đùa đâu dù không có nó thì nhân vật sẽ trông không sống động cho lắm.

    9. Thấu kính Fresnel
    1 loại thấu kính cụ thể được dùng trên những chiếc đèn nhất định để tập trung và kiểm soát nguồn sáng.

    10. Gobo
    Nguồn gốc của tên gọi này là “Go Between”, gobo là 1 đĩa sắt mỏng với các họa tiết được khắc ở trên, nó được đặt trước 1 cái đèn để tạo ra các loại họa tiết và hiệu ứng ánh sáng (Tình cờ là tôi vừa viết 1 hướng dẫn nhanh cách tạo gobo của riêng mình)

    11. Ánh sáng cứng (hard light)
    Nguồn ánh sáng trực tiếp và được điều khiển từ 1 cái đèn cùng với hay không cùng với thấu kính. Được dùng để tạo vùng sáng rõ và bóng tối – ít lỳ hơn soft light

    12. Vùng sáng rõ (Highlight)
    Những vùng sáng của 1 cảnh được chiếu sáng, có cấu trúc và hình thái. Highlight có thể được tạo ra bởi cả hard và soft light, 1 ví dụ rõ ràng là định vị highlight để tăng độ lấp lánh của tóc người.

    [​IMG]
    13. Đèn HMI, Metal Halogen
    Đèn có năng lượng ánh sáng lớn, chúng được cân bằng với ánh sáng trời (5600K đến 6000K là lý tưởng để cân bằng ánh sáng trời). Chúng còn được sử dụng cho quay phim buổi tối với gel và filters màu.

    14. Đèn sợi đốt
    Một cây đèn với sợi vonfram, tạo ra ánh sáng trắng nhân tạo.

    15. Ánh sáng mềm (soft light)
    Hướng ngược với Hard light, soft light là ánh sáng dịu và nhẹ hơn. Nó khó điều chỉnh hơn Hard light nhưng rất lỳ, lý tưởng dùng để chiếu sáng khuôn mặt.

    16. Đèn halogen vonfram hay đèn thạch anh I ốt
    Nguyên lý thì tương tự với a cái bóng đèn trong nước, nguồn sáng được tạo ra bằng sợi vonfram. Tuy nhiên, chỉ giống nhau ở điểm đó, đèn halogen vonfram có năng lượng rất lớn và sẽ rất nóng nếu dùng lâu.

    [​IMG]
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Khởi động với 1 video ngắn khá hay (“ theo Lights by Filmschool“) cho bạn thấy cách ánh sáng thay đổi có ảnh hưởng lớn đến cảnh phim và vật thể.Đây là đoạn video.
    Chúc mọi người vui vẻ.
    dịch theo filmcameracourse​
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/4/16