Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt. Tại miền Bắc, chỉ trong một thời gian ngắn đã xây dựng được những bộ phim theo khuynh hướng riêng biệt cho mình. Ông bà chủ hãng phim Hương Bình Tại Miền Nam mà cụ thể là Sài Gòn, sau năm 54, điện ảnh là bộ môn giải trí cao cấp của giới thanh thiếu niên thành thị. Điện ảnh du nhập nhiều kỷ thuật cao của điện ảnh Pháp, Mỹ, Philippines… tiên tiến đến với công chúng yêu thích điện ảnh. Những năm đầu tiên của giai đoạn này (1954- 1960), điện ảnh Sài Gòn chủ yếu nằm trong tay Phòng Điện ảnh thuộc Nha Tâm lý chiến Sài Gòn, chuyên làm phim thời sự, phóng sự. Có rất nhiều hãng phim tư nhân hoạt động và sản xuất chính là phim thương mại. Thời này, hầu hết các phim chiếu rạp đều là phim của các nước tư bản Âu Mỹ, một phần là phim của Nhật, Trung Hoa, Hồng Kông, Đại Hàn…Mảnh đất dành cho Điện ảnh Việt Nam ngày một bị thu hẹp. Ăn nên làm ra giai đoạn này là các hãng chuyên nhập phim và hệ thống rạp chiếu bóng. Hơn 51 rạp chiếu bóng hoạt động nhộn nhịp đêm ngày tại Sài Gòn – Chợ Lớn và một số tỉnh thành lớn khác như Tây đô (Cần Thơ), Bạc Liêu, Đà Nẵng, Huế…. Rock Hudson – Nam diễn viên Mỹ Minh Tinh Á Châu – Lý Lệ Hoa Tuy số phận Điện ảnh miền Nam Việt Nam thời kỳ này mong manh như vậy, nhưng vẫn cũng có những người yêu nghề, hy sinh cho điện ảnh như Tống Ngọc Hạp, Lê Dân, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Vĩnh Lộc…, để không nhiều thì ít, Điện ảnh miền Nam vẫn có cơ hội đưa những ngôi sao điện ảnh thời đó là Thu Trang, Xuân Dung, Kiều Chinh… ra mắt tại các Festivals Điện ảnh lớn ở Á Châu. Năm 1955, Phòng Điện ảnh Sài Gòn được thành lập, đến năm 1959 Trung tâm Quốc gia Điện ảnh thuộc Nha Thông tin (sau thành Bộ Thông tin của chính quyền Sài Gòn) ra đời, với một đội ngũ làm phim gồm 19 đạo diễn, 13 quay phim, 5 chuyên viên thu thanh và 2 chuyên viên dựng phim. Đa số những người này được cố vấn Mỹ dạy tại chỗ hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài hai năm (1957 – 1959), bên cạnh đó họ còn mời chuyên gia của Philippines đến Sài Gòn hợp tác với một số hãng tư nhân thực hiện phim. Kim Cương Minh Tinh Khánh Ngọc Chủ nhân của hãng phim Hương Bình Các hãng phim tư nhân thì tập trung sản xuất loại phim tâm lý xã hội, cổ tích và các đề tài gia đình, tâm lý, truyền thuyết nặng về giải trí…Trung tâm Điện ảnh chính là nơi đào tạo những chuyên viên điện ảnh đầu tiên của miền Nam. Rạp chiếu bóng, mỗi ngày thường chiếu theo xuất, thứ bảy có xuất chiều, chủ nhật thêm xuất sáng. Phim tình cảm Pháp thịnh hành nhất trong giai đoạn này. Dân trí thức thành thị bị ảnh hưởng lối sống và phong cách Pháp. Sau đó là phim cao bồi Mỹ và phim Ấn Ðộ ca múa. Rạp thường bắt đầu mở nhạc quyến rũ khách đi xem. Tiếng hát của Paul Anka, Andy William, Elvis Presley, Patti Page… văng vẳng khắp phố phường. Túy Phượng Điện ảnh lúc này chủ yếu dành cho giới thành thị cấp tiến. Giai đoạn này, cải lương đang cực thịnh, nghệ sỹ cải lương mới là số 1, nghệ sĩ cải lương danh tiếng “tiền vào như nước”. Bạch Xuyến trong phim Bụi Đời Thẩm Thúy Hằng và La Thoại Tân trong phim Đôi Mắt Huyền Kiều Chinh trong phim Hồi Chuông Thiên Mụ Phim Hồi Chuông Thiên Mụ Phim Người Đẹp Bình Dương Mặc dù tương lai cho ngành sản xuất phim ảnh của miền Nam còn mịt mờ, nhưng tại Sài Gòn các hãng phim tư nhân vẫn đua nhau mọc lên để sản xuất dòng phim thương mại đang có sức thu hút nhất định với công chúng. Lúc này, nổi lên một số hãng phim tên tuổi, nổi bật nhất là các hãng Việt Thanh (thành lập năm 1955), Văn Thế (1956), Tân Việt điện ảnh (thành lập năm 1957 ). Đây là giai đoạn nở rộ phong trào làm phim cải lương, thần thoại, truyền thuyết, với nhiều bộ phim khơi gợi lòng tự hào của người Việt trong việc ủng hộ phim do người Việt làm ra. Một thế hệ diễn viên đa sắc thi nhau đua tài như: Lê Thị Nam (phim Đồng Ruộng Miền Nam, 1958), Kim Cương (phim Lòng Nhân Đạo, Ngọc Bồ Đề), Trang Thiên Kim (phim Mục Liên Thanh Đề, Trương Chi…), Kim Lan (phim Người Mẹ Hiền…), Thu Trang (phim Lục Vân Tiên), Mai Trâm (phim Chúng Tôi Muốn Sống), Khánh Ngọc (phim Ràng Buộc, Ánh Sáng Miền Nam…), Xuân Dung (phim Kim – Trai Thời Loạn), Kim Hoàng (phim Tiền Thân Đức Phật Tổ), Thiên Kim (phim Huyền Trân Công Chúa), Túy Phượng (phim Thạch Sanh Lý Thông), Bích Sơn, Kiều Hạnh, Tuyết Anh, Bạch Xuyến, Huỳnh Thanh, Giáng Hương…Khi nhận thấy công chúng có chút hứng thú, các hãng lao vào công cuộc sản xuất, phim mới đua nhau ra đời. Do điều kiện trong nước yếu kém về mặt kỹ thuật nên đa số những phim trắng đen, 35 ly, nếu muốn tạo được sự chuẩn mực về kỹ thuật đều phải mang ra nước ngoài làm hậu kỳ. Tốn kém, nhưng xá chi, bởi các nhà sản xuất đều là những người máu lửa. Kiều Chinh và Lê Quỳnh Trang Thiên Kim Thập niên 50 là giai đoạn Điện ảnh miền Nam hoạt động mạnh mẽ nhất. Chỉ trong năm 1957, các hãng phim tư nhân đã sản xuất hơn 37 phim, và trong đó có 15 phim được trình chiếu tại miền Nam.Thành công nhất về mặt doanh thu của phim Việt thời này tập trung từ năm 1954 đến năm 1957, trong đó nổi trội là phim Quan Âm Thị Kính (do hãng Việt Thanh sản xuất). Hãng sản xuất nhiều phim nhất cũng là hãng Việt Thanh. Nữ nghệ sỹ ăn khách nhất, đạt kỷ lục về số vai diễn là Kim Cương. Còn một trong những gương mặt trẻ, sáng giá được săn đón nhiều nhất là Trang Thiên Kim. Kiều nữ Bích Sơn Và cũng trong năm 1954, Hãng phim Kim Chung kiếm lớn nhờ phim Kiếp Hoa, với sự tham gia của Kim Chung và Kim Xuân, Kiếp Hoa được xem là phim nội địa hay nhất, doanh thu là con số mà bất cứ nhà sản xuất phim Việt nào thời đó cũng thèm muốn – trên 5 triệu đồng. Thời Sài Gòn cũ, 5 triệu đồng là một gia tài khổng lồ, nhờ đó Kim Chung có lực để phát triển một thời gian rất dài (sau này, phim Kiếp Hoa được chiếu lại nhiều lần, nhiều thời điểm, lần xuất hiện cuối khoảng năm 1974, chủ yếu dành cho những người hoài cổ, yêu mến và muốn tìm xem lại những kỷ niệm xưa về Hà Nội). Cuối năm 1957, hãng Mỹ Vân tung ra bộ phim Người Đẹp Bình Dương trình chiếu vào dịp Noel và mừng năm mới 1958 với chiến lược quảng cáo rất sôi động. Ngay lập tức, bộ phim đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả và bộ phim cũng cho ra đời gương mặt minh tinh Điện ảnh miền Nam trong tương lai : Thẩm Thúy Hằng. Cùng năm, đạo diễn Lê Dân và hãng phim Tân Việt hoàn thành Hồi Chuông Thiên Mụ, và cũng kịp trình làng một trong những nữ diễn viên khả ái nhất của nền Điện ảnh miền Nam: Kiều Chinh. Ngoài đạo diễn Lê Dân, thời kỳ này nổi trội trong làng nghề còn có Tống Ngọc Hạp, Thái Thúc Nha… Thập niên 50, Sài Gòn bùng nổ về số lượng phim ngoại nhập. Chỉ từ năm 1954 đến 1960 số lượng phim nhập lên tới 1.850 bộ, trong đó phim Mỹ chiếm tới 85 – 90%. Vào năm 1962, phim Mỹ chỉ còn đạt được 15,4%, trong khi phim chưởng Hồng Kông và tâm lý xã hội loại “sướt mướt” của Đài Loan lên tới 40,8%. Phim của các nước khác cũng được yêu thích trong thời kỳ này là phim ca vũ nhạc thần thoại Ấn Độ, phim hiệp sĩ của Nhật Bản. Cuối năm 1957, phong trào sản xuất phim bị chìm xuống một cách đáng ngại. 39 nhà sản xuất phim rơi rụng dần, chỉ còn 9 hãng hoạt động cầm chừng, mỗi năm sản xuất một hai phim không có giá trị, nguyên nhân phim bị lỗ, chính sách thuế lại nặng nề, trong khi đó, các nhà điện ảnh trong nước kinh tế mỏng, chỉ cần một vài phim không đạt doanh thu, họ cầm chắc cái thua lỗ…Toàn miền Nam có 120 điểm chiếu bóng, nhưng cũng chỉ có 10 rạp là hoạt động tốt, và đều tập trung tại Sài Gòn. Các nhà sản xuất phim khốn đốn cũng là phải, bởi một năm, miền Nam sản xuất được 28 phim (thời kỳ cực thịnh của 1957-1958), thì phim nhập có số lượng trên dưới 500 phim. Nhìn cũng thấy rõ, điện ảnh Việt bị yếu thế , phim ngoại nhập thao túng nền Điện ảnh miền Nam Việt Nam.