Dựng phim Hiệu ứng Kuleshov: Tìm hiểu về công cụ mạnh mẽ nhất của kỹ thuật dựng phim

Thảo luận trong 'Nghệ thuật dựng phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 1/4/18.

Lượt xem: 7,506

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    Hiệu ứng Kuleshov ảnh hưởng đến mọi bộ phim và mọi nhà làm phim. Hiểu nó có thể mang lại cái nhìn sâu sắc cho "ma thuật điện ảnh", và tạo ra những tình huống ý nghĩa mà bạn muốn thể hiện trong dự án của mình.

    Hiệu ứng Kuleshov là một khái niệm quan trọng nhất của kỹ thuật dựng phim, nếu không phải là trong lĩnh vực làm phim. Đó là một nền tảng của cách kể chuyện bằng hình ảnh; thông qua hiện tượng này mà chúng ta có thể xem xét ý nghĩa và vận dụng không gian, cũng như thời gian. Đây là một khía cạnh cơ bản của "ma thuật điện ảnh", mà mỗi nhà làm phim cần hiểu.

    Kuleshov và Lý thuyết Phim

    Lev Kuleshov (1899-1970), là nhà làm phim người Nga, ông được coi là một nhà lý luận điện ảnh đầu tiên, do công việc của ông đến năm 1910. Kuleshov đã đặt câu hỏi: điều gì làm cho điện ảnh là một nghệ thuật khác biệt, tách biệt với nhiếp ảnh, văn học hay sân khấu? Ông thấy rằng bất kỳ hình thức nghệ thuật nào cũng bao gồm hai điều, bản thân chủ thể và cách thức chủ thể được tổ chức. Theo lập luận này, Kuleshov nhận thấy rằng việc tổ chức các cảnh quay đơn, hay còn gọi là dựng phim, là điều khiến cho bộ phim trở nên khác biệt.

    [​IMG]
    Thí nghiệm của Kuleshov
    Năm 1921, Kuleshov thiết lập một loạt các luận chứng điện ảnh, những luận chứng này đã thành một hiện tượng được đặt theo tên của ông. Trong những thí nghiệm này, ông đã chiếu cận mặt mặt của một diễn viên nổi tiếng, cảnh tiếp theo ông ghép với cảnh một đĩa súp, sau đó vẫn cảnh cận mặt người đàn ông này, Kuleshov đã ghép lần lượt với cảnh một người năm trong quan tài và cảnh 1 người phụ nữ sexy.

    Các khán giả đã trả lời rằng trong chuỗi hình ảnh đầu, diễn viên dường như đang bị đói, trong lần thứ hai, khá buồn bã và trong cảnh ghép cuối cùng dường như đang tràn đầy ham muốn. Trong thực tế, cả ba cảnh cận của diễn viên đều giống nhau, khán giả lại đọc biểu cảm của người diễn viên theo bản chất những cảnh quay quanh nó. Thêm vào đó, mặc dù không có cảnh quay của nam diễn viên cùng với các chủ thể từ những cỡ cảnh khác (chẳng hạn toàn cảnh thấy nam diễn viên và đĩa súp), thế nhưng khán giả có cảm giác dường như họ ở rất gần nhau. Thông qua trình tự của các cảnh, đối với khán giả, hai địa điểm riêng biệt dường như trở thành một chuỗi phản ứng. Điều khiển không gian và thời gian đã trở thành khả thi trong kỹ thuật dựng phim. Đây là thời điểm thay đổi vĩ đại đối với điện ảnh, khi Kuleshov tuyên bố việc dựng phim là nguyên tắc trung tâm xác định điện ảnh là một ngành nghệ thuật riêng biệt.​

    Đây là thời điểm thay đổi vĩ đại đối với điện ảnh, khi Kuleshov tuyên bố việc dựng phim là nguyên tắc trung tâm xác định điện ảnh là một ngành nghệ thuật riêng biệt.

    Luận chứng của Kuleshov là công cụ mạnh mẽ trong việc tạo ra kỹ thuật dựng phim với tên gọi là Montage Xô Viết, và cuối cùng bị đàn áp dưới thời Stalin. Nhưng hiệu ứng Kuleshov vẫn tiếp tục tồn tại, và được minh họa trong hầu hết các bộ phim hoặc video mà chúng ta gặp phải.


    Một ví dụ

    Các loạt các hình ảnh dưới đây được cắt từ "Sói già Phố Wall" là thí dụ rõ nhất về việc sử dụng hiệu ứng Kuleshov trong thực tế. Chú ý rằng cùng một bức ảnh của Leonardo DiCaprio nhưng có thể mang nhiều nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào cảnh được ghép tiếp theo trong quá trình dựng phim.

    Đây là trình tự ban đầu của các bức ảnh được cắt từ bộ phim, DiCaprio bị quyến rũ bởi một nàng lẳng lơ. Ngoài ra, mặc dù hai diễn viên không xuất hiện trong cùng một khung hình, nhưng chúng ta vẫn có được cảm giác dường như họ đang ở trong cùng một phòng.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Ở đây, bằng cách thay thế hình ảnh thứ hai, sắc thái của DiCaprio dường như ảm đạm hơn, gần như thương tiếc cho Lamborghini bị hư hỏng. Sự khác biệt về cảnh nền làm cho việc kết hợp hai không gian trở nên khó khăn hơn, nhưng việc bao gồm các tấm rèm trong hình ảnh đầu tiên cho thấy ấn tượng rằng DiCaprio có thể nhìn ra ngoài cửa sổ để nhìn thấy chiếc xe hỏng.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Một lần nữa, vẫn bức ảnh đó của Leonardo DiCaprio, nhưng ở đây anh ta có vẻ như đang đói, rõ ràng là anh ấy đang bị thu hút bởi đĩa bánh rán. Một lần nữa, hai chủ thể không ở trong cùng một khung hình, nhưng ta vẫn có cảm giác dường như DiCaprio và điã bánh ở trong cùng một căn phòng.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Trong mỗi trường hợp, thông qua hiệu ứng Kuleshov, khán giả tạo ra và áp đặt suy nghĩ của riêng mình lên những bức ảnh không bị xáo trộn.

    Điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà làm phim?

    Hiểu được hiệu ứng Kuleshov cho phép các nhà dựng phim kiểm soát âm thanh tốt hơn và tìm thấy được các sắc thái mà họ muốn thể hiện trong phim của mình. Thông qua việc lựa chọn cách tổ chức và sắp xếp các cảnh quay, các nhà làm phim có thể tạo ra sắc thái mới mới bằng cách đặt những hình ảnh khác nhau bên cạnh. Với ảo giác của kết nối không gian, chúng ta có thể tạo ra thế giới mới, kết nối các địa điểm riêng biệt lúc trước. Như vậy, hiệu ứng Kuleshov là một phần rất lớn của ma thuật điện ảnh.

    Bên cạnh đó.

    Vào đầu những năm 1900, các nhà lý luận điện ảnh Nga đã có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nền điện ảnh đang phát triển. Họ đã xem điện ảnh như một công cụ mạnh mẽ của sự chuyển đổi xã hội, vốn có liên quan đến chính trị và gắn liền với thế giới quan của các nhà làm phim. Những người cùng thời với Kuleshov đã khám phá ra sức mạnh của việc dựng phim và những đổi mới của họ đã mở đường cho các nhà làm phim đương đại.

    Sergei Eisenstein, đã thúc đẩy ý tưởng rằng yếu tố thiết yếu của tất cả các nền nghệ thuật là mâu thuẫn. Eisenstein ủng hộ biện chứng điện ảnh - rằng một chuỗi các cảnh có thể mang nhiều nội dung hơn so với từng cảnh riêng lẻ. Ông đã lấy cảm hứng từ nghiên cứu của ông về chữ Kanji trong Tiếng Nhật, đặt hai khái niệm cạnh nhau ta sẽ có được khái niệm thứ ba . Phim của Eisenstein như "Chiến hạm Potemkin" (1925) và "Phản công" (1925) đều là những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Nga.

    Dziga Vertov đã tránh thực hiện những bộ phim có nội dung nhạy cảm bởi ảnh hưởng của những thay đổi thời đó. Là người đầu tiên trải nghiệm trong lĩnh vực phim tài liệu, Vertov đã tiên phong trong lĩnh vực dựng phim đầy sáng tạo, điều đó được thể hiện qua các thước phim của ông. Năm 2014, tạp chí "Hình ảnh và Âm thanh" đã vinh danh bộ phim "Người đàn ông với một chiếc máy quay phim" (1929) là bộ phim tài liệu xuất sắc nhất từ trước đến nay.