Độ sâu màu (Color depth) và độ phân giải về màu sắc (Chroma Subsampling) có lẽ là hai khía cạnh dễ gây ra nhầm lẫn nhất trong video kỹ thuật số. Thật khó để phân biệt được điều đó trừ khi bạn là một người có chuyên môn sâu, có thể giải thích các khái niệm một cách dễ dàng theo cách mà mọi người có thể hiểu được. Trước hết hãy cùng 24hinh.vn Xem video giải thích dưới đây; Độ sâu màu trong camera kỹ thuật số thông thường chỉ ở mức 8 bit, với chroma subsampling 4: 2: 0. Điều này chứa đựng nhiều thông tin hơn mức trung bình mà người tiêu dùng cần quan tâm, nhưng nếu bạn đang cân nhắc việc nâng cao kỹ năng quay phim của mình thì ý nghĩa của nó là hết sức quan trọng. Độ sâu màu (Color depth) phản ánh tất cả các bậc màu có thể có của ba màu cơ bản: R.màu đỏ, G. xanh lá cây hoặc B. màu xanh lam mà máy quay ghi lại. 8 bit có nghĩa là có 2^8, tức 256 cấp độ màu khác nhau (từ 0 đến 255) của mỗi màu, và tổng cộng khoảng 16.8 triệu kết hợp giữa các màu như vậy. Tuy 16.8 triệu nghe có vẻ nhiều, nhưng nhược điểm của màu 8-bit là khi ghi hình trong các vùng thiếu ánh sáng, trên các cảnh quay có thể sẽ xuất hiện các dải bóng rời rạc chứ không phải là một sự chuyển màu mượt mà hoàn hảo. Khi tăng lên 10 bit, số lượng các bậc màu của camera 8 bit được tăng lên 4 lần và thế là ta có 1.024 cấp bậc màu khác nhau của xanh lá cây, đỏ và xanh lam cùng với cả tỷ sự kết hợp. Tuy nhiên, như video trên giải thích, bạn có thể không nhận thấy sự khác biệt này vì các màn hình thông thường chỉ hỗ trợ màu 8-bit, giống như TV của bạn, và ngày cả các các video trên YouTube (các màn hình cao cấp, chuyên nghiệp có thể hiển thị nhiều màu hơn). Chroma subsampling là một khái niệm hoàn tác khác, nó thường được gọi là độ phân giải màu (khác với độ phân giải không gian của một hình ảnh. Ví dụ: video 4K Ultra HD có độ phân giải không gian 3840 x 2160 pixel - nhưng màu sắc của mỗi điểm ảnh lại nhỏ hơn nhiều.) 1 bức ảnh số thì mang theo những pixel, và những pixel ấy thì mang theo các giá trị: Luminance và Chrominance. (Luma = Giá trị độ sáng, Chroma = Giá trị màu sắc) Khi bạn loại bỏ hết Chroma ra khỏi bức ảnh, cái bạn nhận được là 1 bức ảnh đen trắng, còn khi bạn loại bỏ hết Luma ra khỏi bức ảnh của mình thì cái bạn nhận được là 1 màu đen hoàn hảo. Để đạt đến sự hoàn hảo nhất thì mỗi pixel cần có đủ hai giá trị của mình, thế nhưng có nhiều người đã thấy rằng các pixel không cần phải có giá trị màu sắc mà có thể mượn tạm của các pixel cạnh nó. Do đó thuật ngữ Chroma Subsampling đã xuất hiện, hiểu đơn giản là loại bỏ bớt giá trị màu sắc đi để dữ liệu được nhỏ hơn. Và lúc này, phương pháp nén Chroma Subsampling ra đời, nó thường được dùng trên các Video, khi mà Chroma được xóa bớt những vẫn giữ nguyên Luma trên các khung hình thay đổi liên tục mắt thường sẽ không thể nhận ra được sự thay đổi này, vậy là ta đã có thể giảm dung lượng nhưng chất lượng thì vẫn có thể được cho là giữ nguyên. Một giá trị “độ phân giải màu” thường được viết dưới dạng sau: J:a:b J: cho ta biết bao nhiêu pixel mà ta làm việc (trong quá trình ăn bớt), giá trị này thường là 4. a: cho ta biết có bao nhiêu pixel ở Hàng Trên mà có giá trị Chroma khác nhau. b: cho ta biết có bao nhiêu pixel ở Hàng Dưới mà có giá trị Chroma khác nhau. Vậy 4:4:4 là gì? Người ta sẽ lấy mẫu 4 pixel chiều ngang để chúng ta làm việc với, hàng trên sẽ có 4 giá trị màu sắc khác nhau, hàng dưới sẽ có 4 giá trị màu sắc khác nhau: (xem ảnh trên) Có thể thấy trong trường hợp này, không pixel nào giống màu pixel nào, đây là 1 sự khởi đầu hoàn hảo cho 1 bức ảnh có màu sắc trung thực nhất, vì đơn giản, màu của các pixel không bị lẫn vào nhau. Trong trường hợp này, mỗi pixel đang giữ trong mình 1 giá trị riêng về màu sắc và độ sáng, khi làm màu cũng như kỹ xảo, đây luôn là giá trị mà người ta muốn hướng tới! Nhưng đáng tiếc thay, Chroma Subsampling 4:4:4 quá tốn dung lượng cho việc lưu trữ và gặp khó khăn trong việc truyền tải. Bởi thế một số nhà sản xuất thiết bị ghi hình đã nén độ phải giải màu sắc này xuống với các mức thấp hơn như 4:2:2 hay 4:2:0. Nhưng vẫn còn may mắn là quá trình nén này chỉ làm thay đổi thông số Chroma và giữ nguyên thông số Luma, nên chất lượng mà mắt người cảm nhận được, dù có bị bớt đi, cũng không đến nỗi quá nhiều, thay vào đó bạn có được 1 video có dung lượng nhẹ hơn, và có khả năng làm việc tốt hơn. Với khoảng lấy mẫu 4: 2: 0, tức với mỗi hai hàng bốn điểm ảnh, màu được lấy mẫu từ 2 pixels ở hàng trên. Đáng ngạc nhiên, sự thay đổi này gây ra một tác động nhỏ lên sự cảm nhận về màu sắc. Nếu camera của bạn hỗ trợ tỷ lệ phụ 4: 2: 2, thì các bức ảnh sẽ tăng gấp đôi độ phân giải màu bằng cách bổ sụng thêm màu từ 2 điểm ảnh của hàng thứ hai. Vì vậy, các bức ảnh hay video 10-bit, 4: 2: 2 có ít ảnh hưởng đến những gì chúng ta có thể thực sự nhìn thấy sau khi ghi hình, nhưng nó lại vô cùng quan trọng trong khâu hậu kỳ. Màu sắc 10 bit đặc biệt quan trọng đối với các nghệ sĩ chỉnh màu vì nó cung cấp nhiều không gian cho việc chuyển màu và sự phơi sáng của video. Ngay cả khi thiết bị xuất của bạn vẫn là một màn hình 8-bit, làm việc trong một không gian 10-bit sẽ cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn và mang lại kết quả tốt hơn. Ngoài ra, tỷ lệ phụ 4: 2: 2 còn hữu ích trong quá trình chuyển từ phim nhựa sang digital, nhưng đặc biệt hữu ích cho việc tách phông nền xanh,compositing v.v.. Ở đây, độ phân giải màu bổ sung giúp ta phân biệt được giữa những trơn nhẵn với các đường răng cưa.