Gọi Mad Max: Fury Road là cuộc rượt đuổi kỳ thú tốc độ cao là quá hiển nhiên. Dù phần lớn các cảnh tốc độ nhanh là từ những cảnh rượt đuổi điên cuồng chiếm đến 1h45’ trong 2h chiếu phim, và đó cũng là từ nhữngc ảnh tương đối nhanh trong phim. Trên thực tế, bộ phim bao gồm khoảng 2700 cảnh quay lẻ với trung bình 1 cảnh trong 2.66 giây trong khung chiếu 2 tiếng đồng hồ của bộ phim. Trong những đoạn nhanh hơn, thì tốc độ trung bình thấp hơn đáng kể. Dù những cảnh quay nhanh ngẫu nhiên thường được dùng như công cụ đánh lạc hướng người xem (kỹ thuật này được gọi là chaos cinema), nhưng cũng có thể nói Mad Max: Fury Road không bao giờ khiến người xem mất phương hướng, khó theo dõi dù trong những đoạn phim nhanh hay hỗn loạn. Trong 1 bài viết khác trên blog, Vashi Nedomansky chia sẻ một đoạn trích trong phim với những chỉ dẫn về khung hình và bình luận của nhà quay phim John Seale ACS. Và cũng trong trích đoạn này, chúng ta đã hiểu được lý do vì sao bộ phim không làm khán giả mất phương hướng dù bộ phim có tốc độ chóng mặt, và lý do đó chính là đưa những hình ảnh chính vào trung tâm khung hình (centered framings). Về bản chất, centered framings khiến mắt chúng ta tập trung vào những vùng nhất định của khung hình, những vùng này là những vùng tập trung những hành động quan trọng trong khung hình. Dù người xem chắc chắn phải mất thời gian để xử lý thông tin trong từng cảnh phim, nhưng thời gian sẽ giảm xuống đáng kể vì mắt được tập trung xử lý thông tin trong 1 vùng cụ thể từ cảnh phim này qua cảnh phim khác. Trên thực tế, điều này đã khiến cho nhà dựng phim Margaret Sixel có thể chỉnh sửa nhanh chóng và đưa bộ phim đến với những cuộc đua điên cuồng mà vẫn khiến khán giả dễ dàng theo dõi. dịch theo patapixel