Chia sẻ Kiến thức cơ bản về Tiêu cự ống kính

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 11/10/16.

Lượt xem: 3,367

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Trong số nhiều quyết định phức tạp về tính thẩm mỹ của các nhà quay phim, thì lựa chọn ống kính là một trong những quyết định đơn giản nhất, có sức mạnh nhất, và dễ gây hiểu sai nhất.

    Có nhiều yếu tố khác nhau xác định tính thẩm mỹ của bất kỳ ống kính nào, nhưng hôm nay chúng ta sẽ chỉ tập trung vào vấn đề cơ bản. Chiều dài tiêu cự (focal length) là một trong hơn những khía cạnh cơ bản của việc thiết kế ống kính. Theo định nghĩa đơn giản nhất thì chiều dài tiêu cự là khoảng cách vật lý giữa mặt phẳng ảnh (cụ thể là cảm biến) và trung tâm tiêu cự của ống kính. Giá trị độ dài tiêu cự - được tính bằng mm - là phép tính cơ bản về chiều rộng hoặc độ thu nhỏ của một ống kính cụ thể. Dễ phải không? Tuy nhiên, khi mọi thứ bắt đầu trở nên phức tạp hơn là với tất cả những ý nghĩa thẩm mỹ khác nhau mà chiều dài tiêu cự của ống kính có trên hình ảnh cuối cùng.

    [​IMG]
    Cách đơn giản nhất để hiểu được những ý nghĩa này là kích thước trường ảnh (field of view). Khi được kết hợp với một kích thước cảm biến nào đó, chiều dài tiêu cự của ống kính là những gì xác định kích thước trường ảnh, hay kích thước một hình ảnh thực sự được thu bởi cảm biến. Dưới đây là một bài hướng dẫn hay và sâu từ Tuts + về các chủ đề về độ dài tiêu cự và kích thước trường ảnh, trong đó giải thích tất cả các khái niệm này và tìm hiểu xem chúng có liên quan với nhau như thế nào.
    Rõ ràng kích thước trường ảnh là một công cụ cơ bản, và mạnh mẽ cho các nhà quay phim, vì nó cho phép họ khả năng thao tác trực tiếp việc dàn dựng (mise en scène) của bất kỳ cảnh quay nào bằng cách bao gồm hoặc không bao gồm các yếu tố nhất định từ khung hình. Hãy xem có bao nhiêu khả năng thẩm mỹ khi chiều dài tiêu cự thay đổi nhiều và camera vẫn nằm ở một vị trí. Ở đây chúng ta thấy tất cả mọi thứ từ chiều dài tiêu cự cực dài 580mm xuống một chiều dài cực ngắn 8mm.
    Tuy nhiên, bên ngoài việc xác định kích thước trường ảnh, chiều dài tiêu cự của ống kính có thể tạo ra nhiều chất lượng thẩm mỹ khác nhau có thể có tác động mạnh mẽ đến cách khán giả cảm nhận một hình ảnh. Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề về chiều sâu. Các phần có chiều sâu - hay sự khác biệt về ánh sáng, bóng tối, và mối quan hệ về không gian để lừa bộ não của chúng ta về cảm nhận được một không gian ba chiều trong một môi trường hai chiều - được kết xuất khác nhau bởi chiều dài tiêu cự khác nhau. Giả sử bạn định quay một rung cảnh chủ thể của bạn. Với ống kính góc rộng, các phần có chiều sâu trong cảnh trở nên thon dài và dường như được đẩy ra xa hơn. Theo một nghĩa nào đó, ống kính góc rộng tạo thêm chiều sâu cho một cảnh một cách nhân tạo. Ống kính góc càng rộng, hiệu ứng càng trở nên mạnh mẽ.

    Tuy nhiên, khi bạn quay cùng một trung cảnh với một ống kính tele, điều ngược lại lại xảy ra. Các phần có chiều sâu trong cảnh trở nên nén, tạo ra ảo tưởng rằng tất cả mọi thứ trong cảnh ở gần với nhau hơn là trong thực tế. Ngoài ra, nếu ống kính góc rộng có xu hướng tăng thêm chiều sâu, thì ống kính tele có xu hướng làm phẳng các hình ảnh và các yếu tố độc lập trong các hình ảnh đó.

    Đối với một trong những phân tích và ví dụ tốt nhất (và kỳ quặc nhất) về các thuộc tính thẩm mỹ của chiều dài tiêu cự khác nhau, đây là một video tuyệt vời để tham khảo
    Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là vấn đề độ sâu trường ảnh, một cái gì đó mà tất cả chúng ta đều quen thuộc. Độ sâu trường ảnh được định nghĩa là khoảng cách giữa các điểm gần nhất và xa nhất của một hình ảnh nơi mà hình ảnh đó được lấy nét. Theo thuật ngữ hình ảnh thì độ sâu trường ảnh càng sâu thì tạo ra các hình ảnh mà tất cả mọi thứ, hoặc hầu hết mọi thứ, đều được lấy nét. Mặt khác, độ sâu trường ảnh nông hay hẹp tạo ra các hình ảnh mà chỉ có một phần nhỏ của hình ảnh được lấy nét, và nơi mà mọi thứ ở ngoài vùng lấy nét sang mức độ khác nhau.

    Mặc dù khẩu độ ống kính được coi là yếu tố quan trọng nhất khi cố gắng để đạt được độ sâu trường ảnh nông, thì chiều dài tiêu cự của ống kính của bạn thực sự lại đóng vai trò quan trọng nhất. Ống kính càng rộng vốn đã giảm độ sâu trường ảnh, tạo ra hình ảnh mà có nhiều yếu tố nằm trong vùng lấy nét cùng một lúc, trong khi ống kính tele cho phép độ sâu trường nông hơn. Tất nhiên, nếu bạn hy vọng sẽ đạt được độ sâu trường nhất định, cho dù là sâu hay nông, thì có một số yếu tố kỹ thuật khác cần xem xét bao gồm khẩu độ tối thiểu và tối đa của ống kính, cảm biến hoặc kích thước phim mà bạn dùng, và khoảng cách giữa ống kính và đối tượng của bạn. Đối tượng của bạn càng gần ống kính, thì phận hậu cảnh càng ở ngoài vùng lấy nét nhiều. Ống kính có tiệu cự càng gần vô cực, thì độ sâu trường ảnh sẽ xuất hiện càng rộng