Quay phim Làm sao để chọn được tốc độ khung hình phù hợp cho những cảnh quay slow motion đỉnh cao

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 4/7/18.

Lượt xem: 13,432

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Trước đây, các đạo diễn không có nhiều lựa chọn cho những cảnh quay chậm vì chưa có các thiết bị chuyên dụng. Như máy quay Panafles Gold II những năm 1987, chiếc máy này chỉ có thể ghi với tốc độ tối đa 40 khung hình một giây. Ngày nay, kể cả những chiếc máy quay giá bình dân cũng có thể quay với tốc độ cao một cách dễ dàng, và mở ra một thế giới mới về khả năng quay phim (dù vậy nó cũng không thể ngăn các đạo diễn dùng những kĩ thuật khác để kéo dài hay nén thời gian).

    Slow motion xảy ra khi tốc độ khung hình khi quay cao hơn tốc độ khung hình khi phát lại, điều này nghe có vẻ hơi mâu thuẫn. Tốc độ khung hình khi quay càng cao, thì bạn càng nhìn thấy mọi thứ di chuyển chậm hơn khi phát lại. Thực ra không phải lúc nào điều này cũng đúng, và lý do mọi thứ không tuân theo quy luật trên cũng rất phức tạp – nhưng hãy cứ giả sử rằng mọi thứ xảy ra theo đúng quy tắc trên.

    TỐC ĐỘ KHUNG HÌNH KHI QUAY CÀNG CAO, TỐC ĐỘ PHÁT LẠI CÀNG CHẬM.

    Video phát lại thường có tốc độ 30 (hoặc 25) khung hình một giây và các bộ phim (thường là các bộ phim bạn hay xem ở rạp) thì phát lại với tốc độ 24 khung hình một giây. Bốn khung hình thiếu đi này sẽ gây khó khăn khi chiếu những bộ phim này lên TV. Vì vậy, nếu bạn quay video với tốc độ 120 khung hình một giây (fps) và phát lại video đó 30fps, nó sẽ chậm hơn bốn lần vì sẽ mất 4 giây để 120 khung hình xuất hiện khi phát lại với tốc độ 30 fps. Nếu bạn có trong tay một chiếc camera Phantom Flex và quay 10,000 khung hình một giây, thì sẽ mất 333 giây, tức là gần sáu phút, để phát lại 1 giây của video phát lại.

    Chọn tốc độ khung hình thích hợp

    Chúng ta đã nói về việc mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn khi quay ở chế độ slow motion, nhưng giờ hãy cùng xem tốc độ khung hình như thế nào là phù hợp nhất đối với những đối tượng khác nhau. Dù vậy tất cả đều mang tính chủ quan – ví dụ như kênh Fox Sports, đã từng dùng 9 camera slow motion khác nhau, dao động từ 360fps đến 2,000fps để ghi hình cho World Series 2017.

    60fps: dùng để quay những chuyển động khá chậm, mọi người đi bộ, nến trên chiếc bánh bị thổi tắt. Trong một chừng mực nào đó thì 60fps là tiêu chuẩn của kịch Hollywood – con người thay trang phục, đi bộ qua hành lang trường học, nhìn xung quanh, bạn biết đó, đầy tính kịch. Ví dụ, trong chuyến phiêu lưu ngông cuồng của Taika Waititi năm 2017 trong phim Thor Ragnarok, tất nhiên rồi, sẽ có một cuộc chiến khổng lồ diễn ra vào lúc cuối. Khi Valkrye (do Tessa Thompson thủ vai) đến đến chạm trán với hàng ngàn kẻ xấu, cô đã bước đi với tốc độ khung hình khoảng 60fps. Quả thật là một tốc độ bước đi siêu ngầu.

    [​IMG]
    120fps: dùng để quay những thứ chuyển động nhanh hơn một chút, con người và động vật chạy, biến động chậm hơn

    [​IMG]
    240fps: dùng để ghi lại những chuyển động mà mắt thường không thể theo kịp, những biến động nhanh, những thứ tung toé, chuyển động của nước.

    [​IMG]
    480fps: tốc độ của của máy GoPro Hero 4 – dùng để quay những biến động nhanh, cảnh đánh gôn, những cú xoay khi trượt ván, trượt tuyết.

    [​IMG]
    960fps: dùng để quay cảnh bong bóng nổ, những thứ khi vỡ. Cảnh vụ nổ trong phim The Hurt Locker được quay bởi máy Phandom HD với tốc độ 1000fps.

    [​IMG]
    Giá trị sử dụng thực tế

    Có một cảnh quay kinh điển trong các bộ phim được gọi là “bước chạy đồng cỏ” (meadow run), là khi hai người yêu nhau chạy hội ngộ về phía nhau và băng qua một cánh đồng cỏ - cảnh này xuất hiện trong phim “Cuốn theo chiều gió” khi Ashley quay trở lại từ cuộc chiến tranh và cũng đã xuất hiện ở cuối phim “King’s Row” của Ronald Reagan năm 1942. Ở một góc độ nào đó thì những cảnh quay kiểu này đã đi vào tiềm thức về mặt văn hoá và những nhà quảng cáo như Clairol đã bắt đầu áp dụng những cảnh quay này vào đầu những năm 1940 - với mái tóc tung bay của các diễn viên trên những cánh đồng quê được chiếu suốt những khung giờ vàng với những kĩ thuật slow motion xa hoa.

    Những chiếc camera ngày nay thường cho rất nhiều lựa chọn về tốc độ khung hình. Những chiếc camera thông thường thường quay với tốc độ ít nhất là 60 fps, tức là khi làm chậm lại thì sẽ giảm một nửa tốc độ xuống. Rất nhiều camera ghi hình ít nhất là với tốc độ 120 fps và những chiếc camera chuyên dụng thì thậm chí tốc độ tối thiểu còn cao hơn nữa. Tốc độ khung hình cần thiết tuỳ thuộc vào thứ bạn muốn quay. Việc chọn tốc độ khung hình sẽ dựa trên độ dài của đoạn phim. Một cảnh quay “bước chạy đồng cỏ” mà mất 10 giây để diễn viên đóng sẽ trông ổn với tốc độ 60 fps, nhưng nếu quay với tốc độ 120 fps thì cảnh đó sẽ kéo dài 40 giây trên màn ảnh, tức là quá dài - trừ khi bạn có thứ gì đó hấp dẫn trong cảnh đó.

    Khi Kevin Costner lấy một khẩu súng ngắn từ chiếc áo khoác của mình trong bộ phim “The Untouchables” của đạo diễn Brian De Palma năm 1987, đó là một cuộc đấu súng được làm chậm lại cho bằng thời lượng của chiếc xe đẩy trẻ em rơi xuống những bậc thang ở nhà ga Union ở Chicago - sự việc này có lẽ chỉ diễn ra trong năm hoặc sáu giây trên thực tế nhưng Dipalma đã khiến cho cảnh quay kéo dài ra thành 48 giây.

    Cảnh mở màn của “Chariots of Fire” là một nhóm những người đàn ông trẻ tuổi đang chạy dọc bờ biển trong slow motion, cảnh này kéo dài gần một phút, có lẽ là khá dài cho một cảnh quay thông thường, nhưng lại có bài hát kinh điển của Vangelis phát trong suốt cảnh quay, để giới thiệu những ngôi sao của bộ phim.

    Kể cả những người chạy khá nhanh thì cũng trở nên rất chậm chạp trong một số tốc độ phim. Người chạy nước rút người Jamaica Usain Bolt tạo ra một kỉ lục thế giới đầy táo bạo là 9.69 giây cho chạy 100 mét. Nghĩa là, nếu quay ở tốc độ 1000 fps, thì sẽ mất gần sáu phút trên màn hình để anh ta hoàn thành được cuộc đua. Tuy nhiên, tốc độ 1000 fps lại khá hữu ích để chụp lại những thứ mà mắt thường khó thấy được, giống như vụ nổ trong phim “The Hurt Locker” của Kathryn Bigelow năm 2008, cảnh quay này được quay bởi một chiếc Phantom HD. Những cảnh quay chậm như thế sẽ cho ta cơ hội để nhìn được những hạt cát tung lên trong không khí, từng mảnh đá bắn ra từ một tảng đá lớn, và cảnh con người ngã ra đất.

    Những tốc độ khung hình khác nhau thậm chí có thể đước áp dụng cho chỉ một sản phẩm phim, dựa vào cảnh quay và các vấn đề chủ quan khác. Những chiếc máy quay tốc độ cao - thực sự cao - sẽ cho phép bạn ghi lại những thứ như những quả bóng nước nổ tung và đàn ghi ta nổ tung, và những chiếc máy với tốc độ chậm hơn – nhưng vẫn là tốc độ rất nhanh – thì có thể dùng để ghi lại cảnh chuyển động của con người.

    Video “The One Moment” của OK Go được quay chỉ trong 4.2 giây với rất nhiều camera với những tốc độ khung hình khác nhau, từ 90 fps đến 6,000 fps, và cũng giống như rất nhiều video khác của OK Go, video đó một trong những kiệt tác kĩ thuật của ngành làm phim.

    Slow Motion là một Nghệ thuật

    Không có gì là cố định cả - giới hạn chính là ở trí tưởng tượng của bạn. Thiết bị bạn có và khả năng của bạn sẽ kể được một câu chuyện của riêng bạn. Nếu Brian De Palma có một chiếc máy với tốc độ 1000 fps ở năm 1987, ông ấy có lẽ cũng có thể dùng nó, nhưng ông ấy đã không dùng mà cố gắng tạo nên một bộ phim bom tấn với doanh thu hàng trăm triệu đô la và mang về bốn giải Oscars. Hãy dùng những thứ bạn có và bổ sung vào những thiếu sót bằng một câu chuyện hay.